Tiêm vắc xin có hại không? Thông tin quan trọng mà bạn cần biết!

7 tháng trước 47

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp quan trọng giúp con người tránh được nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có nhiều tranh cãi xoay quanh việc tiêm vắc xin có hại cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tính an toàn của vắc xin, cũng như tìm hiểu liệu “tiêm vắc xin có hại không” nhé.

1. Lý do con người nên tiêm vắc xin

Vắc xin là một sản phẩm được sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc từ các thành phần tương tự như chúng, nhằm kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Tiêm vắc xin giúp cơ thể có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các bệnh nguy hiểm như bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh sởi, bệnh viêm gan B và nhiều bệnh khác.

Tiêm vắc xin giúp cơ thể có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các bệnh nguy hiểm

Tiêm vắc xin giúp cơ thể có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các bệnh nguy hiểm

Bên cạnh đó, việc tiêm vắc xin cũng có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Khi một số lượng lớn người được tiêm phòng, sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Nếu số lượng người được tiêm phòng đủ lớn, thì ngay cả những người chưa được tiêm cũng sẽ được bảo vệ do không có người mang bệnh để lây lan.

2. Tính an toàn của vắc xin

Về tính an toàn của vắc xin, vắc xin được tổ chức y tế thế giới WHO khẳng định là rất an toàn với người tiêm chủng. Thành phần gây bệnh có trong vắc xin đã được làm yếu hoặc bất hoạt nên chúng không có khả năng gây bệnh cho con người. Bên cạnh đó, tất cả các loại vắc xin đều đã trải qua quá trình kiểm định an toàn một cách nghiêm ngặt trước khi sử dụng rộng rãi. Các quốc gia cũng chỉ đăng ký và phân phối vắc xin đủ tiêu chuẩn, đã được kiểm định an toàn. Vì thế trong tiêm chủng, người dân có thể hoàn toàn tin tưởng về độ an toàn của vắc xin đối với sức khỏe.

3. Giải đáp tiêm vắc xin có hại không?

3.1. Tiêm vắc xin có hại không?

Mặc dù việc tiêm vắc xin đã được khẳng định là có tính hiệu quả và an toàn cao, nhưng vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh việc này. Một số người cho rằng việc tiêm vắc xin có thể gây ra các tác hại đối với sức khỏe con người.

Tiêm vắc xin có hại không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Tiêm vắc xin có hại không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Một trong những tranh cãi lớn nhất xoay quanh việc tiêm vắc xin có thể gây hại là liên quan đến các chất gây bệnh có trong vắc xin. Một số người cho rằng các chất này có thể gây ra các tác hại đối với sức khỏe con người. Nhưng như đã chia sẻ ở trên, các thành phần virus/vui khuẩn trong vắc xin đã được làm yếu hoặc giết nên chúng hoàn toàn không có khả năng gây bệnh.

Ngoài ra, một số người cũng cho rằng việc tiêm vắc xin có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc tiêm vắc xin gây ra các biến chứng này.

Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm chủng có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn nhưng hầu hết là nhẹ và thoáng qua. Những phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin là đau, sưng tại nơi tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, một số người có thể gặp phản ứng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra, chỉ chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ trong tổng số người tiêm vắc xin. Nếu được hỗ trợ y tế kịp thời, chính xác người gặp phản ứng phụ nghiêm trọng ít khi gặp nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, khi quyết định tiêm vắc xin người tiêm chủng nên lựa chọn đến các phòng tiêm chủng có đội ngũ bác sĩ giỏi khám sàng lọc trước tiêm chủng, vắc xin chất lượng và công tác theo dõi sức khỏe sau tiêm, cấp cứu sau tiêm tốt.

3.2. Cách đối phó với phản ứng phụ sau tiêm vắc xin

Khi xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm vắc xin, các biện pháp đối phó đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ và quản lý tình trạng. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn giúp giảm bớt tác dụng phụ sau tiêm chủng:

– Nếu có sốt nhẹ, có thể chườm mát hoặc uống thuốc hạ sốt để giảm cảm giác không thoải mái.

– Đỏ và sưng tại chỗ tiêm là các triệu chứng phản ứng thường gặp và thường tự giảm đi sau vài ngày. Các thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm bớt triệu chứng này. Lưu ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để phản ứng thuyên giảm tốt mà không nặng nề hơn.

– Trong trường hợp gặp phản ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng như sốt cao, co giật, cần ngay lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu và điều trị kịp thời.

4. Tiêm chủng vắc xin tại Thu Cúc TCI an toàn, hiệu quả, an tâm

Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của việc tiêm vắc xin, có một điều kiện mà bạn nhất định bạn phải tuân thủ đó là tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng uy tín. Một cơ sở tiêm chủng uy tín sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và dịch vụ, đảm bảo an toàn cho người tiêm chủng.

Trong số các địa chỉ tiêm chủng tại Hà Nội, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một địa chỉ bạn có thể tin tưởng.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một địa chỉ bạn có thể tin tưởng

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một địa chỉ bạn có thể tin tưởng

– TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ tiêm chủng giỏi, trước khi tiêm chủng bạn sẽ được khám sàng lọc với bác sĩ để đảm bảo tiêm vắc xin là an toàn với bạn.

– Việc tiêm vắc xin tại TCI được thực hiện bởi những người có đủ kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ về chuyên môn.

– Vắc xin được sử dụng tiêm chủng tại TCI là vắc xin đảm bảo chất lượng, được nhập khẩu từ đơn vị quy tín và bảo quản đúng cách, đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt khi tiêm phòng.

– Việc tuân thủ lịch tiêm chủng đảm bảo rằng cơ thể đã được tiêm đủ liều lượng để tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm. Thực hiện tiêm chủng ở TCI lịch tiêm chủng sẽ được nhắc tự động giúp bạn không bỏ lỡ những mũi tiêm quan trọng.

– Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI nằm tại khuôn viên Phòng khám ĐKQT Thu Cúc TCI, sau khi tiêm vắc xin nếu có bất kỳ phản ứng nào xảy ra người được tiêm sẽ được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Bạn đọc có nhu cầu nhận tư vấn về các loại vắc xin cần thiết cho sức khỏe và thực hiện tiêm chủng an toàn, an tâm, vui lòng liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đọc toàn bộ bài viết