Bạn đang muốn tìm hiểu các bước nghiên cứu khoa học để chuẩn bị cho công việc của mình. Vậy hãy cùng theo dõi những thông tin mà Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa chia sẻ dưới đây để có thể nắm được tổng quan cơ bản các bước thực hiện.
1. Chuẩn bị cho nghiên cứu.
Để có thể tiến hành các bước làm nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các bước nghiên cứu khoa học. Bước chuẩn bị sẽ đóng một vị trí đặc biệt và nó bắt đầu với việc chọn đề tài.
Đối với sinh viên đại học, việc lựa chọn đề tài khoa học có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi một đề tài nghiên cứu cần phải thỏa mãn những yêu cầu cụ thể:
- Có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học, hoặc là làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc…
- Có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, cũng như đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.
- Phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất, quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.
Tiếp theo là tiến hành thu thập tài liệu. Khi đã lựa chọn được đề tài, sinh viên cần có những tài liệu liên quan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc chắn về chuyên môn mình nghiên cứu, bên cạnh đó thì cung cấp cơ sở cho công trình dựa vào những tài liệu khoa học uy tín.
Sau đó hãy xác định vấn đề liên quan tới đề tài lựa chọn rồi lập kế hoạch, xây dựng đề cương.
- Kế hoạch nghiên cứu: Đây là văn bản tổng hợp các bước thực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước, và phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để cho người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai.
Kế hoạch và đề cương tuy 2 văn bản này có nhiều điểm tương tự tuy nhiên thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Tuy vậy thì cả 2 đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung nghiên cứu.
2. Triển khai nghiên cứu.
Tiếp theo trong các bước làm nghiên cứu khoa học là cần tiến hành vô số các công việc cả trong lý thuyết và thực tế, gồm lập giả thiết, thu thập và xử lý dữ liệu, rồi tổng hợp kết quả và rút ra kết luận. Bắt đầu từ bước đầu tiên:
2.1. Lập giả thuyết
Giả thuyết khoa học chính là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Một công trình khoa học về thực chất chính là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó mà xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, và đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng.
Khi đã có một giả thiết phù hợp, lúc này cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước nghiên cứu khoa học tiếp theo.
2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu.
Các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học tiếp theo là thu thập và xử lý dữ liệu. Những hiểu biết từ việc phân tích dữ liệu chính là chìa khóa để người nghiên cứu tìm ra cái mới, chứng minh cho giả thiết đã đề ra cũng như là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.
Sinh viên nghiên cứu hoàn toàn có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc là tiến hành tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).
2.3. Xử lý dữ liệu.
Xử lý dữ liệu chính là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình dùng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.
Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc cũng như hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.
3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Kiểm chứng kết quả là một các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học Và để có thể kiểm tra lại kết quả có thể lựa chọn các cách sau:
- Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: với cách này thì sẽ làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
- So sánh, đối chiếu với kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu để tìm ra cái mới, góc nhìn mới, tuy nhiên việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.
4. Báo cáo kết quả nghiên cứu.
Báo cáo công trình nghiên cứu là tập hợp nội dung nghiên cứu với hình thức là một bài viết hoàn chỉnh, dùng để gửi cho Hội đồng Khoa học, để có thể được Hội đồng đánh giá và công nhận kết quả nghiên cứu.
Viết báo cáo sẽ cần phải viết nhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Một báo cáo khoa học, về nội dung cần phải có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủ các ý tương ứng với đề cương đã có; còn về hình thức cần trình bày sạch sẽ, phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.
Mong rằng bài viết về các bước nghiên cứu khoa học chi tiết trên đây sẽ hữu ích cho những bạn đang trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học. Truy cập ngay vào website của Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.