Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa luôn là phương pháp quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến. In lụa tạo ra được các sản phẩm đem lại độ chính xác khá cao. Không cần phải đầu tư quá lớn khi mở xưởng in lụa, nên phương pháp này luôn tồn tại và tạo nên được các sản phẩm đẹp. Để hiểu rõ hơn về in lụa là gì? Cùng Xưởng In Lụa Hải Triều khám phá thêm những thông tin bổ ích dưới đây nhé.
- 12 cách nhuộm vải tự nhiên bằng các loại rau củ quả dễ tìm
- Mực in gốc nước là gì? Thành phần & đặc điểm của mực in gốc nước
I. In lụa là gì?
1. Phương pháp in lụa
In lụa là một kỹ thuật in ấn được đặt tên khi bản lưới in sử dụng tơ lụa để làm. In lụa có thể dùng để in hình ảnh trên rất nhiều chất liệu khác nhau. Ngày nay, ngoài tơ lụa, khung lưới còn được tạo ra bằng vải cotton, vải sợi tổng hợp… Nguyên lý của kỹ thuật in lụa tương tự như in mực dầu trên giấy nến. Khi được in, một phần mực sẽ thấm qua lưới in. Nhờ vào những chất chuyên dụng khác, mà một số mắt lưới khác sẽ được bịt kín. Kỹ thuật này có thể in được trên nhiều vật liệu như:
- Nylon: Bao bì lớn nhỏ
- Vải: Quần jeans, tất cả các loại áo, giỏ xách, cặp học sinh, khăn choàng cổ, balo
- Thủy tinh
- Mặt đồng hồ
- Mạch điện tử
- Kim loại: Nhôm, kẽm, sắt
- Gỗ
- Giấy: Giấy carton, thiệp mời…
- Nhựa
- Mica
Ngoài ra, in lụa còn có thể thực hiện được trên bề mặt chất liệu dày, mỏng, dẻo, phẳng, thậm chí là gồ ghề. Nhiều người thường gọi in lụa là in lưới, vậy in lụa khác gì với in lưới?
2. In lưới là gì?
In lưới thực chất cũng là phương pháp in sử dụng khung in và lưới in. Tuy nhiên, vì in lụa sử dụng lưới tơ lụa nên mới được người thợ gọi tên như vậy. Sau khi có nhiều chất liệu được dùng để tạo lưới hơn, đặc biệt là kim loại, nên nó mới có tên gọi chung là in lưới. Ta có thể hiểu in lụa tức là in lưới. Đều là kỹ thuật in sử dụng lưới in để tạo sản phẩm. Cả hai có thể in được trên nhiều bề mặt khác nhau, và tạo ra các thành phẩm có chất lượng tương tự như nhau.
3. Nguyên lý in lụa
Phương pháp in lụa sẽ dựa theo nguyên lý thấm mực. Mực sẽ được cho vào khung in. Khung có thể được làm bằng nhôm hoặc bằng gỗ. Dùng lưỡi dao cao su để gạt mực, với tác động của dao gạt sẽ giúp mực được thấm qua lưới in. Và mực chỉ được thấm qua phần lưới có hình sẽ được in, sau đó sẽ chuyển mực xuống bề mặt cần được in. Những phần không có hình ảnh, lưới in sẽ được bít lại bằng keo cảm quang, nên mực sẽ không thể tiếp xúc được với vật liệu được in.
4. In lụa có tốt không?
In lụa vẫn tạo ra được hình ảnh đẹp, có độ chính xác cao nhưng độ bền lại không được kéo dài. Nhiều sản phẩm sau một thời gian sử dụng dễ bị đứt đoạn, do sự co giãn của vải. Như vậy in lụa vẫn tốt, nhưng nếu muốn in những sản phẩm cao cấp thì không nên. Tuổi thọ của các hình ảnh không được kéo dài, dễ bị tác động bên ngoài làm ảnh hưởng, nên hình ảnh nhanh cũ và bong tróc.
II. Các bước in lụa
Đây là phương pháp in có thể in thủ công hoặc in bằng máy in. Sử dụng máy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. In thủ công mới tốn nhiều công sức và nhiều giai đoạn hơn. Chính vì vậy, dưới đây sẽ giới thiệu về các bước in lụa thủ công, giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý làm việc của kỹ thuật in này:
1. Pha keo
Trước hết để thực hiện được quá trình này, cần phải pha keo thành công. Keo pha không được quá sệt hoặc quá lỏng. Nếu keo bị lỏng khi tráng lên khung sẽ bị nhão. Còn nếu keo bị sệt sẽ khó để tráng đều cho khung. Và lưu ý khi pha keo, phải tránh ánh sáng cũng như ánh đèn chiếu vào. Tốt nhất nên pha keo ở trong nhà, nơi ít bị ánh sáng làm ảnh hưởng nhất.
2. Tẩy khung lưới in
Phần khung phải được làm sạch trước khi in. Có nhiều cách để làm sạch khung, cách thông dụng nhất chính là dùng tấm vải tẩm dầu hôi, hoặc xăng đề chùi được sạch các vết sơn. Một số người thợ sẽ dùng xà bông để làm sạch. Nếu như vết mực quá cứng đầu, có thể dùng xăng xiclohexenol để chùi sạch.
Để làm sạch bề mặt bên trong của khung, rắc thuốc tìm đều lên hai mặt. Sau đó xoa đều sao cho thuốc tím ngấm được vào lớp keo trên khung. Cuối cùng, rắc thêm axit oxalic lên, xoa mạnh tay để lớp keo được trôi đi. Rửa sạch lại với nước và đem khung đi phơi cho khô ráo.
3. Tiến hành in lụa
Trước khi in, cần chuẩn bị những vật dụng như sau:
- Bàn chụp lụa
- Khung lụa sạch
- Máng trang keo
- Máy sấy
- Keo đã được pha sẵn
- Phim in hoặc bản in cần chụp
- 1 tấm vải đen kích thước vừa lọt khung lụa
- 1 tấm xốp dày 2cm có kích thước bằng tấm vải đen
- 1 tấm kính 5 ly có kích thước bằng tấm xốp
- 1 vòi nước có nước
Bước 1: Tráng keo lên khung
Bước 2: Đặt phim hoặc bản in lên bàn chụp, sau đó đặt khung lụa lên phim. Lót tấm vải đen lên lọt khung, dùng miếng xốp đã chuẩn bị ép lên miếng vải. Cuối cùng sẽ đặt tấm kính lên trên để cố định và đem đi phơi
Bước 3: Phơi được 5 phút sẽ lấy phim ra và đem đi rửa, lưu ý phải xịt nước mạnh vào cả 2 bề mặt tấm phim
Bước 4: Dùng băng dán và dán vào 4 góc của khung, sau đó đặt khung lên bàn in lưới
Bước 5: Cho mực lên khung, dùng dao gạt để mực được chảy thấm qua phần hình ảnh cần in
Bước 6: Sau khi đã có sản phẩm hoàn thiện, nên vệ sinh lưới khung sạch sẽ
III. Tìm hiểu những thiết bị, vật dụng cần thiết cho in lụa
1. Khung in lụa
Có thể nói khi in lụa không thể thiếu khung in lụa. Khung in lụa có rất nhiều loại khác nhau. Hiện nay có 3 loại khung in lụa được sử dụng phổ biến nhất đó là khung nhôm, khung gỗ, khung sắt.
- Khung gỗ: Khung in lụa gỗ có được sử dụng nhiều nhất vì có giá rẻ, dễ gia công. Tuy nhiên, chỉ in được các sản phẩm đơn giản, ít màu. Khung cũng nhanh bị chênh hay cong vì dễ thấm nước.
- Khung nhôm: Khung nhôm được sử dụng để in các sản phẩm có chất lượng cao hơn. Khung nhôm giúp việc chồng màu được ổn định, và dễ thực hiện hơn. Nhưng giá khung nhôm cao hơn nhiều so với khung gỗ. Khung nhôm kết hợp được với các loại máy móc trong khi in.
- Khung sắt: Khung sắt nặng, ít được sử dụng. Nhưng vì giá thành rẻ nên nhiều người cũng đầu tư loại khung này. Khung sắt có kích thước đa dạng và có thể in được những sản phẩm lớn và to.
2. Bàn in lụa
Bàn in lụa là thiết bị giúp cho việc in ấn được diễn ra dễ dàng, và suôn sẻ hơn. Bàn in lụa phải phẳng, không được gồ ghề. Nếu bàn in lõm sẽ làm cho mực in không được đều. Nếu bàn in lồi, thì khi gạt mực sẽ gặp khó khăn. Độ cao của bàn lụa sẽ phụ thuộc vào chiều cao của người thợ in. Bàn in không được để quá cao sẽ làm cho người in bị mỏi tay, và việc gạt mực cũng không được đều.
Ngoài độ cao của bàn in, thì độ rộng cũng rất quan trong. Thông thường bàn in lụa sẽ có kích thước lớn hơn 30cm so với sản phẩm được in. Vì vậy, bàn in được sản xuất kích thước khá phong phú, đa dạng nhằm phù hợp với từng sản phẩm in khác nhau. Bàn in lụa sẽ có những đặc điểm riêng để giúp việc in ấn đạt hiệu quả cao hơn:
- Mặt bàn in lụa mịn, phẳng, chắc chắn.
- Bàn thường được đặt nằm ngang, hoặc nằm nghiêng một góc 10 độ. Như vậy mới dễ dàng đưa dao gạt mực được.
- Bàn in được làm từ tấm gỗ dày 2cm, rộng 8cm – 10cm. Hoặc cũng có thể làm từ các tấm kim loại, bê tông mỏng. Hiện nay, mọi người sử dụng bàn in được làm từ kim loại phẳng khá nhiều. Có thể thay vì sử dụng bàn in, người thợ có thể dùng một tấm kính lớn để thay thế.
- Đối với việc in những vật liệu có bề mặt không nhẵn, thường trên bàn in sẽ được phủ thêm một lớp vải để tăng độ đàn hồi.
3. Dao gạt mực
Dao gạt mực dùng để giúp mực được thấm qua lưới và in được trên sản phẩm. Dao gạt mực được cấu tạo gồm 2 bộ phận là lưỡi dao và cán dao. Chất liệu để tạo ra dao gạt mực cùng dần được thay đổi, và tùy thuộc vào quy cách in lụa, mà người thợ sẽ sử dụng dao gạt sao cho hợp lý.
- Dao cán gỗ, lưỡi bằng tapin cao su: Đây là loại dao được sử dụng đầu tiên trong nghề in lụa. Tuy nhiên, sau nhiều lần cải tiến, cán đã được làm bằng gỗ thông. Lưỡi dao được làm từ vỏ lốp xe tải hạng nặng. Loại dao này giúp người cán mực không bị mỏi tay, cũng như tăng được độ thẩm mỹ cao hơn.
- Nhựa tổng hợp Plastic Polymer: Đây là loại dao đươc cho là tân tiến nhất hiện nay. Sử dụng khuôn ép để tạo thành dao gạt. Dao gạt được tạo ra nguyên khối và liền nhau. Có nghĩa phần cán và lưỡi đều được làm băng nhựa tổng hợp Polymer.
- Dao cán nhôm, lưỡi bằng nhựa tổng hợp: Loại dao này nhẹ hơn, nên giúp người làm thuận tiện hợn khi thực hiện. Dao cũng có thiết kế đẹp mắt, và có độ bền khá cao.
Ngoài ra, còn có dao gạt bán tự động và dao gạt tự động. Đây là hai loại dao được sử dụng trong phương pháp in lụa tự động.
4. Máng tráng keo
Máng tráng keo in lụa được sản xuất theo hai mẫu là nhôm và inox. Và máng nhôm được sử dụng phổ biến hơn, nhờ vào độ bền và giá cả phải chăng hơn. Máng tráng keo có nhiều kích thước khác nhau, nhằm phục vụ tốt cho từng sản phẩm cần được in. Máng có các kích thước như: 15cm, 20cm, 25cm, 30cm, 35cm, 40cm…
5. Keo chụp bản
Trong quy trình in lụa, không thể thiếu được keo chụp bản. Hiện tại trên thị trường, keo chụp bản được chia thành 3 loại. Loại dùng cho mực in gốc nước, dùng cho mực in gốc dầu và keo lưỡng tính. Một số loại keo chụp bản in lụa được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
- Keo chụp bản dòng Plus: Đây là loại keo chụp bản in lụa lưỡng tính, có thể sử dụng được cho cả mực in gốc nước và mực in gốc dầu. Keo chụp bản dòng Plus có giá cao, tuy nhiên giúp sản phẩm luôn bền màu và sắc nét. Sản phẩm không chứa kim loại nặng, an toàn với người sử dụng. Trong dòng này, thì keo Plus 7000 được dùng nhiều nhất.
- Keo chụp bản Cao Thành: Là loại keo được sản xuất theo công nghệ Mỹ. Keo có hạn sử dụng khoảng 2 năm. Có thể sử dụng keo trong mọi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, lưới in sẽ khó tẩy rửa sau khi in.
- Keo chụp bản UDC-HV: Là loại keo chụp bản có màu tím, được sản xuất tại Mỹ và có chất lượng cao.
- Keo chụp bản Unalo: Keo được sử dụng cho cả hai dòng mực, và có chất lượng được đánh giá rất cao. Keo có thể in được nhiều chi tiết nhỏ nhất trên hình vẽ, giúp tạo ra được một bản in hoàn chỉnh nhất.
- Keo chụp bản T101: Keo chụp bản T101 có giá thành khá dễ mua, dùng được cho cả mực gốc dầu và mực gốc nước. Keo không chứa kim loại nặng, nên cũng an toàn cho người sử dụng.
6. Mực in lụa
Để tạo được bản in có màu sắc theo đúng với bản mẫu, cần phải sử dụng loại mực và màu mực thích hợp. Mực in lụa sẽ được phân ra hai loại là mực in gốc nước, và mực in gốc dầu. Trong thành phần mực in có chứa nhựa, bột màu, dung môi và chất phụ gia. Tuy mực được sản xuất nhiều loại khác nhau, nhưng thành phần chính đa số giống nhau. Mực in lụa hiện tại được sử dụng phổ biến bao gồm các loại sau:
- Mực in gốc nước: Là những loại mực có thành phần chủ yếu là nước, an toàn nhưng độ bền lại không cao. Mực có thể hòa tan được trong nước, và không cần phải sấy khô sau khi in.
- Mực in gốc dầu: Là loại mực được sản xuất từ dầu mỏ, có mùi nồng, không an toàn với người sử dụng nhưng lại có độ bền rất cao. Mực in không tan trong nước, và có khả năng kháng nước rất cao.
- Mực in UV: Đây là loại mực sau khi in cần phải sấy bằng tia UV, thì mực mới có thể khô được. Cùng là mực gốc dầu, nhưng nhẹ hơn. Chính vì vậy, mực có mùi không quá nặng. Khi in với mực UV, hình ảnh sẽ có độ bóng và giúp sản phẩm chân thực hơn.
- Mực in lụa Plastisol: Mực in Plastisol cũng là một loại mực gốc dầu, nhưng nhẹ hơn. Sau khi xong, cần phải sấy sản phẩm ở nhiệt độ 160 độ C, thì hình ảnh mới có thể khô được. Mực có thể tạo được nhiều hiệu ứng trong quá trình in.
Xem thêm:
- Xưởng in lụa gia công Hải Triều – Quận Bình Tân
- Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay
- Các loại keo chụp bản in lụa trên thị trường hiện nay
Như vậy, in lụa là một kỹ thuật in ấn sử dụng rất nhiều dụng cụ và thiết bị khác nhau. Không những thế, phương pháp cần phải được người thợ có tay nghề thực hiện, thì mới tạo ra được một sản phẩm hoàn mỹ nhất. In lụa tuy thủ công, nhưng luôn làm hài lòng khách hàng khi cho ra đời một thành phẩm nào đó. Mặc dù, hiện nay các phương pháp in ấn kỹ thuật số đã ra đời, nhưng in lụa vẫn luôn phát triển và được nhiều người ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm: