Trong thời buổi thị trường cạnh tranh như hiện nay cùng với tốc độ lan truyền tin tức nhanh chóng, sản phẩm tốt không thôi là chưa đủ mà các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong các hoạt động xúc tiến. Các bạn cần phải quảng bá, truyền tải thành công những giá trị của sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng. Từ việc thu hút, tiếp cận, tương tác tốt thì mới có thể thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Theo xu hướng chung việc triển khai các hoạt động xúc tiến trên nền tảng công nghệ số, đã và đang mang đến một diện mạo hoàn toàn khác biệt. Điều này cũng đã góp phần tạo nên sự thành công không chỉ trong phạm vị hoạt động marketing mà còn là tổng thể chiến lược kinh doanh. Điều này đã minh chứng rất rõ ràng thông qua từng vai trò của chiến lược xúc tiến đối với các doanh nghiệp như sau:
1
Xây dựng nhận thức
Xây dựng nhận thức đối với khách hàng mục tiêu về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
2
Khiến khách hàng mục tiêu quan tâm
Khiến khách hàng mục tiêu quan tâm, chú ý hơn đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu – nâng cao khả năng tiếp cận thành công.
3
Tạo nhu cầu tiêu dùng
Tạo nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khi tạo ra tính liên kết về mặt cảm xúc.
4
Thúc đẩy mạnh mẽ vào hành vi
Thúc đẩy mạnh mẽ vào hành vi, quyết định mua sắm của khách hàng với các hoạt động có tính kích thích cao.
Trong bất kỳ một thị trường, một ngành nào thì mức độ cạnh tranh đều khốc liệt, rất ít khi một mình bạn một ngựa thẳng tiến về đích. Vì vậy, buộc các doanh nghiệp cần phải đổi mới, phát triển chiến lược xúc tiến của mình ngày càng hiệu quả, mang màu sắc riêng biệt. Nếu cứ chung chung, không có gì thay đổi thì đến cuối cùng những hình ảnh, thông tin về sản phẩm hay thương hiệu sẽ dần phai mờ trong tâm trí của khách hàng.