Quá trình phát triển của thai nhi
Bây giờ thai nhi nặng khoảng 1,5kg (bằng một quả bí) và dài khoảng 38cm từ đầu đến gót. Cơ và phổi của bé vẫn tiếp tục trưởng thành, đầu bé đang phát triển lớn hơn để lấy chỗ cho não phát triển. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng, bạn cần nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt. Vì xương của bé đang “bòn rút” rất nhiều canxi, nên bạn cần bổ sung sữa (hoặc tìm một nguồn cung cấp canxi khác như phô mai, sữa chua hoặc nước cam ép). Trong ba tháng này, khoảng 250 miligam canxi sẽ được tích trữ trong bộ xương cứng của bé mỗi ngày.
Cuộc sống của bà bầu sẽ thay đổi như nào?
Giai đoạn này em bé hoạt động rất tích cực. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dành một chút thời gian mỗi ngày để đếm các cú đá và sẽ hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện việc này. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy bé trở nên ít hoạt động hơn.
Một số “người bạn cũ’ - ợ nóng và táo bón bây giờ có thể là vấn đề chủ yếu. Loại hormone thai kỳ progesterone làm giãn các mô cơ trơn trong cơ thể, kể cả đường tiêu hóa. Tình trạng giãn này kết hợp với sự dồn nén, tích tụ trong bụng, sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Tình trạng tiêu hóa chậm có thể gây ra khí và ợ nóng - đặc biệt là sau bữa ăn chính - và góp phần gây táo bón.
Tử cung đang phát triển của bạn cũng có thể góp phần gây bệnh trĩ. Những mạch máu bị sưng lên này ở vùng trực tràng là vấn đề thường gặp trong suốt thai kỳ. May mắn là chúng thường tiêu tan vài tuần sau sinh. Nếu ngứa hoặc đau, hãy thử ngâm nước ấm trong bồn tắm hoặc đắp miếng lạnh được tẩm nước cân bằng Witch Hazel lên vùng bị ảnh hưởng. Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp điều trị không kê toa trong thai kỳ và cho họ biết bạn có bị chảy máu trực tràng hay không. Để ngăn ngừa táo bón, hãy ăn chế độ nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Một số phụ nữ bị chứng "hội chứng hạ huyết áp do tư thế nằm ngửa" trong thai kỳ. Điều này xảy ra khi nằm ngửa trên lưng gây thay đổi nhịp tim và huyết áp khiến bạn cảm thấy chóng mặt cho đến khi bạn thay đổi vị trí. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng bạn cảm thấy chếnh choáng nếu đứng lên quá nhanh. Để tránh tình trạng này, hãy nằm nghiêng sang một bên chứ đừng nằm ngửa, và từ từ chuyển tư thế từ nằm sang ngồi rồi mới đứng dậy.
“Thay đổi thai kỳ của bạn bằng cách tận hưởng những tuần tự do cuối cùng trước khi sinh. Hãy làm tất cả mọi thứ vì bạn có thể sẽ không có thời gian dành cho nó nữa – phim ảnh, chăm sóc da mặt, bữa ăn tối lãng mạn với người bạn đời của bạn - một khi bé ra đời”.
Tìm hiểu về: Nghỉ thai sản
Cách quyết định thời điểm nghỉ đẻ?
Chẳng có “thời điểm chính xác” nào để quyết định ngừng công việc về nghỉ đẻ. Một số phụ nữ bắt đầu nghỉ phép khi đang mang ở tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 trong khi những người khác làm việc đúng cho đến khi sinh. Bạn sẽ cần phải theo dõi thời gian mang thai để xác định đúng thời điểm có thể bắt đầu nghỉ thai sản. Nếu bác sĩ yêu cầu bạn nghỉ ngơi, hoặc có các biến chứng buộc bạn phải ngừng việc trước thì gần như bạn sẽ phải nghỉ trước một chút so với thời gian công ty hoặc quy định ở quận, huyện bạn cho phép.
Khi thời hạn nghỉ đẻ đã kết thúc, đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy khó có thể để em bé ở nhà và quay trở lại công việc. Trong một cuộc thăm dò, có đến 76% các bà mẹ mới lần đầu làm mẹ phải vật lộn với quyết định trở lại làm việc, trong khi chỉ 22% cho biết họ đã sẵn sàng quay trở lại.
Cách tốt nhất để thảo luận những vấn đề này với ông chủ của tôi?
Trước hết, hãy chuẩn bị trước từ ở nhà. Xem lại sổ sách về các nhân viên của bạn hoặc liên hệ với đại diện phòng nhận sự, người có thể thông báo cho bạn các chính sách chính thức của người chủ lao động của bạn liên quan đến việc mang thai và nghỉ thai sản. Bạn có thể cũng muốn tham khảo những đồng nghiệp đã từng nghỉ thai sản trước đó.
Để tăng cơ hội đạt được những gì bạn muốn, hãy lên kế hoạch đưa ra các giải pháp cho ông chủ. Hãy sẵn sàng đề xuất một số ý tưởng về cách xử lý công việc trong thời gian bạn nghỉ.
Nếu không biết nên bắt đầu từ đâu hãy đọc 7 cách những người lần đầu làm mẹ thương lượng về nghỉ thai sản và thời gian trở lại với công việc. Việc xem cách những người khác làm có thể hỗ trợ bạn.
Dưới đây là một số thứ bạn sẽ cần trong vài tuần đầu khi bạn hầu như không thể ra ngoài mua sắm:
- Tã, giấy lau, và kem chống hăm tã
- Các vật dụng chăm sóc em bé như dụng cụ cắt móng tay, nhiệt kế, ống xylanh, và núm vú giả
- Chất tẩy rửa dành cho trẻ sơ sinh
- Băng vệ sinh cho bạn (Bạn sẽ bị chảy máu trong vài tuần sau khi sinh.)
- Đồ ăn lành mạnh cho bạn
- Khăn giấy và đĩa giấy để dọn dẹp sau bữa ăn
- Quần áo thoải mái cho bạn và con