Vải Canvas là gì? Vải bố là gì? Liệu đây có phải là tên gọi của một loại vải hay không? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu về hai cái tên này cũng như những công dụng của chúng trong cuộc sống nhé.
- Vải Jacquard là gì? Đặc điểm, ứng dụng & cách bảo quản đúng
- Vải không dệt là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng trong cuộc sống
I. Vải Canvas là gì?
- Tên vải: Vải Canvas
- Vải còn được gọi là: Vải bạt, vải bố
- Thành phần vải: Vải cotton hoặc vải lanh dệt trơn được xử lý bằng PVC hoặc gesso
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Cao
- Khả năng co giãn: Phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Nước Ý
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Trung bình đến nóng
- Thường được sử dụng trong: Túi, buồm, lều, bạt, quần, áo khoác, vải bọc, đồ dùng mỹ thuật, ba lô, túi xách, giày.
1. Khái niệm
Vải Canvas hay vải bố là loại vải được làm từ sợi gai dầu hoặc vải lanh. Vải được dệt khá đơn giản và thường có lớp phủ polyvinyl clorua (PVC) ở trên. Vải có khả năng chống thấm nước, có độ bền cao. Ngày nay vải được dệt kết hợp thêm cotton, lanh, sợi tổng hợp… Vải canvas được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như may mặc hay các đồ vật gia dụng khác.
2. Nguồn gốc ra đời
- Từ rất lâu Canvas từng là vật liệu để làm vải buồm. Ở Ai Cập cổ đại, vải buồm thô sơ cũng có chất liệu tương tự như Canvas hiện đại.
- Thời Phục hưng Venice: Canvas được xem là một phương tiện hội hoạ giữa các nghệ sĩ. Lúc này cây gai dầu vẫn là nguyên liệu chính để làm vải bạt. Mặc dù vào thế kỷ thứ 17, Ấn Độ phát triển mạnh mẽ về sợi bông nhưng sợi gai dầu vẫn được dùng nhiều để sản xuất vải canvas.
- Những bức tranh được vẽ trên tấm gỗ không chống chọi được với sự khắc nghiệt của thời gian nên Canvas đã trở thành phương tiện phát triển hội hoạ cho các hoạ sĩ. Các bức tranh đã được thể hiện trên vải Canvas, và đến nay nó vẫn được sử dụng rất nhiều.
- Trải qua nhiều thiên niên kỷ, vải canvas đã dần được ứng dụng để sản xuất các vật dụng sử dụng ngoài trời. Các phụ kiện thời trang, áo quần và các vật dụng hưu ích khác trong gia đình.
3. Các loại vải Canvas
- Vải cây gai dầu: Cây gai dầu là nguyên liệu 100% để tạo ra loại vải này. Vải có khả nắng chống nước, chống ẩm mốc rất cao nhưng nó lại ko có độ mềm. Bình thường vải này rất thô, sờ vào tay có độ nhám, thường chỉ để dụng làm bạt.
- Vải bông Canvas: Là loại vải chiếm thị phần khá nhiều trên thị trường, vải Canvas có chứa thêm sợi bông giúp mảnh vải có độ mềm mại hơn. Nhưng ngược lại nó lại có độ bền kém hơn vải có chứa sợi lanh.
- Vải lanh: Tức là vải Canvas có chứa sợi lanh. Giá thành của loại vải này khá cao bởi độ bền của nó lớn hơn so với những loại vải khác.
- Vải Canvas tổng hợp: Khi công nghệ ngày càng phát triển, và để giảm được chi phí. Vải Canvas được kết hợp với các loại sợi tổng hợp để tạo ra loại vải này. Loại vải này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực bởi nó có tuổi thọ rất cao.
- Vải trơn: Vải Canvas này dệt khá đơn giản, lỏng lẻo. Nó được dùng nhiều trong công nghiệp và dễ bị hao mòn.
- Vải kỹ thuật: Được dệt bởi các sợi mỏng hơn và nó mịn hơn. Mặc dù vải Canvas này mềm hơn các loại vải khác nhưng nó vẫn có tính chống thấm nước.
II. Quy trình sản xuất vải Canvas
1. Sản xuất sợi
Để sản xuất được sợi vải, trước hết người thu hoạch phải lấy được phần thô từ nguyên liệu gốc ví dụ như bông, lanh và cây gai dầu. Sau đó những sợi vải này sẽ được đem đi chải thô, kéo sợi để tăng kích thước và độ bền cho sợi. Tiếp theo sẽ sử dụng hồ tinh bột để tạo màng hồ xung quanh sợi vải nhằm tăng độ bền, trơn và độ bóng.
2. Dệt vải
Loại vải này chỉ dệt trơn, vải được dệt đan xen giữa các sợi ngang và dọc. Vải Canvas là một trong những loại vải được dệt rất đơn giản, không cầu kỳ. Sau khi được dệt, vải được loại bỏ các chất nhờn, các chất tạp ra bên ngoài bằng cách nấu chúng trong các dung dịch hoá học.
3. Nhuộm vải
Trước khi nhuộm, vải sẽ được tẩy trắng. Sau đó đem đi nhuộm màu theo mục đích và nhu cầu sử dụng. Những tấm vải dùng để làm buồm sẽ không tẩy trước khi nhuộm. Trong quá trình nhuộm vải sẽ giặt nhiều lần để loại bỏ đi các chất bẩn còn bám lại trên vải.
III. Ưu và nhược điểm của vải Canvas
1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Vải bố có độ bền và tuổi thọ rất cao. Các sợi vải Canvas tuy thô nhưng chính nhờ vào đặc điểm này mà giúp cho vải Canvas có thể chịu được sức nặng và khó có thể bị rách.
- Giá thành rẻ: Chỉ lấy phần thô của nguyên liệu cũng như cách sản suất đơn giản nên chi phí để tạo thành phẩm cũng rất thấp. Mặc dù vậy nhưng vải Canvas vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người dùng.
- Bảo vệ môi trường: Vải Canvas đa phần được làm từ các nguyên liệu tự nhiên nên có khả năng tự phân huỷ cao. Giúp cho môi trường ít bị ô nhiểm.
- Chống nước và gió: Vải Canvas được sử dụng để làm buồm thường được phủ một lớp sơn bên ngoài ở cuối giai đoạn sản xuất giúp vải có khả năng chống nước rất cao. Còn trong những trường hợp bình thường, vải Canvas tuy có thấm nước nhưng mức độ thấm nước rất chậm. Vải bố dày khó thấm nước nên khả năng chống gió cũng rất cao. Vải có đủ lực để cản được gió, chứ không dễ bị hỏng như những loại vải khác.
- Ít phai màu: Đặc điểm cuối cùng của vải Canvas chính là ít bị phai màu nhuộm. Chống nước tốt cũng đồng nghĩa với việc vải sẽ bảo vệ được lớp màu nhuộm được lâu hơn, nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
2. Nhược điểm
Vải Canvas rất dày nên một khi đã thấm nước rồi lại rất lâu khô. Ngoài ra, vải không có độ mềm mại làm cho áo quần được may từ loại vải này thường bị thô, mất đii độ uyển chuyển. Đối với vải Canvas, trong nhà nên có một bộ kim chỉ to để có thể tự sửa chữa, vì khi vải bị rách hay suý chỉ, kim nhỏ không thể may được loại vải này.
IV. Sử dụng vải Canvas trong cuộc sống
1. Làm chất liệu vẽ tranh
- Ngày nay, vải Canvas được dùng để in tranh và trang trí nhà cửa, phòng ốc. Tranh sơn dầu nổi tiếng Mona Lisa của họa sĩ thiên tài Leonardo Davinci cũng được vẽ trên vải Canvas.
- Với công nghệ ngày càng hiện đại cũng như sử dụng các máy in kĩ thuật số với công nghệ UV, có rất nhiều bức tranh thẩm mỹ, hình ảnh sắc nét, độ bền cao đã được ra đời.
2. Sản xuất hàng thời trang
- Áo quần: Vải Canvas thường được sử dụng nhiều để may áo khoác. Với tính năng chống nước, chống gió thì đây là một loại vải rất thích hợp để sử dụng vào những ngày thời tiết se lạnh. Ngoài ra, vải Canvas cũng được dùng để may váy, quần…
- Giày: Vải Canvas cũng được các người thợ gia công tỷ mỹ để tạo nên những đôi giày thời trang và sang trọng. Không kém gì so với các chất liệu như các loại da đắt tiền, giày vải vẫn được rất nhiều người lựa chọn để sử dụng trong cuộc sống.
- Túi xách: Túi xách cũng được thiết kế rất đa dạng và bắt mắt cũng như công dụng của túi vải được sử dụng rất nhiều trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày. Với tính năng chống thấm nước và chống bụi bẩn, tuổi thọ kéo dài khiến nhiều người thích thú sử dụng sản phẩm này hơn.
3. Những vật dụng khác
Ngoài những công dụng trên, vải Canvas còn được sử dụng để làm những vật dụng như:
- Thiệp mời
- Vải bọc ghế sofa
- Vỏ bọc gối
- May rèm cửa
- Khăn trải bàn
- Ví đựng tiền
- Bóp đựng bút
- Kẹp tóc
- Lều, bạt, băng rôn
- Túi đóng gói, vận chuyển thực phẩm
- Túi đóng gói, vận chuyển cát, xi măng…
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải Canvas
- Giặt sạch: Khi bạn không sử dụng nữa hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài thì nên giặt sạch, phơi thật khô để có thể sử dụng trong những lần tiếp theo.
- Tránh ẩm mốc: Vải Canvas rất lâu khô nên trước khi cất phải thực sự được phơi khô ráo, tránh sinh ra mùi ẩm mốc và mùi hôi khó chịu.
- Dùng nước xả vải: Vải Canvas tiếp xúc với các chất tẩy rửa nhiều rất dễ bị thô và cứng. Bạn có thể dùng nước xả vải để làm mềm vải sau mỗi lần giặt. Việc làm này sẽ giúp cho vải có độ mềm và làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Xem thêm: Vải thô là gì? Phân loại & ưu nhược điểm của chất liệu vải thô
Canvas tuy là dòng vải không mềm mại, không độ đàn hồi nhưng không thể nào phủ nhận công dụng mà nó đem lại cho chúng ta được. Thông qua bài viết trên hy vọng mọi người nắm rõ hết được kiến thức về loại vải đặc biệt này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nhé.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm: