Bạn đã bao giờ nghe đến vải viscose hay vải rayon chưa? Đây là loại vải được sử dụng cũng khá phổ biến vào mùa hè nhờ vào độ thoáng khí tuyệt vời của chất liệu. Và để cập nhật được nhưng thông tin mới cho loại vải tiếp theo, mời các bạn cùng May In Thêu Hải Triều tìm hiểu thông tin để biết vải viscose là gì?
- Vải Bamboo là gì? Nguồn gốc, đặc điểm & ứng dụng chất liệu vải sợi tre
- Vải Gấm là gì? Nguồn gốc, đặc điểm & ứng dụng của vải gấm trong may mặc
I. Vải Viscose là gì?
- Tên vải: Viscose
- Vải còn được gọi là: Rayon
- Thành phần vải: Xenlulo từ gỗ và các chất tổng hợp
- Độ thoáng khí: Cao
- Khả năng hút ẩm: Cao
- Khả năng giữ nhiệt: Trung bình
- Độ co giãn: Trung bình
- Quốc gia nơi vải được sản xuất đầu tiên: Vương quốc Anh
- Quốc gia sản xuất / xuất khẩu lớn nhất hiện nay: Trung Quốc
- Nhiệt độ giặt khuyến nghị: Lạnh
- Thường được sử dụng trong: Quần áo, đồ gia dụng, thắt lưng công nghiệp, lụa thay thế
1. Khái niệm
Vải Viscose là vải bán tổng hợp được tạo thành bởi việc khai thác cellulose từ bột gỗ. Vải có độ bóng mịn nên thường được thay thế cho vải lụa.
Ngoài ra vải viscose còn được gọi với cái tên khác là vải Rayon.
Vải Viscose được làm từ bột gỗ là thành phần tự nhiên, nhưng để tạo thành vải thì nó phải trải quá một quá trình dài có xúc tác của các chất hoá học nên vải viscose mới được xem là vải bán tổng hợp.
2. Nguồn gốc của vải viscose
Năm 1892, vải viscose được phát mình bởi Charles Cross và Edward Bevan. Khi cellulose được xử lý bằng hợp chất hoá học natri hydroxit và carbon bíulfit. Lúc này một chất lỏng như mật ong được hình thành. Chất lỏng này đã được chế tạo thành thể rắn để tạo ra sợi vải, nhưng các nhà phát minh đã không thành công.
Cho đến năm 1899, khi đã mua được bản quyền sản xuất sợi từ viscose, Charles Cross đã chế tạo ra được các sợi viscose hoàn hảo bằng cách phát triển “Hộp Topham”, quay với tốc độ 3.000 vòng/phút. Từ đó, vải sợi viscose đã được sản xuất nhiều nơi trên thế giới dưới sự cấp phép của Charles Cross.
3. Các loại vải viscose
- Nitrocellulose: Đây là loại vải viscose được làm từ sợi tơ nhân tạo, được sản xuất vào năm 1891. Tuy nhiên vải rất dễ bị cháy và giá thành lại rất cao nên đến đầu năm 1900, vải đã ngừng sản xuất.
- Viscose thông thường: Là loại vải được sản xuất bằng phương pháp hiện đại của Charles Frederick Cross. Theo phương pháp này vải viscose được sản xuất rất rộng rãi bởi giá thành hợp lý với người tiêu dùng. Rayon được sản xuất theo phương pháp này cũng được ứng dụng nhiều vào các ngành công nghiệp.
- Viscose lyocell: Đây là loại vải viscose mà cellulose được hoà tan trong dung môi N-methylmorpholine N-oxide. Tuy có phương pháp khác với viscose thông thường nhưng hai loại vải có độ bền hầu như tương tự nhau. Khác với Viscose thông thường thì lyocell phát triển đầu tiên tại Hoa Kỳ.
- Modal: Loại vải này cứng và bền hơn, ngoài những chất cần thiết ra vải còn được dệt chung với cotton và spandex để làm các đồ gia dụng.
II. Quy trình sản xuất vải viscose
1. Khai thác cellulose
Để tạo ra được rayon, trước hết phải khai thác cellulose từ bột gỗ. Vụn gỗ khi đem về sẽ được ngâm hoà tan trong dung dịch NAOH để bột gỗ có màu nâu.
2. Tạo cellulose kiềm
Những bột gỗ này tiếp tục được cho vào xút để tạo thành cellulose kiềm. Bước làm này giúp bột gỗ bỏ đi được các tạp chất còn sót lại.
3. Tạo tấm ép
Dùng hai con lăn để ép bột gỗ cho chảy phần nước đi. Lúc này chỉ còn lại là những tấm gỗ được ép mỏng và khô. Những tấm ép này sẽ được cắt nhỏ tạo thành những vụn trắng.
4. Tạo vụn vàng
Những vụn trắng sẽ tiếp tục được hoà với oxy tinh khiết và carbon disulphide. Sau khi được hoà với các chất này những miếng vụn trắng sẽ thành những vụn vàng.
5. Tạo rayon
Miếng vụn vàng sẽ được hoà tan với axit sunlfuric để tạo thành một chất lỏng nhớt có màu vàng như mật ong. Dung dịch này chính là rayon.
6. Lọc dung dịch
Rayon tiếp tục được lọc để loại bỏ những phần không tan rồi sau đó lại được khử khí để khi sản xuất sợi những bọt khí này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sợi.
7. Tạo sợi
Dung dịch này được đưa vào máy có các lỗ nhỏ như vòi hoa sen để quay và phun sợi. Những sợi ướt này sẽ tiếp tục được ngâm vào bể axit sulfuric để tạo thành các sợi tơ rayon.
8. Dệt vải
Những sợi tơ sẽ được kéo dài để tạo độ bền và độ dai cho sợi. Và cuối cùng những sợi tơ này sẽ được đem đi để dệt thành vải.
III. Ưu điểm và nhược điểm của vải viscose
1. Ưu điểm
- Độ thoáng khí cao: Vải viscose độ thoáng khí rất cao, giúp người mặc luôn có cảm giác mát mẻ và không gây bức bí vào những ngày trời nóng.
- Độ hút ẩm cao: Ngoài độ thoáng khí cao, viscose cũng có khả năng hút ẩm tốt, nên rất thích hợp để may các loại trang phục thể thao hay dùng cho những ai vận động nhiều hay ra mồ hôi.
- Giữ màu tốt: Vải viscose không bị phai màu khi được giặt nhiều lần, ưu điểm này giúp cho sản phẩm trông luôn mới mẻ và tươi mới.
- Không gây dị ứng: Bề mặt vải rất mềm mại nên không gây ra cảm giác khó chịu với làn da. Ngoài ra đối với những làn da nhạy cảm, vải viscose cũng không gây dị ứng.
- Mềm mại: Vải viscose được đánh giá là loại vải rất mềm mại và có thể thay thế được cho lụa.
- Giá cả phải chăng: So với lụa thì vải viscose có giá thấp hơn. Vì vậy để có thể sử dụng chất vải tương tự như lụa nhưng vẫn an tâm về tài chính thì vải viscose là một sự lựa chọn hoàn hảo.
2. Nhược điểm
- Vải bị co lại: Sau mỗi lần giặt, vải viscose thường sẽ bị co lại một ít nên đây được xem là nhược điểm lớn nhất của chất liệu này.
- Chịu nhiệt kém: Chất lượng của vải viscose hầu như sẽ bị giảm đi nếu như vải bị tiếp xúc nhiệt độ cao. Vì vậy để đảm bảo được chất lượng của vải, không nên phơi áo quần dưới ánh nắng mặt trời vài những ngày quá nắng.
- Khó vệ sinh: Vải viscose khi bị bám bẩn sẽ rất khó được giặt sạch. Vì vậy, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để vệ sinh trang phục.
- Dễ sinh nấm mốc: Vì vải có độ hút ẩm cao nên đương nhiên sẽ là điều kiện để vải dễ sinh ra nấm mốc. Vì vậy, khi sử vải viscose chúng ta không được để những nơi có độ ẩm thấp.
IV. Ứng dụng vải viscose trong cuộc sống
1. Sản xuất may mặc
Vải có các đặc tính tương tự như cotton với lụa nên cũng tạo ra các sản phẩm may mặc như:
- Áo thun
- Áo sơ mi
- Váy
- Quần dài
- Quần đùi
2. Các vật dụng khác
Bên cạnh được dùng để sản xuất các loại trang phục, vải viscose còn được dùng để may các vật dụng như khăn quàng cổ, khăn bàn, khăn tắm…Ngoài ra vải viscose cũng là một lựa chọn sáng suốt khi may vải rèm. Với độ bóng và sự mềm mại của vải, căn phòng bạn ở sẽ trở nên êm đềm và lãng mạn hơn rất nhiều.
3. Ứng dụng công nghiệp
Với giá thành rẻ hơn cotton nhưng chất lượng lại khá ổn nên vải viscose được sử dụng để sản xuất lốp xe hay đai ô tô.
V. Một số lưu ý khi sử dụng vải viscose
- Nhiệt độ nước giặt: Đối với vải viscose, tốt nhất nên dùng nước lạnh để giặt. Nước nóng có thể làm cho sợi vải bị co rút nhiều hơn sau khi giặt.
- Tránh ánh nắng trực tiếp: Khi phơi các sản phẩm được làm từ vải viscose, bạn nên phơi ở những nơi có ít ánh nắng chiếu vào. Bởi nhiệt độ cao sẽ làm cho bề mặt của vải bị xấu đi.
- Không dùng chất tẩy rửa mạnh: Khi sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vải sẽ bị phai màu và làm mất đi cấu trúc vốn có của vải.
- Hạn chế xếp gọn: Đối với các loại trang phục được may từ vải viscose, bạn nên dùng móc treo lên để giúp cho vải luôn luôn được thẳng, không bị gấp nếp.
- Giặt nhẹ tay: Không vắt kiệt nước khi giặt áo quần, và cũng không được chà xát mạnh lên bề mặt của vải.
VI. Tác động của vải Viscose với môi trường
- Bản chất của thành phần tạo nên vải viscose là bột gỗ, hoàn toàn là nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên về độ an toàn của vải đối với môi trường là rất cao cũng như đây không phải là chât gây ô nhiễm.
- Nhưng vì viscose là vải bán tổng hợp, phải trải qua một quá trình dài thì vải mới được dệt thành công nên các chất hoá học được sử dụng trong cả quá trình đó có mối nguy hại đến môi trường.
- Sau khi các quá trình được hoàn tất, các chất thải vẫn chưa được xử lý một cách triệt để. Kể từ khi loại vải này phát triển, nước đã bị ô nhiễm. Nhưng để sản xuất được vải viscose thì bắt buộc phải sử dụng các chất độc hại này như Carbon disulfide. Chất này gây ra các loại bệnh nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, ung thư và bệnh tim.
- Ngoài ra để sản xuất được vải thì bắt buộc phải thu hoạch vụn gỗ. Đã có rất nhiều loại gỗ đã bị khai thác và phá bỏ. Rừng đã bị cạn kiệt một cách nhanh chóng.
Nhìn chung, vải viscose làm ảnh hưởng đến môi trường cũng rất nhiều, không chỉ đối với các loại động thực vật mà ngay cả đối với hệ sinh thái của con người cũng bị ô nhiễm.
Tưởng chừng rằng vải viscose không hoàn toàn gây hại cho môi trường nhưng cái tên bán tổng hợp đã nói lên tất cả. Vì vậy, để góp phần bảo vệ môi trường, chúng ta nên chọn cách mua các sản phẩm của vải viscose theo hướng bền vững, không mua thừa thải và phung phí. Để môi trường của chúng ta hạn chế được các tác nhân gây ô nhiểm.
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VẢI HIỆN NAY:
Có thể bạn quan tâm: