Vải kháng khuẩn là gì? Đặc điểm & các ứng dụng của vải kháng khuẩn

1 năm trước 27

Trên thị trường hiện nay, ngoài những loại vải thông thường, các nhà sản xuất còn cho ra đời chất liệu vải kháng khuẩn. Đây là một loại vải rất hữu ích, giúp bảo vệ sức khỏe cho con người. Vải kháng khuẩn cũng đa dạng và phong phú như vải thông thường, tuy nhiên chúng sẽ có những đặc điểm khác biệt. Để nhận biết được đâu là vải kháng khuẩn, cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu một số thông tin dưới đây để biết vải kháng khuẩn là gì nhé.

top cac loai vai khang khuan hien nay

1. Vải kháng khuẩn là gì?

Vải kháng khuẩn là loại vải đã trải qua một quá trình xử lý hoạt chất, để có thể chống lại được vi trùng, vi khuẩn. Giúp cho người sử dụng được bảo vệ an toàn, cũng như giúp làm tăng tuổi thọ của sản phẩm. Với tình trạng môi trường như hiện tại, khi có rất loại vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người như: Rubella, dịch hạch, SARS, A/H5N1, Covid 19… thì nhu cầu loại vải này càng được tăng cao, cũng như chúng được tạo ra với chất lượng tốt hơn.

hinh anh vai khang khuan la gi

Ngoài các loại vi khuẩn gây bệnh, thì để bảo vệ con người trước những làn khói, bụi bẩn, thì vải kháng khuẩn cũng thật sự rất cần được sử dụng trong những trường hợp này. Với vải kháng khuẩn, những vật dụng được tạo ra từ chất liệu này sẽ hạn chế bị ẩm mốc, sinh ra nhiều mùi hôi khó chịu mặc dù phải tiếp xúc với các chất buị bẩn. Đây cũng là lý do mà các loại vật dụng này có độ bền cao hơn.

Vải kháng khuẩn có chứa nhiều ion kim loại bao gồm: ion Đồng, ion Kẽm, ion Bạc. Đây là những ion kim loại có đặc tính kháng khuẩn rất cao. Và trong khoảng thời gian gần đây, thì ion bạc là kim loại được sử dụng phổ biến nhất để kháng khuẩn, đặc biệt là sử dụng trong điều trị vết thương hở. Ba loại ion đồng, kẽm, bạc có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, cũng như không gây hại đến cho người sử dụng, vậy nên đây là nhưng ion kim loại chủ yếu được sử dụng để sản xuất vải kháng khuẩn.

Theo một số thử nghiệm kháng khuẩn đối với nấm Candida albicans, thì khi cho ion đồng và ion kẽm vào kết hợp với sợi chitosan, loại nấm này đã giảm rất đáng kể. Với inon đồng, tỷ lệ kháng khuẩn tăng lên đến 96.2 %, còn đối với ion kẽm thì tỷ lệ kháng khuẩn lại cao đến 97.7%.

vai khang khuan

2. Các loại vải kháng khuẩn

Vải kháng khuẩn có thể được dệt từ nhiều loại chất liệu khác nhau, tuy nhiên chúng được phân theo ba loại chính là vải dệt kim kháng khuẩn, vải không dệt kháng khuẩn, vải dệt thoi kháng khuẩn.

a. Vải dệt kim kháng khuẩn

Vải dệt kim được sản xuất bằng sự liên kết giữa các vòng sợi với nhau. Vải dệt kim rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vậy nên đây là chất liệu rất được chú trọng để tạo ra lớp kháng khuẩn. Khi sản xuất vải dệt kim, trong giai đoạn thêm các chất phụ gia để làm mềm vải, các chất kháng khuẩn cũng được sử dụng ngay lúc này để chúng giữ giặt bên trong từng sợi vải.

vai det kim khang khuan

b. Vải không dệt kháng khuẩn

Vải không dệt kháng khuẩn có bề mặt xơ, không mềm mại. Chất liệu được tạo ra bằng phương pháp nóng chảy, ma sát để các sợi xơ được kết dinh lại với nhau một cách ngẫu nhiên. Vải không dệt kháng khuẩn không tuân theo các quy luật liên kết sợi, mà chúng kết hợp một cách ngẫu nhiên do nhiệt độ cao tạo nên. Khâu sản xuất đơn giản hơn nên vải không dệt kháng khuẩn có mức giá thấp hơn nhiều so với vải dệt kim kháng khuẩn.

Để tạo nên vải không dệt kháng khuẩn, thông thường sẽ có hai cách kéo sợi cơ bản. Với kỹ thuật kéo sợi nóng chảy, thì nhựa polyme sẽ được tác dụng bởi nhiệt độ cao, khiến cho chất liệu nóng chảy và đi qua vòi phun sợi. Các sợi vải này sẽ được gom lại, tạo thành một lớp đệm xơ. Sau đó dùng máy đè nén lớp đệm xơ này lại, với lực ép, và trọng lực sẽ biến lớp đệm xơ thành một tấm vải.

Còn đối với kỹ thuật thổi chảy, nhựa polyme cũng sẽ được làm nóng chảy bởi nhiệt độ cao. Sau đó cho chất lỏng chạy qua vòi phun để tạo thành các sợi vải nhỏ. Theo phương pháp này thì lớp xơ có độ mảnh cao hơn. Vì chúng phải chịu sự tác động thổi của áp suất, khí nóng. Cuối cùng phần xơ này được gom lại để tạo thành vải không dệt.

Và khi được sử dụng để làm vải kháng khuẩn, các lớp đệm xơ này thường được ghép từ 3 lớp dến 5 lớp. Những lớp đệm dày thường là lớp ngoài cùng, nhằm giúp cản lại được những không khí bẩn. Còn bên trong sẽ là lớp đệm mỏng Melt blown, lớp đệm này sẽ giúp người sử dụng không bị khó chịu, hay giúp cho da có độ thoáng khí cao hơn. Khi vải được tạo ra càng nhiều lớp, thì khả năng kháng khuẩn sẽ càng cao.

vai khong det khang khuan

c. Vải dệt thoi kháng khuẩn

Vải dệt thoi là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loại vải được hình thành trên khung dệt. Khung dệt có thể là do con người thực hiện, hoặc khung dệt công nghiệp. Vải được sản xuất dựa trên nguyên lý là sự liên kết giữa các sợi ngang và sợi dọc. Chúng được đan xen hai hoặc nhiều sợi ở các góc vuông với nhau.

Mặc dù là sự đan xen liên kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợi dọc, nhưng chúng vẫn có khe hở làm cho các hạt bụi li ti hay vi khuẩn có khả năng lọt vào bên trong. Vậy nên, nhà sản xuất đã sử dụng các chất kháng khuẩn để tạo nên vải dệt thoi kháng khuẩn. Vải dệt thoi khi sử dụng ion kim loại để bảo vệ, sẽ giúp chất liệu giảm được mùi hôi ẩm khó chịu. Các chất liệu dệt thoi kháng khuẩn thường được sử dụng trong y tế, bệnh viện, hay là chất liệu chính để may chăn ga gối cho bệnh nhân.

vai det thoi khang khuan

3. Tiêu chuẩn thử nghiệm vải kháng khuẩn

Để sản xuất được vải kháng khuẩn, chất liệu phải được công nhận theo một số tiêu chuẩn sau:

  • BS EN ISO 20743:2007: Đây là tiêu chuẩn đánh giá khả năng kháng khuẩn, áp dụng cho vải dệt và vải không dệt. Tiêu chuẩn được sử dụng không chỉ để đánh giá cho vải, mà còn nhiều đò dùng khác trong gia đình được sản xuất và may từ vải. Để thử nghiệm vải kháng khuẩn, nhà kiểm nghiệm sẽ sử dụng các phương pháp như: Phương pháp hấp thụ, phương pháp cấy truyền và phương pháp in.
  • BS EN ISO 20645:2004: Đây là phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn của cá sản phẩm dệt. Với tiêu chuẩn này, đối tượng đánh giá sẽ được so sánh nồng độ để đánh giá hiệu quả kháng khuẩn.
  • AATCC TM100: Ngoài hai tiêu chuẩn trên thì đây là tiêu chuẩn được ứng dụng phổ biến nhất, và có độ chính xác cao nhất. AATCC TM100 là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng kháng khuẩn của sản phẩm dệt may. Và đây cũng là một tiêu chuẩn ít gây ra cá tác động xấu cho môi trường.

4. Sự khác nhau giữa vải kháng khuẩn và vải thường

Vải kháng khuẩn sau khi đã được xử lý với các hợp chất bảo vệ, sẽ ngăn được nhiều vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Điều này sẽ giúp cho chất liệu không bị ẩm mốc, hay bị các tác đông bên ngoài môi trường làm vải bị ố màu, giảm tính thẩm mỹ. Thay vào đó, khi các loại vải thông thường bị mồ hôi, hay không khí ẩm tác động vào, thì chúng sẽ nhanh chóng bị xỉn màu, xuất hiện các đốm mốc trên bề mặt.

Trong quá trình sản xuất, vải kháng khuẩn phải trải qua nhiều công đoạn hơn vải thông thường, để thêm các chất kháng khuẩn vào. Vậy nên, vải kháng khuẩn có mức giá cao hơn vải thông thường. Bên cạnh đó, vải kháng khuẩn cũng sẽ có độ bền, cũng như có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với vải thông thường.

5. Các phương pháp để sản xuất vải kháng khuẩn

Không chỉ phải trải qua một quá trình sản xuất vải thông thường, chất liệu còn phải thực hiện phương pháp để đưa các hợp chất kháng khuẩn vào bên trong vải. Vậy các phương pháp sản xuất hiện tại để tạo ra vải kháng khuẩn bao gồm những gì?

  • Phương pháp vật lý: Phương pháp vật lý hay còn được gọi là phương pháp rào cản, phương pháp tạo màng polyme. Đây là phương pháp đơn giản, không gây hại đến con người và môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, tính chất của vải bị tác động lớn, gây ảnh hưởng đến đặc tính vật lý vốn có của chất liệu. Phương pháp chỉ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong vải, chứ không thể ngăn sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt vải.
  • Phương pháp hóa lý: Để khắc phục được hạn chế vi khuẩn phát triển, sinh sôi trên bề mặt vải, phương pháp hóa lý đã ra đời để thay thế. Với phương pháp này, các chất kháng khuẩn được đưa lên vải bằng cách ngấm ép, tận trích. Những chất kháng khuẩn được sử dụng trong phương pháp này bao gồm ion kim loại, triclosan, amoni bậc bốn, chitosan và dẫn xuất của chitosan. Đây là phương pháp kháng khuẩn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, được thực hiện sau khi vải được tẩy trắng và nhuộm màu

6. Đặc điểm vải kháng khuẩn

Tương tự như những loại vải khác, vải kháng khuẩn cũng có những ưu và nhược điểm riêng biệt.

a. Ưu điểm

  • Bảo vệ sức khỏe con người: Giúp con người ngăn chặn được những vi khuẩn có hại trong không khí. Với tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng, cũng như nhiều loại virus đã xuất hiện nhiều hơn, thì việc sử dụng vải kháng khuẩn rất quan trọng. Chúng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, và giúp con người tránh được những tác động xấu từ bên ngoài.
  • Độ bền cao: Với lớp kháng khuẩn được sản xuất hòa quyện bên trong, giúp các sợi vải được bảo vệ tốt nhất. Ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt vải, nên chất liệu luôn có độ bền cao, đảm bảo được tính thẩm mỹ.
  • Có khả năng chống thấm nước: Lớp kháng khuẩn còn giúp ngăn chặn các giọt bắn từ người đối diện, giúp bảo vệ sức khỏe cho con người được hoàn hảo hơn.
  • Dễ dàng trong việc bảo quản và vệ sinh: Với vải không dệt, thì chất liệu thường được sử dụng trong một lần Nhưng đối với vải dệt kim hay dệt thoi kháng khuẩn, thì sau khi sử dụng chúng cần được vệ sinh sạch sẽ và có cách bảo quản tốt. Tuy nhiên, việc bảo quản chất liệu rất đơn giản, không quá cầu kỳ, giúp người sử dụng được thuận tiện hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian.
  • An toàn cho da: Chất liệu kháng khuẩn rất an toàn cho da, nên có thể sử dụng được cho mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm hay dị ứng.

b. Nhược điểm

  • Chất kháng khuẩn giảm dần theo thời gian: Sau khi đã được sử dụng và giặt rửa, thì khả năng kháng khuẩn của sản phẩm giảm chỉ còn 60%. Và sau khi đã trải qua nhiều lần vệ sinh, thì khả năng kháng khuẩn của vải sẽ không còn.
  • Xảy ra hiện tượng bết dính: Vải kháng khuẩn khi bị ướt sẽ gây ra các hiện tượng bết dinh vào da. Điều này làm cho người sử dụng không được thoải mái. Và đôi khi chúng còn làm cho người sử dụng bị khó thở.
  • Khả năng tự phân hủy kém: Vải kháng khuẩn khi thải ra bên ngoài môi trường thì chúng sẽ có thời gian tự phân hủy rất chậm. Vậy nên, để đảm bảo lượng rác thải này được phân hủy hoàn toàn, cần có sự tác động của con người.

7. Ứng dụng vải kháng khuẩn

Vải kháng khuẩn có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt trong ngành y tế và để bảo vệ sức khỏe cho con người. Có thể điểm qua một số ứng dụng của vải kháng khuẩn như sau:

a. May đồ gia dụng

Như chúng ta đã biết đồ da dụng được sản xuất từ vải sẽ bao gồm như khăn tắm, rèm cửa, chăn ga gối,… Khi dùng vải kháng khuẩn để may đồ gia dụng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn do tuyến mồ hôi gây ra. Bên cạnh đó, bụi bẩn trong không khí sẽ được lớp bảo vệ của vải ngăn chặn lại, không làm cho đồ gia dụng bị các vết bẩn bám sâu bên trong. Tuy nhiên, hiện nay chất liệu đa phần chỉ được dùng để may đồ gia dụng trong bệnh viện. Vì chất liệu có giá thành cao, nên không nhiều gia đình chọn lựa để sử dụng.

chan ga goi vai khang khuan

b. Phục vụ quân đội

Để bảo vệ sức khỏe tuyệt đối cho lực lượng nồng cốt, chất liệu được sử dụng để may đồng phục trong quân đội, sản xuất các loại lều, thảm và nhiều vật dụng tư trang khác.

c. Sản xuất may mặc, phụ kiện

Ngoài việc được sử dụng để may đồ gia dụng, vải kháng khuẩn còn được ứng dụng để may quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em. Da trẻ em dễ mẫn cảm với bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, vậy nên sử dụng chất liệu này để may trang phục cho trẻ em là rất cần thiết.

quan ao tre em khang khuan

Ngoài ra, vải kháng khuẩn chủ yếu để sản xuất các loại trang phục phải thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn như áo khoác, hay đồ thể thao. Mũ cũng là một loại phụ kiện được sản xuất từ loại chất liệu vải này. Vì nhu cầu sử dụng của con người chính là giúp bảo vệ cho mái tóc và da đầu luôn được sạch sẽ. Và khi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh cũng sẽ không làm cho vải bị ẩm mốc.

d. Sử dụng trong y tế

Trong y tế, loại vải kháng khuẩn được sử dụng chủ yếu là vải không dệt. Và chất liệu được ứng dụng để sản xuất quần áo bảo hộ y tế, khẩu trang, găng tay… Bên cạnh đó, áo Blouse, mũ y tế, ra trải giường bệnh, rèm cửa… cũng sử dụng vải kháng khuẩn. Chúng giúp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, và đội ngũ y bác sĩ làm việc được an toàn hơn.

ung dung vai khang khuan trong y te

vai khang khuan may khau trang y te

Xem thêm:

Vải kháng khuẩn nếu như trước đây chỉ được sản xuất và sử dụng trong y tế, thì ngày nay nhu cầu của con người ngày càng được mở rộng hơn. Chất liệu được tạo ra với số lượng lớn nhằm giúp bảo vệ con người trước những tác hại xấu của bụi bẩn, virus… Vậy nên, dù có phải bỏ ra một số tiền lớn hơn, nhưng con người vẫn lựa chọn loại vải này để phục vụ cho cuộc sống, cho nhu cầu sản xuất may mặc.

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết