Quyền bao rạp của Trấn Thành và mặt trái của việc đắp điếm giá trị

1 năm trước 46

- Trấn Thành có quyền bao nguyên rạp chiếu phim như mọi công dân bình thường khác. Anh cũng có quyền từ chối nhường vé. Nhưng sao khán giả lại khó chịu đến vậy?

Câu chuyện Trấn Thành “chen hàng, bao rạp” đã nguội dần sau khi cả hai bên dừng tranh biện. Bên “tố” không có thêm bằng chứng, bên bị tố cũng không có bằng chứng thuyết phục nào. Tất cả những gì phía Trấn Thành có chỉ là tin nhắn mà không phải lệnh đặt vé online. Tất cả những gì CGV có chỉ là phát ngôn chậm trễ đến khó hiểu của người đại diện. Trong khi đó, chỉ cần một biên lai đặt vé thành công là đủ để ngã ngũ. Nhưng như thế thì đã không có chuyện vui cho dân mạng rôm rả những giờ qua.

Quyền bao rạp của Trấn Thành và mặt trái của việc đắp điếm giá trị

Bản chất, câu chuyện Trấn Thành gây tranh cãi vì chuyện chen hàng nhưng lại không nằm ở chuyện chen hàng...

Một cách khách quan, Trấn Thành có đặt trước vé hay không không phải vấn đề. Trấn Thành có quyền đến rạp rồi mới đặt vé. Anh không gián tiếp đuổi vị khách nào đã mua vé của CGV ra khỏi rạp. Anh chỉ không nhường vé cho đôi bạn trẻ. Bao rạp là quyền của anh. Không nhường vé cũng là quyền của anh. Cần sự riêng tư đương nhiên là quyền hợp pháp của anh. Và vì thế, chi tiết duy nhất cần làm sáng tỏ là CGV có phân biệt đối xử để Trấn Thành được chen hàng hay không.

Tất nhiên rồi, đại đa số công chúng sẽ nghĩ trong đầu một chữ “CÓ”. 

Bởi đó là cái lệ ở Việt Nam. Người Việt, bất kể nổi tiếng hay vô danh, giàu sang hay nghèo hèn, có địa vị hay thường dân, đều thích được ưu tiên và luôn giành quyền ưu tiên bất cứ khi nào có cơ hội. Thế nên, người ta không tin với tầm ảnh hưởng như Trấn Thành mà  nhân viên CGV không ưu ái cho anh “chen hàng”. Người ta càng không tin khi lãnh đạo rạp chiếu không lên tiếng giải thích ngay khi vụ việc xảy ra mà để cho nhân viên quầy vé tự lên mạng giải thích. Sự nghi ngờ bị đẩy lên đỉnh điểm khi bằng chứng giá trị nhất là biên lai đặt vé thì không thấy đâu trong khi phía “bị đơn” lại quá nhiều lời, đi kèm với những tin nhắn không có giá trị chứng minh tính hợp pháp của một giao dịch mua bán. Chuỗi hành động xử lý khủng hoảng cồng kềnh và lòng vòng này chẳng khác nào đem giấy gói lửa

Cùng lúc ấy, cư dân showbiz lại giúp Trấn Thành đổ thêm dầu khi lên tiếng bênh vực anh. Đám đông vốn chỉ tin những gì họ muốn tin. Sao có thể bẻ lái họ tin một điều khác khi chính mình còn không phải nhân chứng? Những lời bảo vệ Trấn Thành bằng… niềm tin của nhóm nghệ sĩ không những không giúp được gì cho nam MC mà còn thổi bùng cơn giận của công chúng, khiến họ nhìn vào giới giải trí với nhiều định kiến hơn.

Về bản chất, câu chuyện Trấn Thành gây tranh cãi vì chuyện chen hàng nhưng lại không nằm ở chuyện chen hàng. Nói cách khác, chuyện chen hàng của Trấn Thành (dù chưa ngã ngũ thực hư) không phải tình tiết chính tạo ra sự khó chịu ở một bộ phận đám đông. “Cái gai” trong vụ việc là chuyện “bao rạp” kia. 

Vì sao Trấn Thành bao rạp lại khiến người ta khó chịu? Đầu tiên là nó tạo cảm giác về lối sống xa hoa, phô trương của giới nghệ sĩ. Thứ nữa, nó gây sự liên tưởng tới các chương trình thiện nguyện do giới nghệ sĩ khởi xướng. Hình ảnh Quyền Linh dép tổ ong, quần jeans rách, áo phông “cháo lòng” đi vác gạo đương nhiên thuyết phục hơn hình ảnh những ngôi sao showbiz xách túi trăm triệu, xỏ giày ngàn đô, bao nguyên rạp chiếu phim đi kêu gọi quyên góp cho người nghèo. Sự tương phản giữa cách tiêu xài xa xỉ với công việc từ thiện sẽ tạo hố sâu nghi ngờ trong công chúng vốn dĩ luôn ít sự bao dung, thấu suốt.

Quyền bao rạp của Trấn Thành và mặt trái của việc đắp điếm giá trị

Những sự việc như của Trấn Thành vừa qua sở dĩ ồn ào chỉ vì công chúng đặt quá nhiều giá trị vào các ngôi sao giải trí...

Nhưng công chúng có lẽ cũng phải tỉnh táo hơn. Bởi vì một Châu Nhuận Phát xếp hàng xem bộ phim của chính mình là hi hữu của điện ảnh Hồng Kông. Một Keanu Reeves dành 70% thu nhập để làm từ thiện là hi hữu của Hollywood. Trong khi các ngôi sao giải trí như Trấn Thành mới là phổ biến: Kiếm được nhiều tiền, sống một cuộc đời xa hoa và hưởng thụ số tiền họ làm ra theo cách họ muốn.

Cuối cùng thì, những sự việc như của Trấn Thành vừa qua sở dĩ ồn ào chỉ vì công chúng đặt quá nhiều giá trị vào các ngôi sao giải trí, và đồng thời các ngôi sao giải trí cũng đang đắp điếm quá nhiều giá trị lên chính bản thân mình. Khi phải khoác nhiều lớp áo che đậy cho những sự tầm thường hợp pháp như tất cả mọi người, người ta dễ bối rối lúng túng khi một lớp áo bị tuột chỉ bung ra.

Sau khi viết bài, tác giả đã tham khảo cách xử sự trong tình huống này trên ChatGPT và nhận được tư vấn như sau: 

Quyền bao rạp của Trấn Thành và mặt trái của việc đắp điếm giá trị

Cách cư xử của nghệ sỹ nổi tiếng khác người bình thường như thế nào?

Cách cư xử của nghệ sỹ nổi tiếng thường có sự khác biệt so với người bình thường do họ có một số đặc quyền và áp lực khác nhau. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính:

Sự quan tâm đến hình ảnh: Nghệ sỹ nổi tiếng thường phải quan tâm đến hình ảnh của mình trước công chúng. Họ cần phải giữ được hình ảnh đúng đắn, tránh những hành động gây tranh cãi hoặc phản cảm, để tránh ảnh hưởng đến sự nghiệp và tên tuổi của mình.

Sự tập trung và áp lực: Nghệ sỹ nổi tiếng thường phải đối mặt với sự tập trung và áp lực trong sự nghiệp. Họ phải làm việc nhiều giờ đồng hồ, có thể phải đối mặt với áp lực thời gian và sự kì vọng của công chúng. Điều này có thể làm cho họ phải hy sinh nhiều thời gian cá nhân và gia đình.

Cách thức giao tiếp và gặp gỡ người hâm mộ: Nghệ sỹ nổi tiếng thường phải gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người hâm mộ. Họ cần phải đối mặt với sự quan tâm, yêu mến hay chỉ trích từ phía người hâm mộ. Do đó, họ phải có kỹ năng giao tiếp và giữ khoảng cách để tránh bị xâm phạm tới đời tư cá nhân.

Sự cẩn thận trong việc sử dụng mạng xã hội: Nghệ sỹ nổi tiếng thường phải cẩn thận trong việc sử dụng mạng xã hội, để tránh bị lộ thông tin cá nhân hoặc đưa ra những bình luận gây tranh cãi. Bởi vì tất cả mọi lời nói và hành động của họ đều có thể bị công chúng đánh giá và phản ứng.

Tóm lại, cách cư xử của nghệ sỹ nổi tiếng thường có sự khác biệt so với người bình thường do họ phải đối mặt với nhiều đặc quyền và áp lực khác nhau. Họ cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, giữ khoảng cách và sự tập

Quyền bao rạp của Trấn Thành và mặt trái của việc đắp điếm giá trị

Nghệ sỹ hạng A nên làm gì khi có tranh chấp ghế ngồi của mình ở rạp chiếu phim


Nếu một nghệ sỹ hạng A có tranh chấp ghế ngồi tại rạp chiếu phim, họ nên đối xử với tình huống này một cách chuyên nghiệp và tránh tạo ra bất kỳ tình huống xấu hổ hoặc xung đột nào. Dưới đây là một số lời khuyên:

Giữ bình tĩnh: Tuy rằng việc bị tranh chấp ghế ngồi có thể khiến bạn cảm thấy bực mình hoặc tức giận, nhưng hãy luôn giữ bình tĩnh và tránh đổ lỗi hoặc quay sang chỉ trích người khác.

Nói chuyện với nhân viên rạp chiếu phim: Nếu bạn bị tranh chấp ghế ngồi, hãy nói chuyện với nhân viên của rạp chiếu phim. Họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề và cung cấp các giải pháp khác nhau để giải quyết tình huống này.

Tôn trọng người khác: Trong quá trình giải quyết tình huống này, hãy tôn trọng người khác và tránh đưa ra các lời lẽ hoặc hành động gây xúc phạm.

Điều chỉnh tư thế ngồi: Nếu có thể, hãy xem xét việc thay đổi tư thế ngồi của mình để giải quyết tình huống này.

Giải quyết một cách hợp lý: Cuối cùng, hãy giải quyết tình huống này một cách hợp lý và chuyên nghiệp để tránh tạo ra những tình huống xấu hổ hoặc xung đột với người khác.

Quyền bao rạp của Trấn Thành và mặt trái của việc đắp điếm giá trị

Theo bạn nghệ sỹ nên làm gì sau mỗi scandal?


Mỗi scandal sẽ có những đặc điểm và tình huống khác nhau, tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, sau mỗi scandal, nghệ sỹ nên làm những điều sau đây:

Thận trọng trong cách đối phó: Nghệ sỹ nên thận trọng trong việc đối phó với scandal, tránh quá phản ứng và quá nhiều phát ngôn trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nghệ sỹ cần giữ bình tĩnh và đưa ra các hành động cần thiết để giải quyết vấn đề một cách thông minh và hiệu quả.

Thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với khán giả: Nghệ sỹ cần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với khán giả bằng cách đưa ra lời xin lỗi và hành động cần thiết để khắc phục những sai sót. Nếu có những lời chỉ trích từ khán giả, nghệ sỹ cần lắng nghe và đưa ra những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề.

Giữ vững uy tín và đạo đức nghệ sỹ: Nghệ sỹ cần giữ vững uy tín và đạo đức nghệ sỹ của mình, tránh việc làm các hành động hoặc phát ngôn mâu thuẫn với giá trị và hình ảnh của mình.

Học hỏi và khắc phục sai sót: Nghệ sỹ cần học hỏi và khắc phục những sai sót trong quá trình hoạt động của mình, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trình độ nghệ thuật của mình.

Tóm lại, sau mỗi scandal, nghệ sỹ cần làm những điều để giải quyết vấn đề một cách thông minh và hiệu quả, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với khán giả, giữ vững uy tín và đạo đức nghệ sỹ của mình, học hỏi và khắc phục sai sót để nâng cao trình độ nghệ thuật của mình.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

H.H 

Đọc toàn bộ bài viết