Vải cotton 4 chiều là gì? So sánh tính chất vải cotton 4 chiều, 2 chiều

1 năm trước 29

Như chúng ta đã biết, ngoài vải cotton 2 chiều ra thì cotton 4 chiều cũng là một chất liệu được ưa chuộng bởi những tính năng ưu việt của nó. Vậy để hiểu hết những ưu điểm mà loại vải này đem lại, cũng như biết vải cotton 4 chiều là gì? Mời các bạn cùng Đồng Phục Hải Triều đón đọc những thông tin đã được tổng hợp ngắn gọn dưới đây. Và hãy xem sự giống, khác nhau giữa cotton 2 chiều với cotton 4 chiều là gì nhé.

tim hieu ve chat lieu vai cotton 4 chieu

I. Tìm hiểu về chất liệu vải cotton 4 chiều

1. Vải cotton 4 chiều là gì?

Vải cotton 4 chiều là loại vải đa phần được dệt từ sợi cotton và spandex. Tỷ lệ spandex cho vào khá lớn nên vải có thể co giãn được 4 chiều, tức có thể co giãn cả theo chiều ngang và chiều dọc. Vải có tên tiếng Anh là “4-way stretch cotton”.

Vai cotton 4 chieu la gi

Bên cạnh đó để tăng thêm tính bền hay giảm thiểu độ nhăn cho vải, chất liệu còn được pha thêm sợi polyester theo một tỷ lệ nhất định nào đó. Vải cotton 4 chiều được sử dụng nhiều trong việc may các loại áo thun hay các loai trang phục ôm dáng.

2. Cách nhận biết vải cotton 4 chiều

Vải cotton 4 chiều rất dễ để nhận biết, bạn có thể nhận biết chất liệu bằng cách tổng hợp cả 3 cách sau:

  • Cách 1: Vải có bề mặt dễ bị nhăn, độ thấm hút khá tốt, có bề mặt mềm mại và khả năng co giãn cao.
  • Cách 2: Đây là cách làm phổ biến nhất thường được mọi người sử dụng, đó chính là dùng tay kéo giãn vải theo 2 hướng khác nhau. Nếu như theo hướng nào vải cũng có thể được kéo giãn, thì đó chính là vải co giãn 4 chiều.
cach phan biet 4 chieu va 2 chieu vaiPhân biệt vải 4 chiều và 2 chiều
  • Cách 3: Dùng lửa đốt thử một miếng vải, thông thường vải cotton 4 chiều sẽ cháy rất nhanh, tàn tro ít bị vón cục.

3. Phân loại vải cotton 4 chiều

Tuỳ theo thành phần cấu tạo mà vải cotton 4 chiều được phân loại thành 3 loại vải chính:

  • Vải cotton 100% 4 chiều: Đây là loại vải được dệt hoàn toàn từ sợi cotton cùng với sự góp mặt của spandex chiếm 5%. Ngoài ra chất liệu còn được gọi là vải thun cotton 4 chiều. Vải có khả năng co giãn tốt, độ thoáng mát cao tuy nhiên dễ bị chảy xệ và biến dạng sau một thời gian sử dụng.
  • Vải thun mè 4 chiều: Hay còn được gọi vải cá sấu 65/35. Chất liệu thường được dệt từ sợi polyester, sợi cotton và sợi spandex. Tuy nhiên đối với vải thun mè 4 chiều, tỷ lệ sợi polyester sẽ chiếm cao nhất. Thông thường sẽ là 65% polyester và 35% cotton, nhưng vì có thêm sợi spandex nên tỷ lệ này sẽ có sự thay đổi nhằm tăng khả năng co giãn 4 chiều cho vải.

Phan loai vai cotton 4 chieu

  • Vải kate thun 4 chiều: Cũng là một chất liệu được kết hợp từ cotton, polyester và spandex. Nhưng trong thành phần vải, cotton chiếm tỷ lệ cao nhất nên bề mặt vải thoáng mát hơn vải thun mè 4 chiều.

II. Quy trình sản xuất vải cotton 4 chiều

1. Chuẩn bị các loại sợi vải cần thiết

Để dệt được vải cotton 4 chiều, cần phải có sợi cotton và sợi spandex. Bên cạnh đó, nhằm thay đổi một số tính chất và hạ giá thành xuống nên nhà sản xuất sẽ cho thêm sợi polyester vào.

  • Tạo sợi cotton: Để tạo được sợi cotton, trước hết phải thu hoạch cây bông. Cây bông khi thu hoạch sẽ được làm rụng hết lá. Sau đó tiến hành thu hoạch bông và tách sợi bông. Các sợi bông sẽ được làm sạch để khi dệt thành vải không bị vướng những bụi bẩn. Trước khi sợi bông được kéo thành những sợi vải, sợi bông phải được nấu bằng lò hơi nước và kết hợp với một dung dịch hoá học đặc biệt.
  • Tạo sợi spandex: Hai chất macroglycol và monomer diisocyanate sẽ được kết hợp với nhau để tạo ra prepolymer. Hỗn hợp tiếp tục được tiếp xúc với axit diamine để tạo thành một dung dịch đặc. Để làm lỏng dung dịch, hỗn hợp tiếp tục được pha loãng với dung môi Dmac và sau đó sẽ được đem đi kéo thành sợi spandex.
  • Tạo sợi polyester: Sợi polyester được tạo ra từ rượu và acid. Khi hai chất này kết hợp với nhau sẽ tạo ra một monomer, monomer lại một lần nữa tác dụng với acid để tạo thành polyme. Dung dịch sẽ được lọc bụi bẩn và tinh thể hoá một phần ở nhiệt độ 120 độ C. Trước khi được làm nóng chảy để tạo sợi, polyester sẽ được sấy lại ở nhiệt độ 160 độ C. Polyester nóng chảy sẽ đi qua máy bơm để vào bộ phận phun sợi. Sợi phun ra sẽ để nguội tự nhiên trong không khí.

2. Dệt vải

Sau khi đã đủ các nguyên liệu cần thiết cho việc dệt vải. Những loại sợi này sẽ được kéo căng nhằm giúp thay đổi độ dài và tăng độ bền cho sợi. Nếu dệt vải cotton 4 chiều nguyên chất, chỉ cần cho sợi cotton và sợi spandex vào máy để dệt. Hoặc nếu như nhà sản xuất muốn dệt vải thun mè 4 chiều hay vải kate thun 4 chiều, thì cả 3 loại sợi sẽ được kết hợp theo một tỷ lệ đã được quy đình cho từng loại vải.

Sau khi dệt vải hoàn thành, vải sẽ được nhuộm thành nhiều màu khác nhau, và chuyển đến các xưởng may để sản xuất trang phục hoặc các vật dụng cần thiết cho con người.

III. So sánh vải cotton 2 chiều và 4 chiều

1. Giống nhau

Vải cotton 2 chiều và cotton 4 chiều giống nhau ở các nguyên liệu tạo thành. Có ứng dụng tương tự nhau và đều có khả năng co giãn. Vải thoáng mát, thấm hút tốt và luôn đem lại sự thoải mái cho người dùng.

2. Khác nhau

So sanh vai cotton 2 chieu va 4 chieu

IV. Ưu điểm và nhược điểm của vải cotton 4 chiều

1. Ưu điểm

  • Độ thoáng khí cao: Vải cotton 4 chiều được dệt từ các sợi bông nguyên chất tự nhiên, nên giúp cho vải luôn được thoáng mát và tạo cảm giác dễ chịu cho làn da khi sử dụng vào mùa hè.
  • Co giãn tốt: Độ co giãn chính là ưu điểm lớn nhất của vải. Sự co giãn thoải mái theo 4 chiều giúp chất liệu luôn là sự lựa chọn hoàn hảo khi con người thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, hay phải làm công việc nặng nguyên ngày. Độ co giãn tốt còn giúp cho những bạn có thân hình ngoại cỡ không có cảm giác bị gò bó khi sử dụng.

Uu diem va nhuoc diem cua vai cotton 4 chieu

  • Khả năng hút ẩm tốt: Bên cạnh sự thoáng mát, vải còn có khả năng hút ấm rất tốt. Giúp cho mồ hôi luôn thoát ra được bên ngoài vải, không gây bết dính hay làm cho da bị bức bí vì mồ hôi.
  • Bề mặt vải mềm mại: Nếu so với cotton 2 chiều thì chất liệu có bề mặt mềm mại hơn, nhờ vào tỷ lệ spandex cao hơn mà vải cotton 4 chiều tạo được sự mềm mại cho làn da và cũng như ít bị nhăn hơn.

2. Nhược điểm

  • Độ bền không cao: Chất liệu được đánh giá là có độ bền không cao. Sợi spandex được xem là con dao hai lưỡi, nhờ vào thành phần này mà vải co giãn tốt. Tuy nhiên nếu như tỷ lệ của chất liệu này cao thì vải sẽ dễ bị biến dạng và cũng như form áo cũng dễ thay đổi so với hình dáng ban đầu.
  • Giá thành cao: Nếu so với cotton 2 chiều thì vải có giá cả cao hơn. Chính vì vậy người tiêu dùng sẽ sử dụng chất liệu cotton 2 chiều nhiều hơn. Giá cao làm cho những người ưa chuộng vải dễ gặp phải hàng dởm, hàng nhái.

V. Ứng dụng vải cotton 4 chiều là gì?

1. Áo thun cotton 4 chiều

Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu. Với độ co giãn thoải mái, vải cotton 4 chiều giúp người mặc luôn cảm thấy tự tin và nhẹ nhàng hơn. Ngoài những mẫu áo ôm dáng, chất liệu còn được may nhiều kiểu áo khác nhau, giúp người mặc đa dạng được phong cách và phối hợp được với nhiều loại trang phục khác.

Ao thun cotton 4 chieu

Bên cạnh những mẫu áo thun thông thường, vải cotton 4 chiều còn có thể được sử dụng để may các kiểu áo croptop, áo oversize, áo polo hay áo thun đồng phục.

Ung dung vai cotton 4 chieu la gi

2. Những loại trang phục khác

Với những tính chất và đặc điểm của chất liệu, vải được nhiều chị em sử dụng để may các kiểu váy thông dụng hàng ngày như váy ôm body, chân váy, váy suông và váy ngủ. Bên cạnh đó, chất liệu còn rất thích hợp để may các loại quần áo chơi thể thao, tập gym, yoga và earobic. Vải cotton 4 chiều còn được nhiều bạn chọn để may quần legging hay may đồ bộ ở nhà.

Vay cotton 4 chieu

Quan legging cotton 4 chieu

3. Trang trí nội thất

Tương tự như vải cotton 2 chiều, vải cotton 4 chiều cũng được sử dụng để trang trí nội thất. Vải tuy có giá thành cao, nhưng nếu so sánh với các chất liệu khác thường dùng để may rèm cửa, thì cotton 4 chiều lại có giá thấp hơn, rất tiện cho những gia đình có eo hẹp về kinh tế. Ngoài ra, vải còn được dùng để sản xuất các loại khăn trải bàn, vải bọc nệm, vỏ chăn…

VI. Một số lưu ý khi sử dụng vải cotton 4 chiều

  • Lộn trái trước khi giặt và phơi: Vải được làm từ cotton nên hiện tượng đổ lông là không thể tránh khỏi. Vì vậy khi giặt, bạn nên lộn trái vải lại để giúp bề mặt vải không tiếp xúc trực tiếp với thành máy giặt. Và khi phơi bề mặt vải không phải chịu ánh nắng trực tiếp chiếu vào, làm phai màu sản phẩm.
  • Không phơi dưới trời quá nắng: Chất liệu chịu nhiệt khá kém, nên khi phơi bạn nên phơi ở những nơi có bóng mát, có gió, hạn chế phơi khi trời đang còn quá nắng. Nhiệt độ quá cao sẽ làm vải dễ bị giãn.
  • Lưu ý khi phơi: Khi có nước thấm vào vải, trọng lượng của vải sẽ lớn hơn nhiều khi khô. Chính vì vậy trong quá trình phơi, nước sẽ làm cho vải có hiện tượng bị trĩu xuống. Việc cần làm đó chính là bạn hãy phơi vải theo chiều nằm ngang, giúp giảm được trọng lực tác động lên áo quần.
  • Hạn chế giặt máy: Vải rất dễ bị co giãn nhiều, nên tốt nhất bạn hãy giặt bằng tay. Và chắc chắn rằng nếu như áo quần được giặt bằng tay sẽ có tuổi thọ cao hơn khi giặt bằng máy.

Vải cotton 4 chiều tuy có ưu điểm nhiều hơn cotton 2 chiều, nhưng bù lại độ bền không cao. Vậy nên các bạn muốn chọn loại vải nào thích hợp để may trang phục, hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi đã chia sẽ nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại mọi người trong những thông tin bổ ích sau.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết