Vải dệt kim không chỉ riêng cho một loại vải nào hết, mà đó là tên gọi chung cho nhiều loại vải có chung một cách dệt. Vậy để biết vải dệt kim là gì? Và các loại vải dệt kim hiện nay được sử dụng phổ biến ra sao? Mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều, tìm hiểu một số thông tin được tổng hợp dưới đây.
- Hàng Outlet là gì? Ưu nhược điểm & lưu ý khi mua hàng từ Outlet Store
- Sơ vin là gì? 5 kiểu sơ vin đẹp cho nam nữ phổ biến hiện nay
I. Vải dệt kim (Knit fabric) là gì?
1. Đặc trưng cấu tạo của vải dệt kim
Vải dệt kim (knit fabric) là loại vải dệt được hình thành giữa các vòng sợi đan xen với nhau. Các sợi vải được đưa theo chiều ngang, để tạo thành các hàng vòng được khóa riêng theo chiều dọc với vòng lặp tương ứng ở hàng ngang tiếp theo. Đây là kiểu đan có thể được thực hiện bằng tay, sử dụng hai kim dệt kim và một cuộn len tròn.
Máy dệt kim ngoài việc tạo ra các loại vải có bề mặt phẳng, thì cách dệt này cũng có thể sản xuất ra được những loại vải hình ống tùy theo loại. Theo cách dệt này, các vòng lồng vào nhau tạo thành các hàng dọc được gọi là Wales. Còn các hàng ngang được gọi là các Courses. Hai đường này gặp nhau tại giao điểm và tạo thành một góc 90 độ.
Vải dệt kim có độ đàn hồi cao, co giãn tốt. Vải có khả năng thoáng khí cao, ít nhăn nên luôn giúp trang phục có phom dáng chuẩn. Tăng thêm tính thẩm mỹ và độ bền cho chất liệu. Vải dệt kim có độ thoáng khí cao, tạo sự thoải mái cho người mặc.
Các loại sợi được dùng để dệt kim có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoặc các loại sợi nhân tạo. Tuy nhiên, để đảm bảo được độ đàn hồi cao, các loại sợi chủ yếu được sử dụng là sợi nhân tạo, sử dụng các thành phần hóa học là phần lớn. Vải dệt kim có thể dày hoặc mỏng, tùy vào loại sợi tạo nên chúng.
2. Đặc điểm của vải dệt kim
a. Ưu điểm
- Bề mặt vải mềm mại: Vải dệt kim tuy có kết cấu đơn giản, nhưng bề mặt vải lại mềm mại vô cùng. Đặc biệt đối với các loại vải được dệt từ sợi polyester, thì chất liệu thể hiện rõ được ưu điểm này hơn.
- Có độ thoáng khí cao: Đối với những loại vải được sử dụng vào mùa hè, cách dệt này giúp vải luôn thoáng mát, dễ chịu. Không gây ra cảm giác bức bí hay khó chịu cho người sử dụng.
- Độ co giãn tốt: Chất liệu có độ co giãn rất tốt, nên thường được mọi người sử dụng để may các loại áo, hay trang phục ôm dáng. Vải còn thích hợp sử dụng vào mùa hè, vì chúng có độ đàn hồi rất cao.
- Khả năng giữ nhiệt tốt: Theo cách dệt này, vải len là loại vải được sử dụng phổ biến nhất. Vậy nên chúng có khả năng giữ nhiệt rất tốt, giúp người mặc giữ ấm cơ thể một cách hoàn hảo.
- Ít nhăn: Vì vải có độ co giãn lớn, nên khi tạo các nếp gấp trên bề mặt vải, không làm cho chất liệu bị nhăn. Bạn có thể gấp quần áo một cách thoải mái, mà không sợ trang phục bị mất phom dáng.
b. Nhược điểm
- Dễ bị tuột vòng đan: Khi một sợi chỉ bị tuột ra, dễ làm cho những vòng sợi khác trên bề mặt vải mất đi sự liên kết. Điều này làm cho tấm vải dễ bị mất đi hình dáng ban đầu.
- Mép vải dễ bị quăn: Hai bên mép của vải dễ bị quăn sau khi sử dụng. Chính vì vậy, sẽ mất nhiều thời gian làm thẳng vải. Ngoài ra nó còn làm cho trang phục bị mất đi tính thẩm mỹ.
3. Các phương pháp sản xuất vải dệt kim
Vải dệt kinh được sản xuất theo hai phương pháp chính là đan dọc, và đan ngang. Theo mỗi phương pháp, sẽ có những loại vải khác nhau được tạo ra.
a. Phương pháp đan ngang
- Dệt kim đơn: Bao gồm có hai loại vải là vải Jersey và vải Lacoste
- Dệt kim đôi: Bao gồm các loại vải: Rib, Kim Tuyến, Interlock, Cable, Milano Ribs, Intarsia, Jacquard Jerseys, Terry, Velour, Sliver, vải lông cừu, vải bông Pháp.
b. Phương pháp đan dọc
Đối với phương pháp đan dọc, vải dệt kim có hai loại vải chính là vải Hoa Mai, và vải Raschel.
II. Các loại vải dệt kim và tên các loại vải dệt kim
1. Vải dệt kim phẳng hoặc vải Jersey
Đây là loại vải có các đường thẳng đứng được dệt bằng phẳng, ở cả mặt trước và mặt sau của vải. Trước đây vải Jersey có hai bề mặt khác nhau, nhưng sau này đã được cải tiến và tạo thành 2 mặt phải. Giúp cho vải tăng khả năng ứng dụng cao hơn. Chất liệu được đan bằng vải len, cotton, hoặc sợi tổng hợp. Vải Jersey có thể được dệt bằng tay hoặc dệt bằng máy.
Vải khi bị mất đoạn đầu cố định, thì phần chỉ này sẽ chạy rút khỏi hết những mối nối khác. Ứng dụng dệt này thường dùng cho vải polyester hay nylon, ứng dụng nhiều cho việc may đồ lót nam hay áo thun nam.
2. Vải dệt kim kim tuyến
Loại vải dệt kim có hai bề mặt hoàn toàn giống nhau. Vải dệt kim kim tuyến không bằng phẳng như vải Jersey. Với cách dệt này, vải có thể tạo ra các kiểu dáng và hoa văn hấp dẫn khác nhau. Vải được ứng dụng trong việc may các loại áo len có trọng lượng lớn. Để tạo ra được loại vải này, cần mất nhiều thời gian hơn so với những loại vải dệt kim khác. Vải luôn có độ phẳng và có thể kéo giãn nhiều theo hướng dọc của vải.
3. Vải Rib
Vải rib dệt kim có đặc điểm đặc biệt chính là các Wales đều xuất hiện ở mặt trước, và mặt sau của vải. Vải rib có độ co giãn rất tốt, chất liệu được dùng để tạo gân ở cổ tay áo, ở đường viền cổ áo. Vải có thể sử dụng được cả hai mặt, nên rất tiện dụng cho người mặc, khi muốn thay đổi về bề ngoài của trang phục. Vải rib có 2 phiên bản khác nhau là “rib stitch” và “milano rib”.
4. Vải interlock
Vải interlock là một trong những loại vải dệt kim khá được ưa chuộng hiện nay. Vải có bề mặt tương tự như tổ ong, mặt trước và mặt sau của vải hoàn toàn giống nhau. Vải interlock có đường may sườn, và có trọng lượng lớn hơn một số loại vải dệt kim khác. Với cách dệt này, chất liệu tạo ra những đường vải móc và khóa vào nhàu, giúp cho vải không bị cong mép hay bị rách.
5. Vải dệt kim đôi
Các sợi vải trên bề mặt tương tự như các mũi khóa lồng vào nhau. Cách dệt vải nhìn có vẻ gọn hơn và mịn hơn. Khi kéo căng vải, chất liệu không bị rạn hoặc tạo ra những lổ hỏng quá lớn. Là loại vải có các đường gân đều hình thành rõ trên cả hai mặt vải. Vải dệt kim đôi hay Double Knits cũng không quăn ở mép, hay dễ bị rách.
6. Vải dệt kim sợi dọc
Chất liệu được sản xuất bằng máy dệt là chủ yếu. Được hình thành bởi sự trợ giúp của chùm sợi dọc. Bề mặt vải có các vòng đan dọc hơi ngiêng. Mặt sau của vải lại có các vòng đan nằm ngang nghiêng. Vải dệt kim sợi dọc được cấu tạo với các vòng sợi, được tạo thành theo chiều dọc hoặc chiều dọc.
7. Vải dệt kim Tricot
Đây là loại vải được làm từ sợi Filament, vải được tạo từ máy dệt kim 3 trục. Vải có bề mặt trơn, và có cấu tạo tương tự như những thiết kế hình học. Bề mặt trước của vải có các vân dọc, bề mặt sau lại là các đường vân chéo.
8. Vải dệt kim Raschel
Raschel là loại vải dệt kim được sản xuất từ nhiều loại sợi khác nhau. Đây là một loại vải khá đặc biệt, vì bề mặt của vải được thiết kế rất độc đáo. Chúng có giao diện không gian mở, và có hiệu ứng như hình ảnh ba chiều.
9. Vải dệt kim cáp
Chất liệu được dệt bằng kỹ thuật chuyển vòng, ta sẽ thấy nổi lên trên bề mặt vải những đường vân tương tự như cấu tạo của sợi dây thừng. Những đường vân nổi này, được đan từ các sợi Wales. Vải được sử dụng nhiều để may các loại áo len.
10. Vải dệt kim mắt chim
Vải mắt chim còn được gọi là vải Bird’s eye. Tại sao vải có tên gọi này, vì trên bề mặt vải, ta sẽ thấy các lỗ nhỏ li ti tựa như mắt chim. Vải được dệt từ nhiều sợi vải màu khác nhau, nên tạo ra hiệu ứng màu xáo trộn rất nổi bật. Đây là loại vải mà nhiều phụ nữ rất thích sử dụng.
11. Vải dệt kim Pointelle
Là một loại vải dệt kim đôi, có đặc điểm tương tự như vải ren. Vải có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt, nhưng những lỗ nhỏ này lại được tạo theo các quy tắc trên hoa văn. Vải thích hợp để may áo sơ mi và các loại áo khoác mỏng cho phụ nữ và em bé.
12. Vải dệt kim Intarsia
Bề mặt của chất liệu có nhiều hòa văn như thổ cẩm. Những hoa văn này được dệt từ nhiều sợi vải màu khác nhau, và cũng dược dệt từ nhiều loại sợi khác nhau. Hai bề mặt vải có hoa văn giống nhau, nhưng mặt sau sợi vải lại không nổi lên như mặt trước. Đây chính là đặc điểm để phân biệt rõ được 2 mặt của vải.
13. Vải dệt kim Jacquard
Vải Jacquard là loại vải đươc dệt bằng máy dệt kim tròn, được đặt chế độ dệt Jacquard nên vải được tạo ra với những hoa văn nổi rất đẹp. Khi dệt sẽ có những loại sợi riêng để tạo nên đường liên kết vải. Những loại sợi màu sẽ được đặt riêng để dệt nên các hoa văn. Vải Jacquard cũng được sử dụng khá rộng rãi, trong việc sản xuất các loại áo len.
III. Ứng dụng vải dệt kim trong đời sống hiện nay
Cũng tương tự như các loại vải khác, vải dệt kim được sử dụng phổ biến để sản xuất may mặc. Tuy nhiên, tuy theo từng dặc điểm và tính chất của các loại vải, mà chúng được ứng dụng khác nhau:
- Vải Jersey: Có độ mỏng tương đối, độ co giãn trung bình nên thường được ứng dụng trong các sản phẩm may mặc sau.
- Váy đầm
- Đồ lót
- Quần dài
- Áo thun
- Vải Ribs: Là loại vải có nhiều đường gân, nên thích hợp cho các ứng dụng sau.
- May viền cổ tay
- May viền cổ áo
- Viền mắt cá chân
- Viền eo
- Vải dệt kim đôi: Là loại vải có độ co giãn thấp, nhưng cũng được ứng dụng khá nhiều trong may mặc.
- Quần áo trẻ em
- váy
- Áo khoác
- Váy
- Quần dài
- Vải interlock: Vải interlock cũng được ứng dụng tương tự để may trang phục như:
- Váy đầm
- Quần áo thể thao
- Đồ lót
- Vải Raschel: Vải có bề mặt dày và ít khe hở, nên ngoài việc sử dụng để may quần áo, chất liệu còn được dùng để may phụ kiện.
- Áo khoác
- Túi xách
- Balo
- Vải dệt kim Tricot: Có cấu tạo tương tự như vải ren, nên chất liệu chủ yếu được sử dụng để may đồ lót cho nữ.
Xem thêm:
- Vải dệt thoi là gì? Đặc điểm, tính chất & các thông số cơ bản
- Vải không dệt là gì? Đặc tính, ưu nhược điểm & ứng dụng trong cuộc sống
Như vậy, vải dệt kim là tên gọi chung của các loại vải, được dệt theo phương pháp các vòng sợi đan xen với nhau. Ngoài ra, đây còn là tên gọi để phân biệt với các loại vải dệt thoi. Mặc dù đều là vải dệt kim, nhưng mỗi loại vải đều có một đặc điểm và ứng dụng riêng biệt. Và dựa vào những ưu điểm, nhược điểm của chất liệu, người tiêu dùng từ đó sẽ đưa ra quyết định phù hơp cho trang phục mà mình lựa chọn.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm: