Quầng thâm dưới mắt: nguyên nhân và cách xử lý

4 năm trước 26

Quầng thâm là vùng da sậm màu ở dưới lông mi dưới, có thể có màu tím, xanh, nâu hay nâu sẫm tùy thuộc vào màu da từng người.

Những quầng thâm này hiếm khi gây lo ngại về mặt chức năng của mắt nhưng lại ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, đôi khi khiến bệnh nhân không thoải mái trước người khác.

Nguyên nhân gây quầng thâm và cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân gây quầng thâm và với mỗi nguyên nhân cụ thể sẽ có những phương pháp xử lý riêng để đạt hiệu quả tối đa. Do đó, bệnh nhân khi muốn điều trị quầng thâm tốt nhất nên đến khám trực tiếp với bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá chính xác nguyên nhân, qua đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây quầng thâm phổ biến nhất và cách xử lý:

Quầng thâm do bọng mỡ (bọng mắt)

 Quá trình lão hóa khiến cho cấu trúc dây chằng và mô ở mí mắt dưới mất đi độ đàn hồi, mí dưới lỏng lẻo khiến mỡ ổ mắt nhô ra, hình thành bọng mỡ và gây ra hiện tượng đổ bóng tạo nên quầng thâm

Cách xử lý: Với những trường hợp này, bệnh nhân có thể đơn giản xử lý bằng phương pháp cắt mí dưới qua kết mạc để loại bỏ mỡ (đường rạch được đặt ở mặt kết mạc phía trong của mí mắt dưới). Phương pháp này vừa giúp xử lý tình trạng mỡ thừa, loại bỏ quầng thâm, vừa không để lại sẹo lộ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được cho những trường hợp không có da thừa cần cắt bỏ, tức là da mí dưới vẫn còn săn chắc. Nếu có da thừa thì cần rạch ngoài da để vừa loại bỏ mỡ vừa loại bỏ da thừa.

bọng mỡ

quầng thâm ảnh 1 nguyên nhân 1

quầng thâm ảnh 5 nguyên nhân 1 1png

Quầng thâm do lộ và/hoặc giãn mạch máu dưới da, lắng đọng hemosiderin

Quá trình lão hóa khiến cho mô mỡ dưới da mí mắt bị teo đi, da trở nên mỏng làm lộ rõ mạch máu dưới da, những mạch máu này có thể bị giãn, gây hiện tượng huyết sắc tố (Hemoglobin) thoát mạch, làm lắng đọng Hemosiderin (là các sắc tố màu vàng nâu có nguồn gốc từ máu), gây nên quầng thâm. 

Cách xử lý: Trường hợp này có thể xử lý bằng cách tiêm filler hoặc tiêm mỡ tự thân để làm đầy vùng mí mắt dưới, che đi các mạch máu bị lộ để giảm hiện tượng quầng thâm. Hoặc có thể điều trị bằng một loại laser mạch máu (laser xung nhuộm màu) chuyên điều trị các vấn đề liên quan đến mạch máu dưới da

quầng thâm ảnh 2 nguyên nhân 2

quầng thâm ảnh 7 nguyên nhân 2 1png

Quầng thâm do sự lõm vào của rãnh lệ/rãnh nước mắt

Tình trạng lõm vào của rãnh nước mắt cộng thêm với lớp mỡ ổ mắt nhô ra trước tạo nên bóng bên dưới nó, gây quầng thâm lộ rõ.

Cách xử lý: Với tình trạng này có thể xử lý bằng cách cắt mí mắt dưới qua đường rạch kết mạc để loại bỏ và/hoặc xắp xếp lại mỡ ổ mắt đồng thời tiêm filler axit hyaluronic hoặc tiêm mỡ tự thân vào vùng rãnh lệ.

quầng thâm ảnh 6 nguyên nhân 5 1png

quầng thâm ảnh 8 nguyên nhân 5 1png

Quầng thâm do tăng sắc tố da dưới mắt

Tình trạng lão hóa da khiến làn da vốn đã mỏng mảnh ở mí mắt dưới mất đi độ đàn hồi và sự căng da do mất collagen và elastin, cộng với các yếu tố tác động bên ngoài như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều sẽ dần dẫn đến tình trạng tăng sắc tố, tích tụ melanin (yếu tố gây tối màu, sạm màu da) quanh mí mắt khiến cho vùng da đó sậm màu hơn. Loại quầng thâm này có đủ màu sắc từ nâu nhạt, nâu đậm cho đến màu đen, xám tùy theo màu da từng người.

Cách xử lý: Với những trường hợp này có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da như tẩy trắng, lột da hóa học hay điều trị bằng các loại laser như laser CO2 hoặc laser Erbium (laser Er:YAG). Ngoài ra, để tránh bị tích tụ sắc tố ở vùng da quanh mắt, sau điều trị bệnh nhân cũng nên có các biện pháp chăm sóc da để phòng tránh như bôi kem chống nắng, đeo kính râm và có thể dùng các loại mỹ phẩm (kem mắt, serum) có chứa chất làm trắng da/ sáng da.

melanin

Quầng thâm do viêm, dị ứng, tắc nghẽn mạch máu

Các tình trạng dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc viêm da tiếp xúc dị ứng khiến hệ thống tuần hoàn xung quanh mắt và mũi bị sưng phù, làm cho tuần hoàn máu bị ứ đọng, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các mạch máu sậm màu hơn, nổi rõ dưới da, gây nên quầng thâm.

Cách xử lý: Với tình trạng này, bệnh nhân cần điều trị bằng các loại laser mạch máu, ngoài ra cũng cần kết hợp điều trị để giảm bớt các yếu tố bệnh lý viêm mũi, viêm xoang…, tránh gió tránh bụi để giảm tối đa tình trạng dị ứng, cũng như tránh mọi hành động khiến mao mạch quanh mắt bị vỡ và tổn thương​ như dụi hay cọ mắt.

10

11

Ngoài ra, quầng thâm xuất hiện cũng còn do một số thói quen sinh hoạt ở bệnh nhân hay tình trạng bệnh lý như thiếu ngủ, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá nhiều, hút thuốc, thiếu máu do thiếu sắt, bị vấn đề về tuyến giáp, hay sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp như bimatoprost. Để xử lý, bệnh nhân cần khắc phục các yếu tố nguy cơ trên.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm

Đọc toàn bộ bài viết