Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, sử dụng các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa từ dược liệu quen thuộc cũng là phương pháp được nhiều người ưu tiên tận dụng vì vừa hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả lại vô cùng an toàn. Tham khảo ngay các bài thuốc từ các dược liệu quen thuộc dễ tìm nhất ngay trong bài viết dưới đây.
7 Bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa từ cây thuốc dễ tìm
Đau thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến thường gặp với những cơn đau lan từ thắt lưng xuống mông, kheo, cẳng chân khiến người bệnh có cảm giác tê liệt nửa người. Bệnh tiềm ẩn rất nhiều các dấu hiệu nguy hiểm, không chỉ khiến người bệnh đau nhức mệt mỏi, khả năng vận động hạn chế mà còn có thể gây teo cơ, bại liệt nếu không được điều trị đúng cách.
Bên cạnh các loại thuốc Tây hay vật lý trị liệu, dùng các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa cũng được rất nhiều người lựa chọn. Các bài thuốc này đã có từ lâu đời, được truyền miệng qua nhiều thế hệ nhờ khả năng cải thiện bệnh thực sự hiệu quả lại không gây ra bất cứ các tác dụng phụ như thuốc Tây.
Tuy nhiên cần chú ý rằng việc dùng các bài thuốc Nam chỉ mang hiệu quả với các giai đoạn bệnh nhẹ và chỉ hỗ trợ giải quyết phần nào các triệu chứng với những tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Vì thế nếu có nhu cầu sử dụng tùy vào từng giai đoạn bệnh và cần xin thêm tư vấn từ bác sĩ để việc dùng thuốc đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Dưới đây là các bài thuốc nam được dùng nhiều trong chữa đau thần kinh tọa.
Bài thuốc từ lá lốt
Lá lốt là loại cây vô cùng quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh về xương khớp hay một số bệnh ngoài da. Bên cạnh việc dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa khớp, người ta còn dùng để cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa cũng đem lại hiệu quả vô cùng tốt.
Theo y học cổ truyền, loại thảo dược này có tính ấm, vị cay nồng,có tác dụng hạ khí, ôn trung tán hàn, chỉ thống.. từ đó tác động các kinh huyệt làm giảm cảm giác đau nhức xương khớp hiệu quả. Đồng thời lá lốt còn có tính kháng khuẩn cao nên có thể loại ngăn chặn một số nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn liên lây lan khiến tình trạng đau thần kinh tọa trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó lá lốt còn là loại thảo dược vô cùng dễ tìm, thường mọc quanh vườn nhà đặc biệt ở các vùng nông thôn hay những nơi có đất ẩm ướt. Chi phí để mua loại thảo dược này cũng vô cùng rẻ, cách làm lại đơn giản nên có thể phù hợp với rất nhiều người.
Cách 1: Đắp lá lốt
- Dùng khoảng 200g lá lốt và 400g muối hột
- Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Giã nát lá lốt rồi đem sao khô trên chảo cùng 400g muối hột
- Bọc hỗn hợp vào một miếng vải sạch, đơi nguội bớt một chút rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau
- Thực hiện ngày 3 lần trong 2- 3 tuần liên tiếp để thấy bệnh cải thiện đáng kể.
Lưu ý không nên đắp trực tiếp lá lên da hay đắp ngay khi vừa sao xong vì có thể làm bỏng da. Hãy đợi hỗn hợp bớt nóng ở độ ấm vừa phải để tránh làm tổn thương trên da nhiều hơn.
Cách 2: Rượu lá lốt xoa bóp
- Chuẩn bị 200g lá lốt và 1,5l rượu gạo
- Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Thái nhỏ lá lốt rồi đem sao vàng trên chảo nóng sau đó đem ngâm với rượu trong vòng 1 tháng.
- Sau 1 tháng bắt đầu đem ra xoa lên các vị trí đau kết hợp với xoa bóp và matxa sẽ giúp giảm đau rõ rệt.
- Thực hiện mỗi ngày trong 2- 3 tuần liên tiếp để thấy bệnh được thuyên giảm.
Chú ý rượu này chỉ nên dùng để xoa bóp chân tay, không nên dùng để uống. Bảo quản bình rượu ngâm nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp để rượu giữ được lâu nhất.
Cách 3: Thuốc uống từ lá lốt
- Chuẩn bị 5g lá lốt tươi mỗi lần làm
- Lá lốt đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Thái nhỏ lá lốt rồi đem sắc cùng hai bát nước đến khi còn một bát thì tắt bếp
- Dùng uống ngay trong ngày khi còn ấm, không dùng qua ngày hôm sau
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày.
Bài thuốc sắc từ lá lốt khá dễ uống nên có thể phù hợp cho mọi đối tượng. Người bệnh nếu muốn bệnh mau chóng hết cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tháng sẽ thấy các cơn đau giảm bớt đáng kể.
Cách 4: Ngâm chân với lá lốt
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, gừng cùng 1 ít muối hột
- Lá lốt và gừng đem rửa sạch rồi đem đun với nước cho sôi, khi chuẩn bị nấu xong thì cho thêm muối hột vào khuấy đều cho tan.
- Đổ hỗn hợp nước ra đợi nguội bớt rồi ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ giúp hạn chế cơn đau để người bệnh có thể ngủ ngon hơn.
Nếu gia đình có bồn tắm bạn cũng có thể áp dụng công thức tương tự để ngâm người sẽ giúp cơ thể được thư giãn, thả lỏng, hạn chế cơn đau xuất hiện về đêm. Nhờ đó người bệnh có thể ngủ ngon và hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.
Cách 5: Làm món ăn với lá lốt
Có rất nhiều các món ăn với lá lốt vừa ngon miệng lại vừa rất tốt cho những người mắc các bệnh về xương khớp nói chung mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Ví dụ như bò lá lốt, trứng chiên lá lốt, canh ốc chuối lá lốt.. Luân phiên thay đổi các món ăn mỗi ngày sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên chú ý không quá lạm dụng đưa nhiều lá lốt vào món ăn sẽ gây đắng làm khó ăn.
Bài thuốc từ ngải cứu
Ngải cứu và vị tốt quen thuộc có tính ấm, vị đắng thường được dùng trong các món ăn hay bài thuốc bồi bổ cơ thể rất tốt. Dược liệu này khi vào đến cơ thể sẽ làm giải phóng hàn khí tích trệ tại các dây thần kinh tọa, đồng thời hỗ trợ quá trình hoàn máu, nhờ đó giúp máu huyết lưu thông, các cơ thư giãn nhằm giảm đau và phục hồi chức năng vận động nhanh chóng.
Ngoài ra các nghiên cứu khoa học còn cho thấy trong ngải cứu có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp như dehydro matricaria este, cinelo… Đây đều là hoạt chất có tác dụng như loại thuốc giảm đau chống viêm tự nhiên an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Dược liệu này cũng giúp ức chế gốc tự do giúp cho các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Cách 1: Đắp ngải cứu
- Chuẩn bị 200g ngải cứu và 1 nắm muối hột
- Ngải cứu đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Giã nát ngải cứu rồi đem sao khô trên chảo cùng muối hột
- Bọc hỗn hợp vào một miếng vải sạch, đợi nguội bớt một chút rồi đắp trực tiếp lên vùng bị đau trong khoảng 15 – 20 phút.
Người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi ngày, đặc biệt là khi cơn đau xuất hiện đột ngột để làm giảm đau hiệu quả mà không cần dùng đến các loại thuốc Tây. Chú ý không nên đắp ngải cứu khi đang quá nóng vì có thể gây bỏng da.
Cách 2: Ngải cứu mật ong
- Chuẩn bị khoảng 1 nắm ngải cứu, 2 thìa mật ong nguyên chất cùng một ít muối ăn
- Ngải cứu đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Xay nhuyễn ngải cứu với nước cùng muối ăn, chắt lấy nước bỏ bã
- Trộn mật ong và hỗn hợp nước vừa lọc rồi chia làm hai lần uống trong ngày.
- Kiên trì thực hiện trong 1 tháng liên tiếp sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.
Mật ong cũng là chất có tính kháng khuẩn chống viêm cao nên vừa an toàn vừa giúp tị bệnh đau thần kinh tọa khá tốt. Tuy nhiên chú ý không nên cho quá nhiều muối sẽ rất khó uống.
Cách 3: Ngải cứu và dấm gạo
- Dùng khoảng 300g ngải cứu và 200ml dấm gạo
- Ngải cứu đem rửa sạch, ngâm qua với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Giã nát ngải cứu và trộn với dấm gạo rồi đem đun nóng cho sôi
- Cho hỗn hợp vào khăn sạch đợi nguội bớt rồi đắp trực tiếp lên vị trí bị đau
- Khi hỗn hợp nguội hẳn có thể đun lại cho sôi để tiếp tục đắp
Với cách này bạn có thể giữ hôn hợp để thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm các cơn đau hiệu quả. Nên đắp vào buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.
Cách 4: Ngải cứu và vỏ bưởi
- Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu cùng 2 cái vỏ bưởi ( dùng vỏ nguyên quả) cùng 2 lít rượu trắng
- Ngải cứu đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Vỏ bưởi cũng rửa sạch rồi đem thái thành lát mỏng chung với ngải cứu
- Cho tất cả ngâm cùng rượu trắng ngon trong 1 tháng.
- Sau một tháng mỗi ngày nên dùng 1 ly nhỏ, khoảng 30ml để có thể cải thiện cơn đau.
Chú ý đây là loại rượu thuốc để chữa bệnh nên chỉ nên uống mỗi ngày 1 ly, không nên uống đến khi say sẽ không thực sự tốt. Ngoài ra những người mắc bệnh về dạ dày cũng không nên dùng bài thuốc này.
Cách 5: Ngâm chân với cải cứu
- Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu cùng 1 ít muối hột
- Ngải cứu đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Đem ngải cứu đun sôi cùng nước rồi cho thêm 1 nắm muối hột trong khoảng 10 phút
- Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi đem ngâm chân trong 15- 20 phút mỗi ngày.
Với bài thuốc này bạn nên thực hiện trong khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ để giúp chân tay được thư giãn thoải mái, hạn chế cơn đau hoặc tê bì chân tay cho những cơn đau thần kinh tọa gây ra.
Bài thuốc Gừng
Gừng hay sinh khương là loại dược liệu vô cùng quen thuộc trong đời sống hằng ngày cũng như các bài thuốc Đông Y chữa bệnh. Loài cây này thường mọc ở các vùng nông thôn thành từng bụi và thường dùng để tẩm ướp hay nấu ăn cho món ăn thêm mùi vị hấp dẫn hơn. Ngoài ra nó còn được dùng làm nước uống rất tốt cho người bị cảm cúm, đau dạ dày, và có thể dùng cho hầu hết mọi người.
Theo y học cổ truyền, loại dược liệu này có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng tán hàn ôn trung và có thể làm giảm nhanh các cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. Do có tính ấm nên gừng có thể làm thư giãn cơ, giúp cho máu huyết lưu thông để đưa các dưỡng chất đến làm phục hồi các tổn thương trong xương khớp. Ngoài ra gừng có còn tính kháng khuẩn chống viêm nên có thể ngăn chặn sự hoạt động quá mức của một số vi khuẩn gây bệnh.
Cách 1: Trà gừng
- Chuẩn bị một củ gừng nhỏ
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng
- Cho gừng vào hãm cùng nước sôi trong vài phút
- Cho một mật ong vào và uống khi còn ấm.
Trà gừng nên uống vào buổi sáng vì nó có thể kích thích thần kinh gây mất ngủ nếu uống vào buổi tối. Kiên trì giữ thói quen uống trà gừng mỗi ngày không chỉ giúp giảm đau, chống viêm, cải thiện bệnh đau thần kinh tọa mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Cách 2: Gừng dấm ăn
- Chuẩn bị 3-5 củ gừng tươi cùng 1 ít muối ăn
- Gừng đem rửa sạch, cạo vỏ, giã nát rồi hào cùng một ít nước ấm
- Cho thêm muối và dấm ăn vào, dùng khăn sạch thấm nước xoa lên vùng bị đau nhức.
- Kết hợp với xoa bóp massage để giảm đau nhanh chóng hơn.
Kiên trì thực hiện bài thuốc mỗi ngày sẽ giúp máu huyết lưu thông để có thể cải thiện bệnh hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Cách 3: Rượu gừng
- Chuẩn bị 1 ký gừng tươi tương đương với 2 lít rượu trắng
- Gừng đem rửa sạch, cạo bỏ, thái lát mỏng.
- Cho gừng vào bình thủy đã được khử trùng rồi đổ ngập rượu trắng vào ngâm trong 3 tuần.
- Dùng rượu này để xoa bóp lên các khớp tay chân, lưng, đùi nơi bị đau mỗi ngày.
Chú ý đây là bài thuốc dùng để xoa bóp, người bệnh không nên dùng để uống. Kiên trì thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ vừa giúp cải thiện bệnh vừa có thể làm giảm các triệu chứng tê bì chân tay. Những người thưởng làm các công việc mang vác nặng cũng nên dùng bài thuốc này để ngăn ngừa nguy cơ đau thần kinh tọa cũng khá tốt.
Cách 4: Gừng tươi và hành khô
- Chuẩn bị 20g gừng tươi, 15g hành khô và 30g bột mì
- Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, đem giã nát cùng hành khô rồi trộn cùng bột mì
- Đem hỗn hợp vào khô trên chảo nóng rồi đợi cho nguội bớt và đắp trực tiếp lên vùng bị đau và vùng băng vải cố định lại.
- Thay băng mỗi ngày.
Thực hiện bài thuốc này trong 5 ngày liên tiếp bạn sẽ thấy các cơn đau dần biến mất, không còn xuất hiện nhiều khiến người bệnh ăn ngủ ngon hơn và mau chóng phục hồi sức khỏe.
Bài thuốc từ cây đinh lăng
Hầu hết những người mắc các bệnh về xương khớp như đau thần kinh tọa đều luôn có một bình rượu ngâm từ cây đinh lăng dùng để uống mỗi ngày. Điều này có thể thấy hiệu quả chữa bệnh từ loại cây này đã được dân gian thực hiện và áp dụng từ xưa tới nay nên vô cùng an toàn nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng.
Dược liệu này còn được ví như “nhân sâm cho người nghèo” bởi có hàm lượng Saponin cực cao, gần bằng một số loại nhân sâm mà giá cả lại vô cùng rẻ. Sử dụng đinh lăng có thể làm giảm các cơn đau tại chân, thắt lưng, cột sống đồng thời tăng cường nguyên khí, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu huyết từ đó giúp sức khỏe được cải thiện và phục hồi nhanh chóng.
Bên cạnh vị thuốc từ đinh lăng còn giúp làm giảm tình trạng sưng viêm phía trong khớp, hỗ trợ làm lành các tổn thương, bồi bổ sức khỏe, đưa dưỡng chất đến các cơ quan nhiều hơn từ đó giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn..
Cách 1: Rượu đinh lăng
- Dùng 100g rễ đinh lăng cùng 100ml rượu trắng
- Rễ đinh lăng làm sạch, có thể để nguyên rễ hoặc thái lát để các dưỡng chất được tiết ra nhanh chóng hơn.
- Cho rễ đinh lăng đã được sơ chế vào bình thủy được khử trùng, đổ ngập rượu trắng loại ngon vào.
- Ngâm trong vòng 3 tuần là có thể sử dụng
- Mỗi ngày dùng 1 ly nhỏ khoảng 15 – 20ml
Lưu ý rượu đinh lăng không nên dùng cho bà bầu hay những người có vấn đề về rối loạn tiêu hóa để tránh một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Bài thuốc này nên dùng mỗi ngày nhưng chú ý không nên quá lạm dụng, chỉ nên dùng tối đa 2 ly nhỏ, không nên dùng để uống say.
Cách 2: Rễ đinh lăng cùng các thảo dược
- Chuẩn bị 12 gram rễ đinh lăng; hà thủ ô, thiên niên kiện, huyết rồng, cổ xước mỗi thứ 8g; vỏ quýt, quế chi mỗi thứ 4g
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc lấy nước uống
- Chia thuốc ra uống hết trong ngày.
Với các bài thuốc sắc chú ý dùng hết trong ngày, tuyệt đối không nên dùng qua ngày hôm sau. Nếu đang dùng thuốc Tây y bạn cũng cần chú ý khi dùng các bài thuốc này để tránh tương tác thuốc.
Cách 3: Sắc thuốc từ rễ đinh lăng
- Chuẩn bị 20 – 30g rễ đinh lăng
- Rễ đinh lăng rửa sạch sẽ, thái mỏng phơi khô hoặc đem sao vàng hạ thổ để mau dùng được hơn, có thể tầm thêm gừng và mật ong để giúp thuốc dễ uống và cho hiệu quả tốt hơn.
- Đem đinh lăng đã được sơ chế sắc nước uống trong ngày.
Bài thuốc này kích thích sự lưu thông tuần hoàn của máu huyết, vì vậy vừa giúp giảm đau vừa giúp gân cốt cường tráng, các vùng xương khớp bị tổn thương cũng được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để phục hồi nhanh chóng hơn.
Cách 4: Đắp lá đinh lăng
- Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng
- Lá đinh lăng đem rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất.
- Giã nát lá đinh lăng cùng một ít muối hột rồi đắp trực tiếp vào vùng bị đau, có thể dùng vải sạch cố định lại.
Người bệnh nên kiên trì thực hiện mỗi ngày để các triệu chứng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng.
Bài thuốc từ cỏ xước
Cỏ xước là loại cây mọc hoang dại, dễ kiếm, dễ tìm, gần như không mất chi phí để mua nhưng có thể đem lại kết quả điều trị rất nhiều bệnh vô cùng tuyệt vời. Loài cây này được dùng nhiều trong điều trị các bệnh như thanh nhiệt, lở loét, giải độc, tim mạch, ung thư, đặc biệt là có hiệu quả trên cả các bệnh về xương khớp như đau thần kinh tọa.
Loại dược liệu này có tác dụng ức chế các tế bào gốc giúp cho mạch máu giãn nở để máu huyết lưu thông, từ đó giảm đau chống viêm rất tốt. Hàm lượng Saponin của cây cũng khá cao nên có thể tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Y học cổ truyền cũng cho thấy loài cây này giúp mạnh gân cốt rất tốt.
Cách 1: Rượu cỏ xước
- Chuẩn bị 100g cỏ xước, dứa dại 50g; sâm đại hành 30g.
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào bình thủy đã được khử trùng rồi đổ ngập rượu trắng loại ngon vào ngâm trong khoảng 30 ngày.
- Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ khoảng 15 – 20ml, ngày cùng 2 lần để các triệu chứng bệnh nhanh chóng biến mất.
Tương tự các bài rượu thuốc trên, với rượu cỏ xước người bệnh cũng không nên quá lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa hai lần vào trưa và tối là đủ để cải thiện bệnh.
Cách 2: Thuốc sắc từ cỏ xước và các loại thảo dược
- Chuẩn bị 16g tầm gửi và cây dâu; rễ cỏ xước đã sao với rượu, bạch thược, quế chi, sâm nam, độc hoạt, tần giao và phòng đảng sâm mỗi thứ 12g, tế tân 6g.
- Các nguyên liệu đem làm sạch lần nữa, sắc cùng nước uống hết trong ngày.
Sử dụng thuốc nam chữa đau thần kinh tọa này liên tục trong 7 ngày sẽ thấy các cơn đau dần giảm hẳn, người bệnh cũng mau chóng phục hồi sức khỏe như bình thường.
Cách 3: Bài thuốc từ cỏ xước và ngải cứu
- Dùng cỏ mực, thổ phục linh mỗi vị 20g, cỏ xước 40g, ké đầu ngựa và ngải cứu mỗi vị thuốc 12g.
- Tất cả các nguyên liệu đem rửa với nước sạch, sắc cùng nước dùng hết trong ngày.
- Thực hiện liên tiếp trong 10 ngày.
Đây là bài thuốc rất phù hợp với những người bị đau thần kinh tọa sau chấn thương.
Bài thuốc Sữa tỏi
Sữa tỏi là bài thuốc cực kỳ quen thuộc với những người bị đau thần kinh tọa nói chung được dân gian truyền tai nhau với các dụng cải thiện bệnh vô cùng hiệu quả. Các hoạt chất từ tỏi vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ các tế bào thần kinh, khả năng kháng khuẩn cũng hoạt động vô cùng hiệu quả để loại bỏ một số virus, vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, việc kết hợp tỏi cùng sữa canxi – một chất vô cùng cần thiết cho xương khớp sẽ tăng cường các dưỡng chất để xương phục hồi và chắc khỏe hơn. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy đây thực sự là một bài thuốc đem đến kết quả tốt cho những người bị đau thần kinh tọa.
Thực hiện thuốc nam chữa đau thần kinh tọa từ tỏi như sau
- Dùng 5-6 tép tỏi đã được bóc vỏ cùng 200ml sữa tươi không đường
- Tỏi đem ép lấy nước ngâm vào sữa tươi trong khoảng 20 phút để các tinh chất từ tỏi được tiết ra hết.
- Dùng sữa ngay khi đói
- Nên thực hiện tuần 2-3 lần để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Bài thuốc từ rau má
Nghe thì có vẻ lạ nhưng bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa từ rau má đã được rất nhiều người thực hiện và đem lại tác dụng cải thiện bệnh đáng kể. Bên cạnh tác dụng thanh nhiệt giải độc, loại rau này còn giúp giảm đau khá hiệu quả. Ngoài ra sử dụng dược liệu này đúng cách còn giúp tâm lý thoải mái, giải tỏa stress, hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon hơn từ đó cũng giúp sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.
Thực hiện như sau
- Dùng 1 nắm sau má tươi
- Rau má rửa sạch, loại bỏ lá vàng úa rồi ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Thái nhỏ rau muống rồi cho vào máy xay cùng một ít nước lọc
- Lọc bỏ bã chắt lấy nước uống hằng ngày.
- Ngày nên uống 2 lần cũng rất tốt cho sức khỏe.
Các bài thuốc nam từ thảo dược hầu hết đều khá lành tính, tuy nhiên thường cho hiệu quả lâu dài, tùy theo từng cơ địa vì vậy chỉ nên dùng cho những trường hợp bệnh nhẹ mới khởi phát. Với những trường hợp bệnh nặng có nguy cơ biến chứng bạn không nên áp dụng các bài thuốc này bởi gần như sẽ không có tác dụng.
Đây đều là các bài thuốc được dân gian truyền miệng, chưa có sự kiểm chứng của khoa học, vì vậy vẫn có những trường hợp dùng mà không có tác dụng. Nếu sau một thời gian dài áp dụng mà không đem lại hiệu quả cải thiện thì bạn nên tạm dừng và liên hệ với bác sĩ để có phương pháp mới phù hợp hơn.
Bên cạnh các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa này người bệnh còn cần kết hợp thêm với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cùng các bài tập trị liệu để có thể cải thiện đau thần kinh tọa nhanh chóng nhất. Hãy luôn chú ý theo dõi tình trạng tiến triển sức khỏe và thông báo cho bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.