1. Ung thư vú là gì?
- Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú.
- Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.
- Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới.
2. Tần suất ung thư vú
- Ung thư ngày nay được cho là một bệnh thời đại, trong đó ung thư vú ở nữ hàng năm có khoảng 500.000 người tử vong trên toàn thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ, mỗi năm có khoảng 11.000 ca mắc mới và cứ trung bình 8 phụ nữ thì có 1 người có nguy cơ mắc bệnh trong suốt cuộc đời.
- Ở nam chỉ có tỷ lệ mắc khoảng1-2% trường hợp,. Phụ nữ tuổi từ 40-60 trước và sau mãn kinh là những nhóm người dễ mắc nhất.
- Thật không may, đa số bệnh nhân đều đến ở giai đoạn muộn và với tỷ lệ ung thư vú ở người trẻ tuổi càng tăng.
- Mặc dù vậy, 1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nhờ chẩn đoán sớm. ½ trong số mắc thì có khoảng ½ tử vong do phát hiện muộn.
- Ung thứ vú là một trong những ung thư có thể chữa khỏỉ khi phát hiện sớm. Vậy tại sao chúng ta không cho mình cơ hội để được khám và kiểm tra định kỳ.
3. Dấu hiệu nhận biết
Phụ nữ cần được trang bị cho mình kiến thức để hiểu biết về ung thư vú, biết tự khám phát hiện và nhận biết những dấu hiệu bất thường,….
Các dấu hiệu sau đây các bạn cần lưu ý:
- Khi sờ thấy khối u trong vú ngay cả không đau, hoặc đôi khi có xuất hiện hạch nách cùng bên do liên quan dẫn lưu bạch huyết của vú.
- Đầu vú xuất hiện sự co rút do sự xâm lấn của khối u đến các mô lân cận
- Tiết dịch núm vú (dịch trong, dịch đục hoặc dịch máu) có thể có trong những bệnh lý lành nhưng muốn chắc chắn điều đó phải loại trừ trường hợp bất thường
- Vú bị sưng đỏ, phù nề giống da cam do viêm vú hoặc thâm nhiểm rộng của u tới da vú
- Vú bị thay đổi kích thước bất thường.
4. Gía trị của các phương tiện
- Khám lâm sàng: với nhiều tư thế khám để dễ dàng phát hiện u và hạch ở các tư thế, chị em phụ nữ có thể được tham khảo cách thức tự khám hoặc sẽ được bác sĩ khám cho mình.
- Siêu âm vú là phương pháp dùng sóng âm tần cường độ cao, là phương tiện thường qui, ít tốn kém, an toàn, nhanh chóng, không xâm phạm, không đau, …cho phép khảo sát bản chất, kích thước khối u. Tuy nhiên cần bác sĩ có kinh nghiệm cao. Siêu âm đặc biệt thích hợp cho phù nữ trẻ, bầu vú nhỏ, mô vú dày.
- Nhũ ảnh (chụp X-Quang tuyến vú - mammogram) dùng hệ thống tia X liều thấp, là phương tiện có giá trị tầm soát cao, có thể phát hiện u vú rất sớm với những dấu hiệu vôi hóa rất nhỏ, độ chính xác khoảng 71-96%. Tuy nhiên với những phụ nữ trẻ, mô vú dày đặc thì phương pháp này còn nhiều hạn chế, nhũ ảnh cần được đọc với bác sĩ có kinh nghiệm và cần thiết có sự so sánh với phim trước đó, vì thế người khám lưu ý giữ lại phim ảnh cũ hoặc hình ảnh cũ phải được bảo lưu.
- MRI : Chụp cộng hưởng từ: thường không ưu tiên cho sàng lọc, chỉ ưu tiên làm khi cần xác định rõ hơn ở các kết quả của các phương tiện khác hoặc ưu tiên các đối tượng nguy cơ cao. MRI còn có ý nghĩa cho việc xác định khả năng điều trị bảo tồn.
- Xét nghiệm gen: BRCA1 và BRCA2 nhằm vào đối tượng nguy cơ cao, đắc tiền, nên không khuyến cáo được làm thường qui.
- FNA: Chọc hút bằng kim nhỏ: dùng kim nhỏ để lấy ít mô làm xét nghiệm tế bào, xác dịnh chẩn đoán. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện và có giá trị cao
5. Đối tượng tầm soát
Ung thư vú không chừa một ai, tuy nhiên cần cần lưu ý một số đối tượng có yếu tố nguy cơ như:
- Lứa tuổi sau 40
- Gia đình cùng huyết thống có người bị ung thư vú: cần có kế hoạch tầm soát sớm hơn từ sau 35 tuổi
- Người có tiền căn sử dụng nội tiết tố (hormone) kéo dài.
- Người không có con hoặc sinh con muộn
- Người béo phì, uống nhiều rượu và có tiền căn xạ trị vào vùng ngực
6. Phòng ngừa
- Cho con bú sữa mẹ theo khuyến cáo
- Hạn chế béo phì, tăng cường vận động, chú ý điều chỉnh chế độ ăn và tránh bia rượu và thuốc lá, một số thức ăn có lợi để phòng tránh ung thư vú bao gồm: rau xanh, cá, tỏi, trà xanh, khoai lang, đậu nành, sữa lên men, các loại hạt…
- Hạn chế lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng thuốc nội tiết phải có sự giám sát của bác sĩ
- Người có tiền căn gia đình mắc ung thư vú thì việc kiểm tra gen BRCA1 và BRCA2 nếu có điều kiện hoặc thường xuyên có kế hoạch kiểm tra định kỳ.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn