Dùng gừng tươi, lá hẹ, cải cúc, rau má, củ cải trắng,… là những cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà từ thảo dược an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn và đúng hướng dẫn thì chỉ sau một thời gian các triệu chứng như ho, đau rát, ngứa ngáy cổ họng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Tại sao nên trị ho ngứa cổ họng tại nhà với thảo dược?
Ho ngứa cổ họng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh ho khan. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với không khí khô, môi trường lạnh hoặc có thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi không lành mạnh sẽ dễ mắc bệnh này hơn.
Thông thường, khi bị ho ngứa cổ họng người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp. Nhưng trong trường hợp bệnh mới khởi phát hoặc các triệu chứng còn nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng các thảo dược như: nghệ tươi, rau diếp cá, lá tía tô, lá bạc hà, rau má,…
Trị ho ngứa cổ họng bằng thảo dược là mẹo dân gian đơn giản, an toàn và ít tác dụng phụ. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà không tốn nhiều thời gian và chi phí chữa trị. Đồng thời nếu thực hiện đúng phương pháp thì các cách này còn giúp cải thiện nhanh tình trạng ho và ngứa ngáy cổ họng.
Các trường hợp không nên hoặc cần cẩn trọng khi áp dụng cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà từ thảo dược là:
- Người dị ứng với các thành phần có trong bài thuốc
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
10 cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà hiệu quả từ thảo dược
Để điều trị chứng ho ngứa cổ họng tại nhà hiệu quả thì người bệnh có thể tham khảo và áp dụng thử 10 cách chữa bằng thảo dược dưới đây:
1. Gừng tươi
Gừng tươi trong Đông y có tính ấm, vị cay, có tác dụng hóa đàm chỉ ho, ôn trung, tán hàn, tiêu đầy trướng nên được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp, trong đó có ho ngứa cổ họng.
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong gừng tươi một lượng lớn tinh dầu có chứa các hoạt chất có lợi như: Nonanal, citral, phellandrene, borneol, capsaicin, zingiberol, chavicol, methyheptenone,… Những hoạt chất này khi được bổ sung vào cơ thể đúng cách sẽ tăng cường tuần hoàn tiết dịch, điều trị ho ngứa cổ họng, chống buồn nôn và nôn ói. Bên cạnh đó, chúng còn giúp người bệnh tăng cường được hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở cổ họng.
Cách 1: Trà gừng
Chuẩn bị:
- 60 gram gừng tươi
- 500ml nước
- 1 muỗng mật ong
Cách thực hiện:
- Gừng tươi đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát.
- Cho gừng tươi nhuyễn và nước vào nồi đun sôi trong 30 phút.
- Tắt bếp và lọc lấy nước cốt, bỏ đi phần bã gừng.
- Cho 50ml nước cốt gừng và một muỗng mật ong vào ly, khuấy đều rồi uống.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, đến khi khỏi bệnh thì ngưng.
Cách 2: Gừng ngâm mật ong
Chuẩn bị:
- Gừng tươi
- Mật ong
Cách thực hiện:
- Gừng tươi gọt bỏ vỏ, sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Dùng dao cắt gừng thành từng lát mỏng, rồi cho vào bình thủy tinh cùng với mật ong.
- Đậy nắp bình lại và ngâm hỗn hợp trong 1 tuần để dưỡng chất trong mật ong và gừng ra hết.
- Sau đó, mỗi lần uống sẽ sử dụng từ 1 – 2 muỗng cà phê gừng ngâm mật ong hòa với 1 ly nước.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Cách 3: Ngậm trực tiếp gừng và mật ong
Chuẩn bị:
- 1 củ gừng tươi
- Mật ong
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, để nguyên vỏ và đem đi nướng trên than hồng cho đến khi cháy xém.
- Cạo bỏ phần bỏ gừng rồi lấy đi xay nhuyễn, sau đó trộn với mật ong đã chuẩn bị.
- Lấy một ít hỗn hợp vừa có ngậm vào miệng và từ từ nuốt vào trong cơ thể.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày thì sau 7 – 10 ngày tình trạng ho ngứa cổ họng sẽ thuyên giảm.
2. Lá hẹ
Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, thành phần chính của lá hẹ là vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe để chống lại các tác nhân gây ho ngứa cổ họng. Đồng thời, giúp giảm sưng viêm ở niêm mạc cổ họng, làm lành tổn thương nhanh chóng.
Đặc biệt, trong lá hẹ còn chứa hoạt chất allicin – một chất có tác dụng như kháng sinh tự nhiên. Nên nó sẽ giúp khống chế và kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn, nấm gây hại trong cổ họng, giúp bệnh thuyên giảm dần mà không hề gây tác dụng phụ.
Cách 1: Uống nước lá hẹ nguyên chất
Chuẩn bị:
- 12 – 24 gram lá hẹ tươi
- 1 cốc nước ấm
Cách thực hiện:
- Lá hẹ nhặt bỏ phần lá hư hỏng, úa màu rồi đem đi ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút để sát khuẩn.
- Vớt lá hẹ ra, để ráo nước rồi cắt thành từng đoạn nhỏ đều nhau.
- Sau đó, cho lá hẹ và nước ấm đã chuẩn bị vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt và bỏ đi phần bã. Chia làm 2 phần đều nhau uống hết trong ngày.
Cách 2: Lá hẹ hấp mật ong
Chuẩn bị:
- Một nắm lá hẹ tươi
- Một ít mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Lá hẹ tươi sau khi mua về thì bỏ đi phần hư úng rồi lấy đi ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để diệt khuẩn.
- Vớt lá hẹ ra và dùng dao cắt thành từng khúc nhỏ sao cho có độ dài khoảng từ 2 – 3 cm.
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào chén sứ, dùng muỗng trộn đều rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Lọc lấy nước cốt để uống, còn phần bã thì ăn. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 4 -5 lần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Cách 3: Lá hẹ chưng đường phèn
Chuẩn bị:
- 100 gram lá hẹ tươi
- 3 muỗng đường phèn
Cách thực hiện:
- Lá hẹ rửa nhiều lần với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.
- Vớt lá hẹ ra, để ráo nước rồi dùng dao cắt thành từng khúc đều nhau.
- Cho lá hẹ đã cắt khúc và đường phèn vào chén sạch rồi đem đi chưng cách thủy.
- Sau 30 phút thì tắt bếp, đợi nước bớt nóng thì dùng để uống 2 lần/ngày.
3. Mật ong
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc trong những bài thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Trong mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Khi dung nạp vào cơ thể, nó sẽ giúp làm dịu tổn thương nơi niêm mạc và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây hại trong vòm họng. Từ đó, giúp tình trạng ho ngứa cổ họng cải thiện nhanh chóng và sớm hồi phục lại như ban đầu.
Cách 1: Nước ấm mật ong
Chuẩn bị:
- 1 cốc nước ấm
- 1 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Cho một thìa mật ong đã chuẩn bị vào cốc nước ấm.
- Dùng muỗng khuấy đều và bắt đầu thưởng thức.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Cách 2: Trà mật ong chanh
Chuẩn bị:
- 1 thìa mật ong
- 1/2 trái chanh
- 1 ly nước ấm
Cách thực hiện:
- Đem 1/2 trái chanh đi vắt nước và loại bỏ phần hạt.
- Cho nước cốt chanh, mật ong vào ly nước ấm.
- Dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp rồi thưởng thức.
- Thực hiện 1 lần/ngày thì sau vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
4. Cải cúc
Cải cúc là loại rau quen thuộc của mọi gia đình. Ngoài dùng để làm thức ăn rất ngon thì nó còn được sử dụng để cải thiện sức khỏe con người. Trong Đông y, cải cúc có tính mát, mùi thơm nhẹ, vị ngọt thanh, hơi đắng và the, có tác dụng trị ho ngứa cổ họng, giải cảm, đau đầu,…
Cách 1: Cải cúc hấp mật ong
Chuẩn bị:
- 20 gram cải cúc
- 2 muỗng mật ong
Cách thực hiện:
- Cải cúc sau khi mua về thì chọn lấy phần tươi, không bị hư hại. Sau đó, đem đi ngâm trong nước muối pha loãng 10 – 15 phút để loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn.
- Dùng dao cắt cải cúc thành từng khúc nhỏ khoảng 3 cm rồi cho vào chén cùng 2 muỗng mật trong, trộn đều cho nguyên liệu hòa quyện với nhau.
- Đem hỗn hợp vừa có đi hấp cách thủy trong 20 phút để hoạt chất ra hết thì tắt bếp, lấy chén cải cúc và mật ong ra. Chờ cho nguội bớt rồi thưởng thức.
- Dùng 2 lần/ngày vào sáng và tối, để đạt kết quả điều trị tốt nhất người bệnh nên ăn cả cái và nước.
Cách 2: Nước cải cúc và mật ong
Chuẩn bị:
- 100 gram cải cúc
- Một chút mật ong
Cách thực hiện:
- Cải cúc rửa nhiều lần với nước để làm sạch bụi bẩn. Tốt hơn là cho vào ngâm trong nước muối trước khi chế biến.
- Vớt cải cúc ra, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt và bỏ đi phần bã.
- Cho nước cốt cải cúc và mật ong vào ly, dùng muỗng khuấy đều và uống mỗi ngày .
- Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày đến khi tình trạng ho ngứa cổ họng hết thì ngưng.
5. Lá tía tô
Dùng lá tía tô để trị ho ngứa cổ họng là một trong những mẹo chữa an toàn, có thể dùng được trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Áp dụng cách chữa này kiên trì và đều đặn sẽ chống được cơn co thắt ở cơ trơn, cải thiện được dịch tiết phế quản, giảm đờm, hết ho ngứa ngáy ở cổ họng.
Cách 1: Uống nước lá tía tô
Chuẩn bị:
- 20 gram lá tía tô
- Nước ấm
Cách thực hiện:
- Đem lá tía tô đi rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước.
- Cho lá tía tô vào chảo sao vàng rồi đem đi tán thành bột mịn.
- Cho bột lá tía tô vào lọ thủy tinh, mỗi lần uống lấy một ít ra pha chung với ấm.
- Thực hiện kiên trì và đều đặn để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Cách 2: Chưng lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực với đường phèn
Chuẩn bị:
- 1 nắm nhỏ lá tía tô
- 1 nắm nhỏ hoa khế
- 1 nắm nhỏ hoa đu đủ đực
- 1 muỗng đường phèn
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu (trừ đường phèn) ngâm trong nước muối 15 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
- Cho lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực và đường phèn vào chén và trộn đều lên.
- Đem đi chưng cách thủy trong 15 – 20 phút để hoạt chất ra hết thì tắt bếp.
- Lấy hỗn hợp ra, chờ cho nguội bớt rồi lọc lấy nước cốt. Sau đó cho vào chai thủy tinh để dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy một ít (khoảng 1 muỗng cà phê) rồi uống trực tiếp.
6. Lá bạc hà
Các nghiên cứu của Y học hiện đại tìm thấy trong lá bạc hà hàm lượng lớn tinh dầu chứa nhiều menthol, chất chất oxy hóa rosmarinic, khoáng chất (kali, magie, photpho, sắt,…) và các vitamin A, C. Các hoạt chất này có tác dụng tiêu viêm, làm dịu niêm mạc, tăng dẫn lưu dịch tiết của hô hấp, giảm các chứng ho ngứa cổ họng, ho có đờm,….
Cách 1: Xông hơi với lá bạc hà
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá bạc hà tươi
- 1 lít nước sôi
Cách thực hiện:
- Lá bạc hà sau khi hái về thì rửa sạch và ngâm trong nước muối 15 phút để diệt khuẩn.
- Cho lá bạc hà và 1 lít nước vào nồi đun sôi, chờ cho hoạt chất ra hết thì tắt bếp.
- Lấy khăn sạch để trùm xông hơi cùng nồi nước lá bạc hà trong 10 phút.
- Lau sạch người và thay quần áo mới để nước không thấm vào người, tránh bị cảm.
Cách 2: Uống nước lá bạc hà, gừng và đường phèn
Chuẩn bị:
- 8 gram lá bạc hà
- 6 gram gừng tươi
- Một ít đường phèn
Cách thực hiện:
- Lá bạc hà và gừng tươi đem đi rửa sạch trong nước muối pha loãng.
- Vớt nguyên liệu ra, để ráo nước. Sau đó dùng dao cắt gừng tươi thành các lát mỏng.
- Cho lá bạc hà, gừng, đường phèn và một ít nước sôi vào âm, hãm trong 15 – 20 phút.
- Rót lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
7. Rau má
Rau má hay còn được gọi là lôi công thảo hoặc tích tuyết thảo. Đây là một loại cây thân thảo, có tính hàn, vị đắng và cay, có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm nên làm dịu được tổn thương và ngứa rát ở cổ họng. Bên cạnh đó, nó còn giúp đào thải độc tố, thanh nhiệt cơ thể, long đờm và cải thiện tình trạng ho và ngứa ngáy ở niêm mạc cổ họng.
Cách 1: Uống nước cốt rau má
Chuẩn bị:
- 100 gram rau má tươi
- Một ít muối hạt
Cách thực hiện:
- Rau má loại đi phần lá hư, đem rửa sạch với nước muối pha loãng rồi vớt ra, để ráo.
- Cho rau má vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Vắt lấy nước cốt rau má và bỏ đi phần bả. Sau đó ngậm vào miệng và nuốt xuống từ từ.
- Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Cách 2: Dùng rau má, lá tre, lá chanh, vỏ rễ dâu tằm, cam thảo và cỏ dành dành
Chuẩn bị:
- 20 gram rau má
- 14 gram lá tre
- 10 gram lá chanh
- 16 gram vỏ rễ dâu tằm
- 10 gram cam thảo
- 6 gram cỏ dành dành
- 500ml nước
Cách thực hiện:
- Tất cả nguyên liệu trước khi sử dụng phải đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để diệt khuẩn.
- Cho rau má, lá tre, lá chanh, vỏ rễ dâu tằm, cam thảo, cỏ dành dành và 500ml nước vào ấm đun sôi.
- Chờ cho đến khi nước sắc lại còn 200ml nước thì tắt bếp. Đợi cho nước nguội bớt và còn hơi âm ấm thì đem đi uống.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày thì chỉ sau 1 tuần tình trạng ho ngứa cổ họng sẽ giảm dần.
8. Rau diếp cá
Một trong những loại thảo dược lành tính mà người bị ho ngứa cổ họng có thể áp dụng để điều trị tại nhà là rau nhiếp cá. Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cao, rau diếp cá giúp người bệnh cải thiện cơn ho, tiêu đờm, giảm đau rát và ngứa ngáy ở cổ họng một cách hiệu quả.
Cách 1: Rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo
Chuẩn bị:
- 1 nắm rau diếp cá
- 1 bát nước vo gạo lần 2
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá sau khi mua về thì nhặt bỏ cuốn, loại đi phần lá hư úng rồi đem đi rửa với nước muối pha loãng.
- Vớt rau diếp cá ra, để ráo nước rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt và cho nước nước vo gạo vào rồi dùng muỗng trộn đều.
- Cho hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá vào nồi đun sôi trong 5 – 10 phút thì tắt bếp.
- Chờ cho nước nguội bớt thì chia thành 3 phần bằng nhau và uống trong ngày. Tốt nhất là uống sau bữa ăn 1 tiếng.
Cách 2: Uống nước cốt rau diếp cá
Chuẩn bị:
- 100 gram rau diếp cá
- 300ml nước lọc
Cách thực hiện:
- Rau diếp cá đem đi rửa với nước rồi ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để loại đi hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Vớt rau diếp cá ra, sau đó cho vào máy xay sinh tố cùng với nước 300ml nước lọc rồi xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt để uống, còn phần bã rau diếp cá thì bỏ đi.
- Áp dụng mỗi ngày từ 1 – 2 lần đến khi hết ho ngứa họng thì ngưng.
9. Củ cải trắng
Củ cải trắng có tính bình, vị ngọt, có tác dụng tiêu đờm, giáng khí, giải độc, sinh tân, hạ khí hóa đàm, tiêu thực nên thường được dùng để điều trị chứng ho ngứa cổ họng. Theo Y học hiện đại, loại củ này chứa nhiều chất xơ, vitamin (B3, C) và các khoáng chất (sắt, magie, photpho,…) có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, chữa được bệnh đái tháo đường, viêm phế quản, chảy máu cam,…
Cách 1: Uống nước củ cải trắng
Chuẩn bị:
- 200 gram củ cải trắng
- 800ml nước lọc
Cách thực hiện:
- Củ cải trắng gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi dùng dao cắt thành hạt lựu.
- Cho củ cải trắng và nước vào nồi đun sôi với lửa lớn trong 15 phút.
- Tắt bếp và chờ cho hỗn hợp nguội bớt thì vắt lấy nước cốt, bỏ phần bã.
- Cho nước cốt vào bình thủy tinh, đậy nắp lại và dùng dần mỗi ngày.
Cách 2: Dùng củ cải trắng, hạt tía tô và hạt cải
Chuẩn bị:
- 10 gram củ cải trắng đã làm sạch
- 10 gram hạt tía tô
- 3 gram hạt cải
- 300ml nước
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu vào chảo sao vàng đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
- Đem hỗn hợp vừa có đi tán nhuyễn thành bột rồi cho vào túi nhỏ để nấu với 300ml nước.
- Đun sôi đến khi nước sắc lại còn 100ml thì tắt bếp. Để nguội bớt rồi chia thành 3 phần đều nhau uống trong ngày.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả chữa trị tốt nhất.
10. Cây rẻ quạt
Ngoài những loại thảo dược trên, người bị ho ngứa cổ họng còn có thể dùng cây rẻ quạt để sắc nước uống mỗi ngày. Bởi trong loại cây này chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, giúp loại bỏ triệu chứng ho và ngứa ngáy cổ họng rất hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 30 gram cây rẻ quạt tươi
- 750ml nước lọc
Cách thực hiện:
- Cây rẻ quạt đem đi rửa nhiều lần với nước muối pha loãng để làm sạch tạp chất và vi khuẩn.
- Vớt cây rẻ quạt ra rồi đem đi phơi khô, sau đó cho vào nồi nấu cùng 750ml nước lọc.
- Đun sôi hỗn hợp đến khi nước sắc lại còn khoảng 350ml thì tắt bếp và để nguội.
- Chia nước thành 2 phần bằng nhau và uống trong ngày để đầy lùi nhanh tình trạng ho ngứa ngáy cổ họng.
Những lưu ý khi áp dụng cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà với thảo dược
Khi áp dụng cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà với thảo dược cần lưu ý những điều sau đây:
- Nguyên liệu sử dụng để điều trị bệnh phải chọn loại có nguồn gốc rõ ràng và còn tươi để giữ nguyên hoạt chất, giúp tình trạng ho ngứa cổ họng nhanh khỏi hơn. Tránh sử dụng những thảo dược bị sâu hoặc hư úng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả chữa trị và tác động xấu đến sức khỏe.
- Các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà bằng thảo dược chỉ áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Nếu tình trạng đó kéo dài hoặc có dấu hiệu chuyển biến nặng thì nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
- Đây là phương pháp dân gian nên hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc cơ địa và mức độ bệnh. Có người chỉ 1 – 2 ngày là chứng ho ngứa cổ họng đã thuyên giảm, nhưng có những trường hợp phải mất 7 – 10 ngày mới thấy dấu hiệu cải thiện.
- Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn và đúng hướng dẫn. Không nên nôn nóng mà sử dụng quá liều lượng hoặc sai cách sẽ dễ xảy ra các phản ứng phụ, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
- Nếu sau 3 – 5 ngày áp dụng cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà với thảo dược mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng thì nên đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị thích hợp hơn.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tốt nhất là 2 – 3 lít/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng, làm dịu các tổn thương và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
- Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật tốt hơn. Trong đó bao gồm: tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi đúng giờ, ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin,…
- Khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú vật,… cần có dụng cụ che chắn hoặc đồ bảo vệ để tránh các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể khiến tình trạng ho đau rát cổ họng bị nặng hơn.
- Thường xuyên lau chùi, quét dọn nhà cửa để làm sạch không gian sống và tránh tạo môi trường để vi khuẩn, nấm trú ẩn gây bệnh cho con người.
Trên đây là 10 cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà hiệu quả với thảo dược. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc chọn được phương pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhanh khỏi và sớm hồi phục lại sức khỏe.