Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng hiệu quả - Bệnh viện K

3 năm trước 44

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.

  • Gia đình có mẹ, chị/ em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, bạn mang gen đột biến BRCA1, BRCA2 thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng cao hơn.
  • Tuổi tác: ung thư buồng trứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đang dẫn trẻ hóa nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới thời kì mãn kinh, ngoài 40 – 50 tuổi.
  • Phát hiện kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
  • Nữ giới thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do lượng mỡ thừa sản sinh ra chất kích thích sự phát triển của estrogen, làm mất cân bằng hoóc môn
  • Nữ giới có thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít, khoảng dưới 7 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao gấp khoảng 3 lần so với những người bình thường.

Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Bạn sẽ đến khám bác sĩ phụ khoa nếu có kết quả kiểm tra bất thường hoặc nếu bác sĩ thấy có khối u bên trong cổ tử cung hoặc nếu bạn bị chảy máu bất thường. Không phải mọi trường hợp chảy máu từ âm đạo đều là do ung thư cổ tử cung gây ra.

Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Nếu xét nghiệm này phát hiện các tế bào bất thường, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán ví dụ như sinh thiết.

Một số xét nghiệm khác cần thiết để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ung thư tử cung, bao gồm:

Soi cổ tử cung. 

Sinh thiết khoét chóp

Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này trong tình trạng bạn bị gây tê để lấy một mẫu mô ở cổ tử cung hình nón và quan sát nó dưới kính hiển vi. 

Khi chắc chắn bạn bị ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem ung thư đã ở giai đoạn nào để đưa ra phương pháp điều trị. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong ung thư buồng trứng nói chung. Phẫu thuật là phương pháp được lưa chọn số một để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Phẫu thuật giúp đánh giá giai đoạn chính xác vì trong khi phẫu thuật có thể kiểm tra tình trạng trạng khối u, buồng trứng đối bên và toàn bộ các tổn thương trong ổ bụng

Phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên, mạc nối lớn, lấy bỏ hoặc phá huỷ tối đa các khối u. Cùng với đó các bác sĩ sẽ kiểm tra mặt dưới cơ hoành, toàn bộ phúc mạc và sinh thiết nếu nghi ngờ. Kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng và lấy bỏ hạch di căn. Lấy dịch rửa ổ bụng làm tế bào học.

Hóa trị

Sau phẫu thuật, có thể các tế bào ung thư buồng trứng vẫn còn sót lại hoặc lay lan mà các bác sĩ chưa thể cắt bỏ hết được, hóa trị liệu sẽ giúp tiêu diệt phần còn sót lại đó.

Điều trị hóa chất bổ trợ cho bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn I, II

  • Hóa chất truyền tĩnh mạch.
  • Hóa chất truyển ổ bụng.
  • Hóa chất duy trì.

Hóa trị tác động đến cả tế bào gây bệnh lẫn các tế bào bình thường. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Khi điều trị bằng phương pháp hóa trị có thể gây nên cảm giác buồn nôn và nôn, chán ăn, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng.... Khi thấy dấu hiệu bất thường, bạn có thể chia sẻ với bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm.

Điều trị hóa chất bổ trợ cho bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn III, IV

Có hai phương thức truyền hóa chất bổ trợ ở bệnh nhân giai đoạn này đó là hóa chất tĩnh mạch hoặc kết hợp hóa chất tĩnh mạch và hóa chất ổ bụng.

Xạ trị

Xạ trị là dùng tia phóng xạ để trị liệu, đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị cũng sẽ động đến các tế bào bình thường và tế bào gây bệnh. Các tác dụng phụ xảy ra do xạ trị phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và phần cơ thể bị chiếu xạ.

Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, tiêu chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc gây ra hiện tượng đau bụng và tắc ruột.

Trên đây là những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư buồng trứng. Việc điều trị tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân và tâm lý người bệnh.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Đọc toàn bộ bài viết