Các lỗ trên bề mặt răng chính là những tổn thương -hậu quả mà sâu răng gây ra. Sâu răng có thể tác động đến cả lớp bên ngoài của răng (men răng) và lớp bên trong (ngà răng).
Nguyên nhân nào gây sâu răng?
Khi đồ ăn có carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, sữa, soda, hoa quả, bánh ngọt hay kẹo bám trên răng, vi khuẩn trong miệng sẽ biến chúng thành axit. Vi khuẩn, axit, thức ăn và nước bọt sẽ kết hợp lại với nhau và hình thành mảng bám trên răng. Axit có trong mảng bám sẽ phá hủy men răng, tạo ra các lỗ trên răng.
Những ai có thể bị thủng răng?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ có trẻ nhỏ mới bị thủng răng, nhưng những thay đổi diễn ra trong miệng theo thời gian khiến cho người lớn cũng có thể bị thủng răng. Khi bạn già đi, lợi sẽ tụt khỏi răng. Lợi có thể tụt khỏi răng do các bệnh về lợi. Điều này khiến cho chân răng tiếp xúc với mảng bám. Và nếu bạn ăn quá nhiều đường hay đồ ăn giàu carb thì bạn sẽ có nguy cơ bị thủng răng cao hơn.
Những người cao tuổi có thể bị sâu răng xung quanh quần rìa của vùng hàn răng. Những người già thường cần nhiều biện pháp chăm sóc răng vì họ thường không bổ sung đủ fluoride hoặc không chăm sóc răng miệng cẩn thận như khi còn trẻ. Theo thời gian, những vùng hàn răng sẽ khiến răng bị yếu đi và vỡ. Vi khuẩn sẽ tích tụ lại trong những lỗ hổng và gây sâu răng.
Làm sao để biết mình có bị thủng răng hay không?
Nha sĩ sẽ phát hiện các lỗ thủng trên răng vào buổi khám định kì. Họ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng, tìm những vị trí bị mềm hoặc dùng công nghệ X-quang để kiểm tra giữa các răng.
Nếu răng bị thủng một thời gian, bạn sẽ bị đau răng, đặc biệt là khi ăn hoặc uống đồ ngọt, nóng hoặc lạnh. Đôi khi, bạ có thể tự nhìn thấy lỗ trên răng.
Cách điều trị
Việc điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng răng bị thủng. Trong đa số các trường hợp thì bác sĩ sẽ loại bỏ phần bị sâu trên răng, sử dụng khoan. Sau đó, bác sĩ sẽ lấp đầy lỗ thủng bằng hỗn hợp được làm từ hợp kim bạc, vàng, sứ hoặc nhựa tổ hợp. Đây đều là những vật liệu rất an toàn.
Một số người bày tỏ sự lo lắng đối với các vật liệu có chứa thủ ngân gọi là trám amalgams, nhưng Hiệp hội Nha khoa Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và các tổn chức về y tế công cộng khác đã khẳng định sự an toàn của loại vật liệu này. Hiện tượng dị ứng với các vật liệu trám rất hiếm khi xảy ra.
Bọc răng sứ thường được sử dụng khi răng bị sâu quá nặng, đến mức chỉ còn lại một phần răng nhỏ. Bác sĩ sẽ loại bỏ và chỉnh sửa lại phần bị tổn thương. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng mão răng được làm từ vàng, sứ hoặc sứ kim loại để gắn lên phần còn lại của răng.
Bạn có thể sẽ cần rút tủy răng nếu như phần chân hay tủy răng bị chết hoặc bị tổn thương đến mức không còn làm gì được nữa. Bác sĩ sẽ loại bỏ các dây thần kinh, mạch máu và các mô kèm theo phần răng bị sâu. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng vật liệu bít kín để lấp đầy chân răng. Bạn có thể sẽ cần lắp mão răng bên trên phần răng đã được lấp đầy.