Ngành xây dựng ngày càng phát triển, các toàn nhà chọc trời thi nhau mọc lên và danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới cũng thay đổi hàng năm. Trong bài viết này sẽ update thông tin về top 20 tòa nhà cao nhất thế giới năm 2019 nhé.
Burj Khalifa (Dubai – các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất)
Burj Khalifa được mệnh danh là tòa nhà chọc trời ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Một trong những công trình nhân tạo cao nhất thế giới. Với tổng chiều cao lên đến 829,8m. Tòa nhà được xây dựng vào những năm 2008. Với thiết kế mang nguồn gốc Hồi Giáo. Đại sảnh Burj Khalifa được thiết kế theo hình chữ Y để tối ưu hóa không gian. Đồng thời, có thêm hệ thống ốp được thiết kế để chịu được nhiệt độ mùa hè nóng bức của Dubai
Shanghai Tower (Thượng Hải – Trung Quốc)
Shanghai Tower hay còn được gọi là tháp Thượng Hải. Một trong những tòa tháp có độ cao kỷ lục tại Thượng Hải, Trung Quốc. Vào năm 2014, khi Shanghai Tower đã được xây xong thì tòa tháp này có độ cao lên đến 632m. Tòa tháp được thiết kế theo hình soắn ốc. Là một trong những thiết kế thông minh. Có tác động giảm tối đa sức đẩy của gió. Là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại. Giành chiến thắng trong giải thưởng Kỹ thuật Xây dựng Tien-yow Jeme năm 2018.
Abraj Al-Bait Clock Tower (Mecca – Saudi Arabia)
Abraj Al-Bait, Một trong những công trình nổi tiếng với tên gọi Tháp đồng hồ Khách sạn hoàng gia Mecca. Một trong những dự án xây dựng lớn trên toàn thế giới tại Mecca, Ả Rập Xê Út. Tháp Abraj Al-Bait vô cùng đặc biệt. Bởi khu trung tâm của mặt tháp có chứa mặt đồng hồ lớn và cao nhất thế giới.
Đây chính là tòa tháp cao thứ 3 thế giới. Còn về mặt cấu trúc đứng tự do thì lại cao thứ tư thế giới. Khu phức hợp của tòa tháp nằm ngay gần nhà thờ Al-Masjid Al-Haram. Nơi linh thiêng nhất của các tín đồ Hồi giáo.
Goldin Finance 117 (Thiên Tân – Trung Quốc)
Một trong những tòa nhà cao nhất thế giới là Goldin Finance 117. Được xây dựng tại Thiên Tân, Trung Quốc. Hoàn thành vào năm 2015. Tòa nhà được thiết kế giống như một chiếc gậy cho người đi bộ. Với chiều cao ngất ngưỡng, lên đến 597 m. Do đó, đây chính là tòa nhà mái bằng cao nhất. Tuy có hình dáng thanh mảnh. Nhưng Goldin Finance 117 đáp ứng được đầy đủ yêu cầu an toàn trước động đất và gió. Trở thành tòa nhà mang tính biểu tượng tại Trung Quốc.
Ping An Finance Center (Thẩm Quyến – Trung Quốc)
Ping An Finance Center được hoàn thành vào năm 2015. Là một trong những tòa nhà cao nhất Thế Giới. Tòa nhà là một trong những công trình xây dựng bậc nhất của Trung Quốc. Nằm trong Khu Trung tâm Thương mại Thâm Quyến ở Phúc Điền. Với chiều cao lên đến 599 mét. Ping An Finance Center là một trong những nơi hiện đại, sang trọng. Tòa nhà này chứa văn phòng, khách sạn, trung tâm hội nghị và cả trung tâm mua sắm cao cấp. Tòa nhà có thiết kế độc đáo, thanh lịch. Đại diện cho niềm tự hào của người dân Trung Hoa.
Lotte World Tower (Seoul – Hàn Quốc)
Lotte World Tower, trước có tên đây gọi đầy đủ là Lotte World Premium Towe. Một trong những tòa siêu ốc cao tầng. Niềm tự hào của người dân xứ Kim Chi với gần 123 tầng, cao 555 mét. Hoàn thành xây dựng vào năm 2015 tại Seoul, Hàn Quốc. Thiết kế của Lotte World Tower như một chiếc nón thon dài, được uốn nhẹ hai bên. Được lấy cảm hứng từ đồ gốm Hàn Quốc và các đường nhấn Kim Loại. Tòa nhà mang nép đẹp đẳng cấp, sang trọng và quyền lực tại Hàn Quốc
One World Trade Center (New York – Mỹ)
One World Trade Center với tên gọi là Trung tâm Thương mại Thế giới Một. Cũng được biết đến với tên gọi là Tháp Tự Do. Là tòa nhà chính của 7 Trung tâm Thương mại Thế giới. Được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 tại Hoa Kỳ. Với độ cao lên đến 541,32 m. Là tòa nhà cao nhất tại Hoa Kỳ tính đến nay. One World Trade Center, tòa nhà có độ an toàn cao. Có khả năng chống cháy, chống lực va chạm lớn. Và luôn được kiểm tra các lỗi khẩn cấp xuyên suốt.
Guangzhou CTF Finance Center (Quảng Châu – Trung Quốc)
Guangzhou CTF Finance Center hay còn gọi là trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu. Một tòa nhà chọc trời 103 tầng, được xây dựng từ tháng 12 năm 2015. Chiều cao lên đến 440,2 m. Được xây dựng tại tỉnh Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Đóng vai trò là một một trung tâm hội nghị, khách sạn, cũng như văn phòng.
Tianjin CTF Finance Center (Thiên Tân – Trung Quốc)
Tianjin CTF Finance Center hay còn có tên gọi là Trung tâm tài chính CTF Thiên Tân. Là một trong những công trình xây dựng ưu tú, đáng tự hào tại Trung Hoa. Tòa tháp gồm 98 tầng, cao khoảng 530m. Được hoàn thành xây dựng tại Thiên Tân, Trung Quốc vào năm2018. Bề mặt Tianjin CTF Finance Center được thiết kế cong trơn. Giúp tối ưu hóa việc đón ánh sáng ban ngày và giảm thiểu tác động gió trên bề mặt của tòa tháp.
China Zun (Bắc Kinh – Trung Quốc)
Một trong những tòa nhà cao nhất không thể không kể đến là China Zun. Tòa nhà chọc trời được xây dựng tại trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc. Được khởi hành xây dựng từ năm 2011 và hoàn thành vào năm 2018. Với 108 tầng và chiều cao lên đến 528 m. Tòa tháp được thiết kế dựa vào từ một tôn. Một loại bình rượu cổ của Trung Quốc. Với tiêu chí thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượn tối đa
Taipei 101 (Đài Bắc Đài Loan)
Taipei 101 có tên gọi Đài Bắc 101. Từng là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc . Một tòa nhà được xác định là cao nhất thế giới trong năm 2004. Tòa nhà đóng vai trò là biểu tượng cho Đài Loan từ khi khánh thành. Với phong cách thiết kế đan xen giữa cổ điển và hiện đại. Có thể chịu được gió bão, chấn động từ động đất. Năm 2011, tòa nhà được trao tặng giấy chứng nhận bạch kim LEED. Trở thành tòa nhà xanh cao nhất và lớn nhất trên thế giới.
Shanghai World Financial Center (Thượng Hải – Trung Quốc)
Shanghai World Financial Center hay còn gọi là Trung tâm Tài chính Thượng Hải. Là một tòa nhà chọc trời, được đặt tại Thượng Hải, Trung Quốc. Được khởi công xây dựng vào năm 1997 nhưng đến năm 2008 mới hoàn thành. Tòa nhà được thiết kế bao gồm 101 tầng, cao đến 492 m. Với chi phí xây dựng lúc bấy giờ lên đến 850 triệu USD. Được thiết kế theo khẩu độ hình thang trên cao. Là một niềm tự hào sâu sắc của toàn thể dân tộc Trung Hoa.
International Commerce Centre (Hong Kong – Trung Quốc)
International Commerce Centre, trung tâm thương mại quốc tế. Một trong những tòa nhà cao nhất thế giới đặt tại Hồng Kông, Trung Quốc. Tòa nhà bao gồm 118 tầng với độ cao lên đến 484 m. Được hoàn thành vào năm 2010. Là một trong những công trình đẳng cấp trên thế giới. Nổi trội về chiều cao lẫn số tầng. Đây cũng chính là tòa nhà sang trọng, hiện đại tại Trung Quốc.
Wuhan Greenland Center (Vũ Hán – Truong Quốc)
Wuhan Greenland Center với tên gọi Trung tâm Greenland Vũ Hán. Là một trong những tòa nhà đang được xây dựng tính đến nay. Với độ cao chọc trời. Dự tính cao lên đến 636 mét, gồm 125 tầng tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tòa nhà được thiết kế dựa theo tình năng tiết kiệm năng lượng. Dự kiến đây sẽ trở thành tòa nhà cao nhất ở Trung Quốc, vượt qua cả Tháp Thượng Hải.
Central Park Tower (New York – Mỹ)
Central Park Tower là một trong những tòa nhà cao nhất. Tòa tháp đa chức năng gồm 131 tầng với độ cao lên đến 472,4 m. Được đặt tại New York City. Là một trong những cao ốc sang trọng, danh giá tại Mỹ. Với nhiều tiện ích bất động sản vô cùng hấp dẫn.
Lakhta Center (Saint Petersburg – Nga)
Trung tâm Lakhta, một tòa nhà chọc trời lên đến 87 tầng. Được xây dựng tại ngoại ô Lakhta ở Sankt-Peterburg, Nga. Lakhta Center là một tòa nhà cao nhất ở Nga. Với độ cao ở khoảng 462 mét. Trung tâm được thiết kế để phát triển hỗn hợp quy mô lớn. Chẳng hạn như các sáng tác các cơ sở công cộng và văn phòng.
Landmark 81 (Ho Chi Minh – Viet Nam)
The Landmark 81 hay còn có tên gọi là Vincom Landmark 81. Một tòa nhà chọc trời, cao nhất tại Việt Nam, cao nhất tại Đông Nam Á. Nằm trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park. Tòa nhà bao gồm 81 tầng, với chiều cao lên đến 461.2 m. Được xây dựng tại Tân Cảng, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Hoàn thành vào năm 2018. Tòa nhà là một trong những nơi sang trọng, hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.
Changsha IFS Tower T1 (Trường Sa – Trung Quốc)
Changsha IFS Tower T1 là toà tháp chọc trời. Được khởi công xây dựng vào năm 2013. Và hoàn thành vào năm 2018. Tòa tháp tọa lạc tại Hồ Nam, Trung Quốc. Là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao lên đến 452,1 m. Changsha IFS Tower là nơi vô cùng sang trọng, hiện đại. Bao gồm nhiều khách sạn, văn phòng.
Petronas Tower (Kuala Lumpur – Malaysia)
Petronas Towers là tòa tháp đôi chọc trời nổi tiếng tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tòa tháp được xây dựng cao 88 tầng, lên đến 451.9 m. Được hoàn thành xây dựng từ năm 1998. Petronas Towers được thiết kế, khắc họa các họa tiết được tìm thấy trong nghệ thuật Hồi giáo. Phản ánh tôn giáo Hồi giáo của Malaysia . Là một trong những tòa tháp mang nét đẹp đặc trưng cho vùng đất nơi đây.
Suzhou IFS (Tô Châu – Trung Quốc)
Suzhou IFS, Tô Châu IFS là tòa nhà cao tầng hiện đại. Thể hiện nét đẹp sang trọng hiện đại bậc nhất. Trở thành điểm nhấn cho sự hiện diện của thế kỹ 21. Tòa tháp cao 450 m, được đặt tại Tô Châu, Trung Quốc. Tòa tháp gợi hình ảnh của một con cá, là đại diện cho sự thịnh vượng và vai trờ của nước đối với lịch sử của thành phố.
Danh sách các tòa nhà cao nhất thế giới này bao gồm các tòa nhà chọc trời với các tầng liên tục và tổng chiều cao ít nhất 450 m. Các cấu trúc phi xây dựng, như tháp, không được tính trong danh sách nhất.
Thông tin khác – Có thể bạn chưa biết.
Trong lịch sử, cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới là Kim tự tháp Giza ở Ai Cập, giữ vị trí trong hơn 3.800 năm cho đến khi Nhà thờ Lincoln ở Anh được xây dựng vào năm 1311. Thế giới các tòa nhà cao nhất vẫn thuộc về các nhà thờ và thánh đường, nơi thờ cúng Kitô giáo, ở châu Âu.
Sự phát triển đánh dấu bước ngoặt cho các tòa nhà chọc trời do sự ra đời của các phát minh về công nghệ vật liệu như thép, kính, bê tông cốt thép, máy bơm nước và thang máy. Cho đến tận thế kỷ XIX, những công trình cao trên 6 tầng rất hiếm. Việc phải sử dụng cầu thang bộ cho nhiều tầng hoặc hệ thống bơm nước không có đủ khả năng bơm nước cao hơn 15 m (50 ft) trở nên vô cùng bất tiện cho các cư dân thời đó.
Đâu là nơi xuất hiện nhiều tòa nhà cao nhất.
Hầu hết những nhà chọc trời đầu tiên xuất hiện ở các đô thị lớn như New York, Luân Đôn, Chicago vào cuối thế kỷ XIX. Một số điều luật liên quan đến thẩm mỹ và luật an toàn phòng hỏa cũng làm cản trở sự phát triển của nhà chọc trời ở châu Âu vào nửa đầu thế kỷ XX. Ở thành phố Chicago, người ta cũng ra một điều luật giới hạn chiều cao nhà chọc trời ở con số 40. Do vậy New York là thành phố dẫn đầu trên thế giới về phát triển chiều cao của nhà chọc trời.
Kể từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc, Trung Đông cũng như Đông Nam Á đã chứng kiến sự bùng nổ trong xây dựng nhà chọc trời. Và cho đến nay thì Trung Quốc đang dẫn đầu với số lượng tòa nhà cao nhất thế giới nhiều nhất.