Suy tim:
- Suy tim xảy ra khi có sự suy yếu hoạt động của cơ tim hoặc làm giảm khả năng của tim bơm máu một cách hiệu quả.
- Thông thường, thương tổn xuất phát từ bệnh động mạch vành hay nhồi máu cơ tim.
- Nhưng bệnh lý van tim, tăng huyết áp hoặc bệnh di truyền cũng có thể là nguyên nhân suy tim. Khi suy tim xảy ra, trái tim không còn có thể bơm đủ tốt để theo kịp với nhu cầu máu giàu oxy của cơ thể.
F.A.C.E.S
F (Fatigue) = Mệt mỏi:
- Khi tim không thể bơm đủ máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể, một cảm giác chung là cảm thấy mệt mỏi.
- Một cảm giác mệt mỏi tất cả các thời gian trong ngày và khó khăn với các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như mua sắm, leo cầu thang, mang giỏ đi chợ hoặc đi bộ.
A (Activity limitation) = Hạn chế hoạt động:
- Người bị suy tim thường không thể làm các hoạt động bình thường của họ vì họ trở nên dễ dàng mệt mỏi và khó thở.
C (Congestion) = Ứ trệ, sung huyết:
- Chất lỏng tích tụ trong phổi có thể gây ho, thở khò khè và khó thở dai dẳng.
- Ho đi kèm chất nhày màu trắng hoặc máu màu hồng.
E (Edema or ankle swelling) = Phù hoặc sưng mắt cá chân:
- Khi tim không có đủ sức mạnh để bơm máu trở lại từ các chi dưới, chất lỏng có thể tích tụ gây sưng mắt cá chân, chân, đùi và bụng.
- Dấu hiệu dễ thấy là bạn nhận ra giầy trở nên chật chội. Chất lỏng dư thừa cũng có thể gây tăng cân nhanh chóng.
S (Shortness of breath) = Khó thở:
- Khó thở khi hoạt động (thường gặp nhất), khi nghỉ ngơi hoặc trong khi ngủ, có thể đến đột ngột và đánh thức bạn dậy.
- Bạn thường có khó thở khi nằm trên mặt phẳng và có thể cần phải chống đỡ phần trên cơ thể và kê đầu trên hai chiếc gối.
- Bạn thường phàn nàn thức dậy mệt mỏi hoặc cảm thấy lo lắng và bồn chồn.
- Nguyên nhân là do máu “tràn” trong các tĩnh mạch phổi (các mạch mà trả lại máu từ phổi đến tim) bởi vì trái tim không thể theo kịp với các nguồn cung.
Các thử nghiệm:
- Đầu tiên là siêu âm tim - là một công cụ tầm soát đơn giản, thử nghiệm không xâm lấn có thể xác định suy tim và các bệnh lý van tim, cơ tim.
- Bước tiếp theo tìm các chất chỉ điểm sinh học suy tim trong máu như peptide lợi niệu típ B (B-type natriuretic peptide), chất này được giải phóng vào máu khi bị suy tim.
Nguồn: Bệnh viện 108