Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nguyên nhân, cách xử lý

3 năm trước 22

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và làm thế nào để giải quyết tình trạng này? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Review Chuẩn tổng hợp và giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời các quý độc giả cùng theo dõi!

1. Hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Bệnh rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường. Sau đó gây nên tình trạng đau bụng và kèm theo là những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bị vi khuẩn xâm nhập do hệ tiêu hóa bé chưa phát triển ổn định, do sức đề kháng còn yếu, chế độ ăn uống chưa hợp lý,…

Hiện Tượng Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa Là Hiện Tượng Cơ Vòng Trong Hệ Tiêu Hóa Bị Co Thắt Bất Thường

Theo một nghiên cứu cho biết:

  • Có đến 40-70% trẻ em dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa ít nhất là 1 lần
  • Trong khoảng 2879 trẻ dưới 12 tháng tuổi, thì có đến 50% trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trong số đó, có 92 trẻ có biểu hiện bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên
  • Khoảng 40% trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa

[Review] Các loại sữa tăng chiều cao cho bé tốt nhất

2. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân khách quan

Do môi trường sống không sạch

Việc để bé sinh sống và tiếp xúc gần với vật nuôi, bàn ăn tròn gỗ, bàn ghế sofa, đồ chơi bị nhiễm khuẩn. Hoặc không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, giun sán, tấn công. Gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón.

Nơi Sống Không Vệ Sinh

Môi Trường Sống Không Được Sạch Sẽ Khiến Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Do sức đề kháng yếu

Do các cơ quan trong cơ thể bé vẫn ở trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn toàn ổn định. Nên hệ miễn dịch và hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể. Vì thế mà các bé rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công và dẫn đến các triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Do hệ tiêu hóa bé chưa phát triển

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn toàn cũng là lý do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi sự tấn công của những yếu tố gây hại  như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Đồng thời, cũng có thể là do khả năng thích nghi còn kém với thức ăn mới, nên bé dễ bị loạn khuẩn đường ruột. Dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Chưa Được Phát Triển Hoàn Thiện

Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ Chưa Phát Triển Dẫn Đến Tình Trạng Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Nguyên nhân chủ quan

Do biến chứng từ các căn bệnh khác

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể là do biến chứng từ các căn bệnh khác như viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi… làm trẻ có đờm trong đường họng. Nhiều trẻ không biết khạc đờm ra ngoài và có thói quen nuốt đờm cũng chính là lý do làm nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Do bé dùng kháng sinh

Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa là do ba mẹ cho bé sử dụng kháng sinh. Kháng sinh không chỉ làm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, mà nó còn làm chết cả những vi khuẩn có lợi. Vì thế mà hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, tạo điều kiện để vi khuẩn có hại tăng sinh và tấn công đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Do Bé Dùng Kháng Sinh Nên Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Do Dùng Kháng Sinh Nên Khiến Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Do chế độ ăn không hợp lý

Một số phụ huynh còn trẻ chưa có kiến thức hoặc hiểu sai về chế độ ăn uống của trẻ, cũng chính là điều khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như: thường cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn những thức ăn khó tiêu như ngô, gạo lứt, sắn,… Cho trẻ ăn các món có chứa quá nhiều đường, đạm, dầu mỡ, nhiều chất xơ, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Hay việc một bữa ăn thường kéo dài đến nhiều tiếng đồng hồ, dẫn đến thức ăn bị thiu, cho trẻ ăn quá no. Cũng khiến trẻ không hấp thụ được hết tất cả thức ăn, bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện.

Cập nhật lần cuối vào:24 Tháng Ba, 2024 4:38 chiều

3. Triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Táo bón

Đây là triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ từ 4 tháng đến 8 tháng, vì hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Dễ gặp “trục trặc” khi tiếp nhận những thực phẩm khó tiêu hóa. Chẳng hạn như: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,…

Táo Bón Biểu Hiện Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Táo Bón Là Triệu Chứng Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ Từ 4 Tháng Đến 8 Tháng Tuổi

Thực tế cho thấy, khi trẻ bị táo bón sẽ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, sau lâu ngày cơ thể không được hấp thụ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết. Sẽ khiến cơ thể trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương và chậm phát triển hơn so với những trẻ đồng trang lứa.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng phân đi của bé dạng lỏng và chủ yếu là nước. Nó sẽ xảy ra khi mỗi ngày bé đi tiêu từ 5 – 7 lần, sau khi vừa bú hoặc ăn xong. Nếu cứ để tình trạng tiêu chảy của bé kéo dài, sẽ khiến bé bị mất nước trầm trọng và sụt ký nhanh chóng.

Đánh giá top 9 gối chống trào ngược cho bé tốt nhất nên mua 2023

Nôn trớ

Nôn trớ là biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở các bé sơ sinh. Là tình trạng thức ăn sau khi bé nuốt bị đẩy ngược lên phía trên miệng. Nguyên nhân xảy ra của tình trạng này có thể là do trẻ bú no, các lần bú quá gần nhau. Hoặc có thể do mẹ đổi loại sữa, do lỗ núm ty cao su to hoặc nhỏ quá. Thậm chí nếu bế trẻ không đúng tư thế cũng là nguyên nhân làm trẻ nôn trớ. Tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn khi bé bị rối loạn tiêu hóa.

Nôn Trớ Biểu Hiện Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Nôn Trớ Là Biểu Hiện Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Thường Gặp Nhất Ở Các Bé Sơ Sinh

Đi phân sống

Đi phân sống là biểu hiện phổ biến nhất của loạn khuẩn đường ruột, do tình trạng mất cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn trong ruột. Đường ruột của người bình thường sẽ có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 15% hại khuẩn và 85% lợi khuẩn. Với hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì tỷ lệ này được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng tốt. Các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường.

Ngược lại, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có dịp sinh sôi. Tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy.

Đầy hơi, chướng bụng

Đây là dấu hiệu có thể dễ dàng bắt gặp nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bụng trẻ sẽ có biểu hiện căng đầy, ậm ạch, ợ hơi và đánh hơi liên tục. Khi bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn chưa được tiêu hóa kịp sẽ lên men khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, xì hơi, ợ hơi liên tục.

Đầy Hơi Chướng Bụng Biểu Hiện Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Chướng Bụng, Đầy Hơi Là Dấu Hiệu Có Thể Dễ Dàng Bắt Gặp Nhất Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Trẻ chán ăn, bỏ bú

Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài mà không được khắc phục kịp thời, sẽ khiến trẻ trẻ chán ăn và bỏ bú. Ngoài hai biểu hiện này, trẻ còn rất hay khóc ngặt, khéo ửng đỏ mặt vì khó chịu.

Cập nhật lần cuối vào:24 Tháng Ba, 2024 4:38 chiều

4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Nhiều ông bố bà mẹ băn khoăn trẻ không biết liệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Thông thường, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài từ 2 ngày đến 1 tuần hoặc hơn.

Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Bao Lâu Thì Khỏi

Thông Thường, Các Triệu Chứng Rối Loạn Tiêu Hóa Có Thể Kéo Dài Từ 2 Ngày Đến 1 Tuần Hoặc Hơn

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên cho con sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa. Hoặc một số loại thuốc làm giảm triệu chứng thông dụng cho bé, những sản phẩm này sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm bớt. Lúc tình trạng bé đã ổn định, bạn cũng nên tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, vì loại bệnh này có thể tái phát trở lại.

[Review] 9 Nồi nấu cháo chậm cho bé – Ba mẹ không thể bỏ qua

5. Hậu quả khi rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Hậu quả thường gặp nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gây ra tình trạng kém hấp thu dưỡng chất và suy dinh dưỡng ở trẻ. Rối loạn tiêu hóa còn làm giảm đi sức đề kháng và hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập, phát triển trong cơ thể trẻ. Gây nên những căn bệnh nguy hiểm như: tả, lị, viêm đại tràng mãn tính,…

Hậu Quả Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Hậu Quả Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Là Gây Ra Tình Trạng Kém Hấp Thu Dưỡng Chất, Suy Dinh Dưỡng

Những trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng tiêu chảy kéo dài còn có nguy cơ bị mất nước và mất chất điện giải. Dẫn đến tình trạng suy thận, suy nhược cơ thể, hôn mê. Hoặc thậm chí là tử vong, nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa cũng làm cho trẻ biếng ăn, cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, không thể tập trung để học tập.

6. Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Bổ sung men vi sinh cho bé

Để phòng tránh và điều trị tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thì việc bổ sung men vi sinh là điều rất cần thiết. Trong men vi sinh có chứa những lợi khuẩn tốt cho hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu diệt hại khuẩn nếu có. Giúp cho trẻ được ăn ngon miệng, hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể và cải thiện sức khỏe của đường tiêu hóa. Đồng thời, còn tránh được các căn bệnh liên quan đường tiêu hóa tiêu biểu là bệnh rối loạn tiêu hóa.

Bổ Sung Men Vi Sinh Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Men Vi Sinh Giúp Cho Trẻ Được Ăn Ngon Miệng, Hấp Thu Đầy Đủ Các Dưỡng Chất Cho Cơ Thể

Hiện nay, men vi sinh là dòng sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên sử dụng để phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đưa bé đi khám tại cơ sở y tế

Khi phụ huynh thấy bé nhà mình có những dấu hiệu như đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ chướng bụng… Thì bạn nên lập tức cho trẻ đi khám ngay ở các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Nhằm tránh được những hậu quả khôn lường mà khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể gặp phải.

Đưa Bé Đi Khám Tại Cơ Sở Y Tế Để Tránh Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Đưa Bé Đi Khám Tại Cơ Sở Y Tế Khi Thấy Trẻ Có Dấu Hiệu Như Đầy Hơi, Tiêu Chảy, Nôn Trớ Chướng Bụng

7. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Khi mang bầu người mẹ nên ăn uống đầy đủ, đa dạng các món ăn và sử dụng sữa cho bà bầu có chứa các khoáng chất dinh dưỡng cần thiết như: sắt, đạm, kẽm,… Cùng các vitamin cho bà bầu như A, B1,B2,C, D1, canxi,… để cơ thể có dưỡng chất nuôi dưỡng bé. Đặc biệt nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, để giảm thiểu được bệnh tật khi sinh bé ra.

Mẹ Bầu Bổ Sung Dinh Dưỡng Đầy Đủ Để Tránh Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Khi Mang Bầu Người Mẹ Nên Ăn Uống Đầy Đủ, Đa Dạng Các Món Ăn

Cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu

Các mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, vì sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và kháng thể tốt cho cơ thể bé. Để sữa mẹ có được nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ, các mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sữa mẹ và có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Các món ăn mà mẹ có thể tham khảo gồm: thịt bò, cá, rau củ, trái cây, sữa chua,… Trong trường hợp, mẹ có quá ít sữa thì hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi và tìm ra được loại sữa dành cho trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi thay thế phù hợp.

15 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng “lớn nhanh như thổi”

Giữ vệ sinh nơi ở

Bạn nên quét dọn, lau chùi nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ thường xuyên để tránh cho những vi khuẩn có hại có cơ hội tiếp cận với trẻ. Gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng như những loại bệnh không mong muốn khác. Đồng thời cũng cần làm sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ thường hay sử dụng, chơi hằng ngày.

Giữ Vệ Sinh Nhà Ở Để Tránh Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Bạn Nên Quét Dọn, Lau Chùi Nhà Cửa, Phòng Ốc Sạch Sẽ Thường Xuyên

Để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất cho bé, bạn nên chọn các loại nước lau sàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và lành tính. Chẳng hạn như nước lau sàn Gift hay nước lau sàn Sunlight.

Cập nhật lần cuối vào:24 Tháng Ba, 2024 4:38 chiều

Tẩy giun cho bé định kỳ

Việc tẩy giun sán định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần là một điều vô cùng cần thiết và không thể bỏ qua nhằm phòng tránh bé bị rối loạn tiêu hóa. Các mẹ có thể dễ dàng tìm thấy thuốc tẩy giun sán cho bé ở những quầy thuốc nhỏ hoặc trung tâm y tế. Trước khi mua mẹ cũng nên xác định bé ở độ tuổi nào, rồi chọn ra loại phù hợp nhất cho bé.

Đảm bảo “ăn chín, uống sôi”

Khi nấu ăn cho bé các mẹ luôn phải ghi nhớ tiêu chí ‘’ ăn chín, uống sôi’’, không nên cho bé ăn những loại thực phẩm còn sống. Để tránh các vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển và xâm nhập vào cơ thể, cụ thể là đường ruột của bé. Gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn không đảm bảo độ chín.

Đảm Bảo Ăn Chín Uống Sôi Để Tránh Cho Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Khi Nấu Ăn Cho Bé Các Mẹ Luôn Phải Ghi Nhớ Tiêu Chí ‘’ Ăn Chín, Uống Sôi’’

Xây dựng chế độ ăn nhiều dinh dưỡng

Phụ huynh nên chọn những loại thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn vệ sinh. Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà phụ huynh nên lựa chọn cho bé gồm có: các loại rau củ quả tươi, sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, thịt cá,… Đặc biệt, bố mẹ nên cho bé ăn nhiều những món ăn chứa nhiều chất xơ tự nhiên. Bởi chúng đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn ở hệ tiêu hóa để lấy chất dinh dưỡng và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

Xây Dựng Chế Độ Ăn Nhiều Dinh Dưỡng Để Tránh Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Xây Dựng Chế Độ Ăn Nhiều Dinh Dưỡng Để Tránh Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Bạn cũng nên lưu ý không cho trẻ ăn thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, đồ khó tiêu như: gạo lứt, các loại đậu,… Bên cạnh đó phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, cũng như là cách ăn uống điều độ, đúng giờ giấc. Khuyến khích trẻ thật uống nhiều nước mỗi ngày, với lượng nước từ 500ml – 650ml. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột. Tránh được tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, do thói quen không tốt.

Không để bé ăn quá no

Các mẹ không nên để bé ăn quá no cho mỗi bữa, chỉ nên cho ăn vừa đủ no là được. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, nên việc tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn, cũng như việc hấp thu còn yếu. Nếu bạn cứ cho bé ăn như vậy sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong chế độ ăn uống.

Không Nên Cho Bé Ăn Quá No Dể Tránh Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Các Mẹ Không Nên Để Bé Ăn Quá No Cho Mỗi Bữa, Chỉ Nên Cho Ăn Vừa Đủ No Là Được

Thực hiện tiêm phòng cho bé đầy đủ

Các mẹ cần thực hiện tiêm cho bé đầy đủ theo định kỳ hoặc theo tháng tuổi quy định. Để tránh được những căn bệnh nguy hiểm, cũng như những vấn đề liên quan khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Khi phát hiện bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa trở nặng, phụ huynh cần lập tức đưa bé đến ngay trạm y tế gần nhất. Để các y bác sĩ kịp thời chữa trị, tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bé.

Bệnh rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện bất kỳ trẻ em nào, nếu không biết cách chăm sóc hợp lý. Trong trường hợp không chữa trị và khắc phục sớm còn gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy các ông bố bà mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về việc phòng tránh và xử lý tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp hành trình chăm sóc con yêu của bạn trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi và truy cập Reviewchuan.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin hay hơn nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nguyên nhân, cách xử lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nguyên nhân, cách xử lý

Bài viết liên quan

Added to wishlistRemoved from wishlist 0

Review viêm da cơ địa ở trẻ em

Added to wishlistRemoved from wishlist 0

sữa non tăng chiều cao bổ sung khoáng chất

Added to wishlistRemoved from wishlist 1

Cách dùng serum viêm nang lông vinalo

Added to wishlistRemoved from wishlist 1

Serum Ordinary
Đọc toàn bộ bài viết