Trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày, hàm răng đóng vai trò quan trọng đối với ngoại hình và sự thuận tiện, thoải mái. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận dễ bị tấn công, tổn thương bởi vi khuẩn. Điển hình chính là tình trạng bị sâu răng. Trong đó, răng cửa bị sâu bên trong là mối lo ngại của không ít người. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.
1. Tổng quan tình trạng răng cửa bị sâu bên trong?
1.1 Thế nào là răng cửa bị sâu bên trong?
Răng cửa bị sâu bên trong là tình trạng khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập và gây tổn thương men răng và mô bên trong. Cụ thể, khi vi khuẩn tạo ra axit từ thức ăn trong miệng, chúng có thể tạo ra sự tấn công, phá hủy.
Răng cửa bị sâu bên trong thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn ban đầu. Điều này khiến việc phát hiện tình trạng bệnh trở nên khó khăn. Và nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, sâu răng có thể tiến triển, gây ra đau đớn, nhạy cảm, viêm nhiễm. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị mất răng.
1.2 Nguyên nhân răng cửa bị sâu bên trong
Răng cửa bị sâu bên trong có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên do chủ yếu liên quan đến thói quen vệ sinh và ăn uống:
1.2.1 Do tiêu thụ thức ăn và đồ uống có nhiều đường
Thức ăn và đồ uống chứa đường có thể cung cấp điều kiện giúp cho vi khuẩn trong miệng hình thành, phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.
1.2.2 Sự mất cân bằng trong khẩu phần ăn
Chế độ ăn uống không cân bằng, đặc biệt là thiếu rau củ, đồ ăn giàu canxi sẽ gây nhiều ảnh hưởng. Điển hình chính là tình trạng bị suy yếu men răng. Đây sẽ là yếu tố tạo điều kiện cho sự phát triển của sâu răng.
1.2.3 Do thực hiện vệ sinh chưa đúng cách, chưa kỹ
Không đánh răng đúng cách hoặc không đủ thường xuyên là yếu tố không thể bỏ qua trong những nguyên nhân gây sâu răng. Việc này kéo dài có thể dẫn đến tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tạo ra axit gây tổn thương cho răng.
1.2.4 Do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Hút thuốc lá, uống rượu bia hay việc dùng chất kích thích, … là những thói quen xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe răng miệng và tổng thể. Đặc biệt là tăng nguy cơ sâu răng, bao gồm sâu răng bên trong.
2. Cách điều trị tình trạng sâu răng cửa bên trong
2.1 Hàn trám răng sâu
Hàn trám răng cửa bị sâu bên trong là một trong những phương pháp điều trị phổ biến. Phương pháp này sẽ giúp điều trị, phục hồi răng và bảo vệ nó khỏi sự tiến triển của sâu răng.
Thực hiện phương pháp này, đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mức độ tổn thương của răng cửa bị sâu. Bước này để xác định mức độ sâu của sâu răng và xem xét xem liệu hàn trám có phù hợp không. Sau đó, bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch và loại bỏ các mảng sâu. Khi phần sâu đã được loại bỏ, việc hàn trám sẽ được tiến hành. Những vật liệu phù hợp như composite hoặc amalgam sẽ được sử dụng để trám bít lỗ sâu. Khi đó, răng sâu đã được phục hình và hạn chế tái sâu.
2.2 Trồng răng sứ
Bọc răng sứ cũng là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị răng cửa sâu bên trong. Phương pháp này sẽ thường được thực hiện khi tổn thương đã nghiêm trọng và cần phải được nhổ bỏ.
Cũng giống phương pháp hàn trám răng, trước tiên, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng và đánh giá mức độ tổn thương của răng. Sau đó, các răng sâu bên trong nghiêm trọng phải được loại bỏ hoàn toàn để ngăn chặn sự tiếp tục phát triển của sâu răng. Sau khi phần sâu được loại bỏ xong, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và chuẩn bị các bước tiến hành trồng răng sứ ở các buổi tiếp theo. Răng sứ để chụp lên răng thật đã được mài sẽ được chế tác dựa trên mô hình răng thật. Điều này giúp đảm bảo cả về tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
2.3 Lấy tủy răng
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng để xác định mức độ tổn thương của tủy răng cửa bên trong, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Đầu tiên, vùng xung quanh răng cửa sẽ được gây tê. Việc này nhắm mục đích giảm đau trong quá trình điều trị. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ một phần của men răng và cấu trúc răng để tiếp cận tủy răng bên trong. Tiếp đó, bác sĩ sẽ loại bỏ tủy răng bị tổn thương và tất cả các mảng sâu.
Khi tủy răng đã được loại bỏ, khu vực tủy sẽ được làm sạch kỹ lưỡng để. Quá trình này sẽ loại bỏ tất cả vi khuẩn và mảng sâu còn sót lại. Cuối cùng, khi đã hoàn tất, bác sĩ sẽ xem xét để tư vấn phương pháp phục hình phù hợp. Thông thường, phương pháp được lựa chọn là bọc răng sứ.
3. Những lưu ý khi điều trị sâu răng cửa bên trong
Khi điều trị sâu răng cửa bên trong, chúng ta cần xem xét một số lưu ý. Điều này để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, an toàn.
3.1 Khai báo rõ về tiền sử bệnh và sử dụng thuốc
Trước khi bắt đầu điều trị, chúng ta cần đảm bảo thông báo cho bác sĩ về tình trạng y tế.. Trong đó bao gồm các bệnh lý, dị ứng, sử dụng thuốc hoặc vấn đề sức khỏe khác. Điều này giúp bác sĩ điều chỉnh kế hoạch điều trị cho phù hợp và an toàn hơn.
3.2 Lựa chọn nha khoa uy tín
Việc lựa chọn nha khoa uy tín sẽ giúp đảm bảo hơn về độ an toàn và hiệu quả. Tại đó, đội ngũ bác sĩ đảm bảo chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, sử dụng các công cụ và vật liệu chất lượng cao để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra một cách chính xác và hiệu quả.
3.3 Thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi điều trị, chúng ta cần tuân thủ mọi hướng dẫn và lời khuyên từ bác sĩ. Điều này bao gồm việc duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày và thăm nha khoa định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng.
3.4 Theo dõi và báo bác sĩ khi có triệu chứng bất thường
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng không bình thường nào sau quá trình điều trị, hãy liên hệ với nha sĩ của bạn ngay lập tức để điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng răng cửa sâu bên trong. Cùng với đó, chúng ta cần thực hiện đúng theo những lưu ý, chỉ dẫn từ bác sĩ để tối ưu hiệu quả điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.