Tưa miệng là bệnh lý gây ra bởi nấm Candida albicans, làm cho một số vị trí trong niêm mạc miệng bị tổn thương, hình thành nên nhiều mảng trắng. Khi gặp phải tình trạng này, pH của môi trường khoang miệng bị giảm thấp, nước bọt ít bài tiết, niêm mạc miệng trở thành môi trường toan.
Bệnh tưa miệng là gì?
Khi nấm Candida albicans trong khoang miệng phát triển mạnh, vượt khỏi tầm kiểm soát của niêm mạc đường miệng sẽ gây nên bệnh tưa miệng. Thực chất, đây là một dạng bệnh nhiễm trùng bề mặt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khóe miệng, hệ thống mô bên trong má, lưỡi, vòm miệng cũng như cổ họng.
Theo các báo cáo y tế, nấm tưa miệng chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ có mẹ bị nhiễm nấm Candida albicans âm đạo. Nếu thuộc trường hợp này, các triệu chứng tưa lưỡi nấm miệng sẽ bắt đầu xuất hiện khi trẻ được 7-10 ngày tuổi, sau đó em bé nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho mẹ trong khi bú và cứ như vậy mẹ và bé sẽ truyền bệnh qua lại.
Đối với trẻ vị thành niên và người lớn, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng bao gồm:
- Đối tượng đang điều trị bằng các loại thuốc steroid.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài (vì thuốc có thể tiêu diệt mất lợi khuẩn, tạo điều kiện cho Candida phát triển mà không gặp trở ngại nào).
- Bệnh nhân tiểu đường, người già và những người đang mắc chứng suy nhược.
- Đối tượng đeo răng giả trong thời gian dài hoặc người bị bệnh khô miệng.
- Người mắc bệnh liên quan đến các yếu tố miễn dịch như HIV, ung thư, bệnh bạch cầu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Căn nguyên gây bệnh
Hiện nay, bệnh tưa miệng đang ngày càng trở nên phổ biến với số lượng trẻ mắc ngày một lớn. Các bác sĩ chuyên khoa răng miệng lý giải, điều này có thể xuất phát do những nguyên nhân sau:
- Nấm Candida albicans: Môi trường ẩm và giàu đường là những nơi nấm Candida albicans phát triển mạnh mẽ. Cũng chính vì vậy mà miệng của trẻ nhỏ trong thời gian bú mẹ sẽ là nơi lý tưởng để loại nấm này sinh sôi quá mức, lấn át cả lợi khuẩn và gây bệnh.
- Virus: Đảm nhận chức năng chính trong nhai, nghiền thức ăn nên miệng luôn phải tiếp xúc với nhiều loại virus, thậm chí chúng còn đọng lại ở mảng bám và khe lưỡi. Khi gặp yếu tố thuận lợi, lượng virus này bùng phát rồi tấn công khoang miệng, gây ra không ít tổn thương tại đây.
- Vệ sinh răng miệng kém: Nếu việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có cơ hội sinh sôi mạnh mẽ tại khoang miệng. Lâu ngày, chúng sẽ tấn công ngược lại khoang miệng và gây nên nhiều vấn đề, trong đó có bệnh nấm tưa miệng.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Bệnh nhân có chức năng miễn dịch bị suy giảm, nhất là trẻ sơ sinh sẽ là đối tượng có nguy cơ bị tưa miệng cao hơn.
- Hậu quả từ bệnh tiểu đường: Trong nước bọt của bệnh nhân tiểu đường thường chứa một lượng lớn chất ngọt, điều này sẽ là yếu tố thuận lợi kích thích sự phát triển của nấm Candida.
Dấu hiệu bị tưa miệng là sao?
Các triệu chứng của bệnh tưa lưỡi nấm miệng tương đối đa dạng. Nếu không may gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Lưỡi, má trong, lợi, môi thậm chí là amidan xuất hiện các mảng bám màu trắng.
- Khi cào xước, va chạm vào mảng bám sẽ rất dễ bị chảy máu.
- Bệnh nhân bị đau nhức, nóng rát trong khoang miệng, thậm chí có một số trường hợp miệng bị khô và nứt nẻ.
- Mất vị giác, ăn uống không còn ngon miệng và luôn cảm thấy khó nuốt.
- Trẻ sơ sinh bị tưa miệng sẽ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú…
Trong trường hợp bệnh tưa miệng không được phát hiện và chữa trị sớm có thể lan rộng sang các bộ phận khác của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và gây ra hàng loạt triệu chứng sau:
- Sốt cao do nhiễm trùng đã lan đến thực quản.
- Tiêu chảy nhẹ, cơ thể bị mất nước do sự tấn công của nấm Candida tấn công vào hệ tiêu hóa.
- Khi những nhiễm trùng bề mặt của bệnh lan tới cổ họng sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi, viêm phế quản… ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của bệnh nhân.
Theo một số bác sĩ, không ít bậc phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh tưa miệng với cặn sữa ở trẻ. Do vậy, nếu phát hiện khoang miệng trẻ có các đốm trắng, mỗi bố mẹ cần chủ động phân biệt như sau: Cặn sữa chỉ có kích thước nhỏ, dễ bị rửa trôi bằng tác động bên ngoài, trong khi đó mảng bám của bệnh tưa miệng lại có khả năng bám dính cực cao, khó bong, thậm chí gây đau đớn cho trẻ.
Tham khảo: Trẻ chậm mọc răng có sao không? Biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả
Nấm tưa miệng có nguy hiểm không? Bệnh có lây không?
Bên cạnh triệu chứng đau đớn, nếu bị tưa miệng ở người lớn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan tới đau dạ dày, viêm thực quản, viêm phổi. Trường hợp bệnh nhân là trẻ em sẽ làm phát sinh hiện tượng bỏ ăn, mệt mỏi, sụt cân,… nếu để kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất và trí não của trẻ sau này.
Mặt khác, cần chú ý là tưa miệng luôn có khả năng lây nhiễm cực kỳ cao. Bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua các con đường sau:
- Tiếp xúc với nước bọt của người bệnh: Các hành động như ôm hôn thân mật rất dễ làm cho nấm, vi khuẩn gây bệnh lây truyền từ người này sang người khác, nhất là những người có khả năng miễn dịch kém. Bên cạnh đó, phụ nữ bị nhiễm nấm vú thì trẻ sinh ra bú mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh và ngược lại.
- Quan hệ tình dục: Nếu “ân ái” bằng miệng có thể tạo điều kiện cho nấm âm đạo lây chéo rồi gây bệnh ở khoang miệng.
- Di truyền: Nếu nữ giới trong thời gian mang thai bị nhiễm nấm âm đạo thì em bé sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Không chỉ có khả năng lây nhiễm chéo, tưa miệng còn có thể lây lan từ khoang miệng sang các bộ phận khác trong cơ thể như amidan, má trong, vòm họng…
Biện pháp điều trị hiệu quả
Tưa miệng có khả năng lây nhiễm cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Chính vì vậy, mỗi người cần chủ động phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị nấm tưa miệng đang được áp dụng:
Sử dụng mẹo dân gian tại nhà
Dùng các loại thảo dược dân gian để trị tưa miệng là biện pháp được rất nhiều phụ huynh lựa chọn. Bởi đây đều là những kinh nghiệm lâu đời của ông bà ta, đơn giản và dễ thực hiện lại an toàn cho sức khỏe.
Nếu đang tìm kiếm các bài thuốc trị nấm tưa miệng tại nhà, bố mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
- Rau ngót: Dùng 1 nắm lá rau ngót đã rửa sạch nấu cùng chút muối hạt. Chờ khoảng 5 phút cho hỗn hợp nước nguội bớt rồi lọc bỏ bã, chắt lấy nước cốt. Hỗn hợp nước thu được dùng để rơ lưỡi hằng ngày, thự hiện đều đặn mỗi buổi sáng – tối.
- Lá trà xanh: Đem 1 nắm lá trà xanh đi rửa sạch rồi đun sôi với nước muối loãng. Sau đó trút nước lá chè xanh ra ngoài và chờ cho nguội bớt, phần nước thu được dùng để đánh tưa hằng ngày. Nến sử dụng công thức từ lá chè xanh trong vòng 1 tuần để diệt khuẩn, loại bỏ triệu chứng tưa miệng.
- Lá hẹ: Lá hẹ đem đập dập rồi cho tất cả vào nồi nước sôi để khuấy đều. Sau đó đi lọc bỏ bã hẹ, chỉ lấy nước cốt. Phần nước hãm từ lá hẹ dùng để đánh tưa hằng ngày, thực hiện đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Phương pháp Tây y trị bệnh
Các biện pháp điều trị bằng Tây y luôn đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng, hỗ trợ đắc lực quá trình phục hồi tổn thương ở niêm mạc miệng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nên luôn đòi hỏi người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định từ bác sĩ.
Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tưa miệng của Tây y sẽ là:
Loại bỏ yếu tố nguy cơ
Để quá trình điều trị bệnh đặt hiệu quả mong muốn, trước tiên cần áp dụng các biện pháp loại bỏ yếu tố nguy cơ:
- Trường hợp mắc nấm tưa miệng do đái tháo đường cần được kê thuốc kiểm soát đường huyết nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida. Phổ biến nhất là: Insulin, Biguanid, Benfluorex, Thiazolidinedion (Glitazone), nhóm thuốc ức chế enzym alpha-glucosidase…
- Nếu đang dùng Corticoid điều trị bệnh, cần súc miệng ngay sau khi uống thuốc.
- Đối với bệnh nhân đang dùng kháng sinh phổ rộng dài ngày thì cần thay thế bằng thuốc kháng sinh phổ hẹp hơn để kiểm soát triệu chứng bệnh.
- Bệnh nhân đang đeo răng giả cần tháo ra vệ sinh hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
Tiêu diệt nấm Candida
Bên cạnh việc loại bỏ yếu tố gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng diệt nấm. Gồm có:
- Nhóm thuốc chống nấm chứa fluconazole (Diflucan).
- Thuốc chứa clotrimazole (Mycelex Troche) được bào chế dưới dạng viên ngậm.
- Amphotericin B có tác dụng đặc trị nấm.
- Đối với các bệnh nhân bị tưa miệng đang mắc HIV sẽ được chỉ định dùng thuốc chống nấm itraconazole.
Cần lưu ý, các loại thuốc chống nấm kể trên chỉ được sử dụng tối đa trong khoảng 10-14 ngày. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng cũng như thời gian sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Cải thiện chứng tưa miệng bằng thuốc Đông y
Giống như các bài thuốc dân gian, Đông y luôn được đánh giá cao về tình an toàn, lành tính vì luôn sử dụng các dược liệu tự nhiên. Mặc dù vậy, phương pháp này lại đòi hỏi ở người bệnh sự kiên trì và sử dụng theo liệu trình.
Các vị thuốc thường được y học cổ truyền sử dụng để kê đơn trị nấm tưa miệng gồm:
- Bạch chỉ: Loại bỏ các ổ viêm mủ, diệt khuẩn… thường xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh về răng miệng.
- Cam thảo: Hỗ trợ hàn gắn vết thương, giải độc, loại bỏ các tưa bám ở niêm mạc miệng.
- Tế tân: Dược liệu có tính sát khuẩn, giảm sưng đau do nấm tưa miệng gây nên.
- Trần bì: Có khả năng chống loét, tiêu viêm và loại bỏ vi khuẩn ở khoang miệng cực kỳ hiệu quả.
Cũng do tính an toàn nên các bài thuốc Đông y cũng có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Song để đạt được hiệu quả tốt nhất, phụ huynh vẫn nên cho con đi thăm khám tại cơ sở y học cổ truyền uy tín trước khi bốc thuốc.
Đọc thêm: Sún răng ở trẻ nhỏ nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
Bị tưa lưỡi nấm miệng ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển, sinh sôi của nấm Candida – nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tưa miệng. Do vậy, để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả mong muốn, mỗi người cần lưu ý:
Thực phẩm nên ăn:
- Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hằng ngày nhằm cung cấp lượng lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể, mang lại sự cân bằng giữa lợi khuẩn – hại khuẩn trong khoang miệng.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin C nhằm nâng cao chức năng miễn dịch, chống lại sự phát triển của nấm Candida.
- Uống nhiều nước nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể, từ đó hạn chế khô môi để không cho nấm Candida có cơ hội phát triển.
Thực phẩm nên kiêng:
- Các món ăn có nhiều tinh bột, đường vì chúng là nguồn thức ăn ưa thích của nấm Candida.
- Hạn chế sử dụng hải sản (tôm, cua, cá) vì chúng có khả năng gây dị ứng, làm cho nhiệt tăng nhanh, triệu chứng bệnh vì thế mà cũng trở nên trầm trọng hơn.
- Không sử dụng các loại đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp vì cũng có khả năng tác động vào sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn.
- Kiêng dùng chất kích thích, chất cồn, đồ uống có ga vì chúng có thể gây mất cân bằng vi sinh vật, tạo điều kiện cho mầm bệnh nhanh chóng phát triển.
Địa chỉ khám, điều trị bệnh tin cậy
Bệnh viện, cơ sở y tế khám và điều trị bệnh tưa miệng uy tín luôn là thông tin mà mọi người bệnh quan tâm. Theo những người có kinh nghiệm, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến các chuyên khoa của bệnh viện lớn, nơi sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ bác sĩ giỏi. Dưới đây là một số gợi ý:
- Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Việt Đức: Đây là đơn vị uy tín, được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về hệ thống trang thiết bị cũng như dịch vụ khám chữa bệnh. Nếu bệnh nhân, nhất là các bậc phụ huynh có nhu cầu khám tưa miệng cho con có thể tìm đến địa chỉ 40 Phố Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Bệnh viện răng hàm mặt TW: Bệnh viện đảm nhận vai trò chuyên khoa tuyến đầu cả nước trong điều trị bệnh về răng – hàm – mặt. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, bệnh viện luôn là điểm đến tin cậy của mọi bệnh nhân. Địa chỉ bệnh viện hiện ở số 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Khoa răng – Bệnh viện Bạch Mai: Tuy chưa phải đơn vị chuyên khoa về răng hàm mặt nhưng Bệnh viện Bạch Mai cũng sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm trong điều trị bệnh tưa miệng. Địa chỉ bệnh viện tại số 78 Giải Phóng, phường Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng ngừa tưa miệng hiệu quả
Để phòng tránh bệnh nấm tưa miệng, cần áp dụng các biện pháp sau:
- Luôn xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhằm mang lại cơ thể khỏe mạnh, củng cố sức đề kháng toàn diện.
- Tích cực áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh về suy giảm miễn dịch như HIV, tiểu đường…
- Tránh xa thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài nếu không thực sự cần thiết.
- Luôn chủ động vệ sinh răng miệng, lưỡi sạch sẽ 2 lần/ngày bằng loại bàn chải lông tơ mềm.
- Đối với trẻ sơ sinh cần cho trẻ uống nước hoặc dùng gạc rơ lưỡi sau khi uống sữa, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thăm khám răng miệng định kỳ nhằm phát hiện sớm các bất thường.
Như vậy, tưa miệng là bệnh lý rất phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy hại về sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để. Do vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán, không nên chủ quan xem nhẹ điều này.
Xem thêm: