Đeo thun kéo thường là một phần quan trọng của quá trình nắn chỉnh răng. Nếu như được chỉ định mà không đeo thun kéo theo đúng hướng dẫn thì thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn và khó mà đạt được kết quả tối ưu.
Thun kéo trong chỉnh nha
Đeo niềng răng là lựa chọn tốt nhất để chỉnh sửa hàm răng và khớp cắn. Niềng răng kim loại truyền thống thường gồm có mắc cài và dây cung, hoạt động bằng cách nhẹ nhàng tạo áp lực lên răng, khiến chúng phải di chuyển vào đúng vị trí. Trong một số trường hợp, thun buộc hay còn gọi là thun liên hàm được sử dụng để tạo thêm lực nhằm di chuyển răng hiệu quả hơn.
Đọc thêm về niềng trong suốt Invisalign
Tác dụng của thun kéo
Được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân, các dải thun kéo thường được đeo trên mắc cài của niềng, kéo từ hàm trên xuống hàm dưới. Nếu đeo liên tục mỗi ngày, dụng cụ nhỏ này sẽ tác động một lực ổn định để định hướng răng vào đúng vị trí.
Thun kéo được làm từ latex cao su y tế cao cấp nên tuyệt đối an toàn khi tiếp xúc với miệng của bệnh nhân.
Tác dụng cụ thể của thun kéo là giúp điều chỉnh khớp cắn và khiến răng di chuyển theo các hướng khác nhau để hàm răng thẳng hàng nhanh hơn. Một đầu của thun kéo được móc vào một mắc cài ở hàm trên và đầu còn lại được móc vào hàm dưới sao cho thun kéo nằm thẳng đứng hoặc chéo giữa hai hàm. Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách thực hiện điều này để có thể tự thay thun tại nhà. Lực căng của dây thun này tạo ra áp lực lên mắc cài, buộc răng phải di chuyển và thẳng ra. Lực căng này cũng đủ để điều chỉnh vấn đề khớp cắn sâu hoặc khớp cắn ngược.
Nếu như bạn cần dùng đến thun kéo thì có một vài điều cần lưu ý. Khi bắt đầu đeo, bạn sẽ không thể há to miệng, vì vậy nếu cảm thấy việc ăn uống quá khó khăn thì có thể bỏ ra vào mỗi bữa ăn và đeo lại ngay sau đó. Đôi khi, bệnh nhân được chỉ định chỉ cần đeo thun kéo vào ban đêm nên không cần lo lắng về việc ăn uống. Đừng cố há miệng rộng khi đeo thun kéo vì điều này có thể làm cho dây thun bị đứt và bật vào bên trong miệng.
Những điều nên và không nên làm khi đeo thun kéo
NÊN:
- Đem theo một vài chiếc thun kéo khi ra ngoài để đề phòng chiếc đang dùng bị hỏng. Bằng cách liên tục đeo thun kéo, bạn sẽ có thể rút ngắn thời gian cần đeo niềng răng.
- Luôn rửa tay trước khi tháo hoặc thay thun kéo.
- Gọi cho bác sĩ ngay nếu làm mất thun kéo.
KHÔNG NÊN:
- Tự ý dùng hai thun kéo cùng lúc vì điều này sẽ tạo áp lực quá lớn lên răng và có thể gây hại cho chân răng.
- Kéo thun quá căng để tránh làm thun bị mất đi độ co giãn và hiệu quả.