Một số cây thuốc Nam chữa phong tê thấp đã được áp dụng từ lâu đời như ngải cứu, cây thiên niên kiện hoặc cây xấu hổ đỏ,… Tìm hiểu ngay công dụng cũng như cách dùng của các loại cây dược liệu tự nhiên này qua bài viết dưới đây.
Một số bài thuốc chữa phong tê thấp từ các loại cây thuốc Nam như:
1. Cây chìa vôi
+ Tác dụng: Cây chìa vôi có tính mát, giúp thanh nhiệt, sát trùng và giải độc. Đồng thời, các hoạt chất chứa trong cây có tác dụng thông kinh, trừ tê thấp, giúp chữa phong thấp và giảm đau nhức ở xương khớp.
+ Cách làm:
Bài thuốc số 1: Dùng 20 gram cây chìa vôi sắc chung với 15 gram cành dâu, 10 gram quế chi và 10 gram bạch chỉ. Uống nước thuốc trong khoảng thời gian nhất định sẽ giúp kiểm soát và khắc phục bệnh phong thấp ở mức nhẹ.
Bài thuốc số 2: Người bệnh có thể kết hợp cây chìa vôi với một số loại thảo dược khác như đương quy, ngưu tất, xuyên khung và cẩu tích. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, để ráo và ngâm trong 1 lít rượu trắng. Sau khoảng 7 ngày, bệnh nhân đem ra sử dụng. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 7 – 8 ml, giúp giảm đau và co cứng ở các khớp.
⇒ Tìm hiểu thêm: Cách dùng cây chìa vôi chữa đau nhức xương khớp – thoát vị đĩa đệm
2. Cây cần tây
Cần tây không chỉ phổ biến trong chế biến nhiều món ăn ngon, giúp cung cấp dinh dưỡng và tăng vị, kích thích ăn ngon hơn mà chúng còn được biết đến như vị thuốc quý.
Theo tiến sĩ Michael Murray (tác giả hàng đầu thế giới về các loại thuốc chiết xuất từ thảo dược tự nhiên) cho hay, cần tây được xem là một trong những liệu pháp thay thế giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, nhất là do bệnh Gout và phong thấp gây ra.
+ Cách thực hiện:
- Người bệnh dùng 1 kg cây cần tây bao gồm phần rễ và thân, rửa sạch và thái thành từng khúc ngắn khoảng 3 – 4 cm rồi phơi khô
- Mỗi lần dùng 150 gram đem sắc với 3 chén nước
- Khi nước thuốc cạn còn 2 chén, chia thuốc thành 3 và uống trong ngày
Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong thời gian ngắn, triệu chứng do phong tê thấp gây ra sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng nước ép cần tây vào mỗi buổi sáng để duy trì sự chắc khỏe cho xương và giúp giảm viêm.
3. Cây vuốt hùm
Cây vuốt hùm hay còn gọi là cây móc mèo, cây móc diều, nam đà căn,… Theo Đông y, loại cây này có tính hàn và vị đắng, toàn thân có công dụng thanh nhiệt và giải độc. Bên cạnh đó, cây còn có tác dụng sát trùng chống ngứa, giảm đau, khư ú tiêu thũng.
Ở các tỉnh Trung Quốc và vùng miền nông thôn ở nước ta thường sử dụng rễ của cây vuốt hùm sắc uống để chữa phong thấp, đau nhức xương khớp và cảm mạo phát nhiệt.
+ Cách thực hiện như sau:
Sử dụng 40 – 80 gram rễ cây vuốt hùm sắc cùng với nhân trần, rễ mộc thông và ké hoa vàng mỗi vị 20 gram. Sắc chung với 800 ml nước sao cho cạn lại còn 300 ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng cây vuốt hùm, người bệnh nên tránh nhầm lẫn với loại cây mắt mèo xâm thực Mimosa pigra. Bởi chúng có thể gây ngộ độc nguy hiểm.
4. Cây nhũ hương
Theo một số nghiên cứu cho thấy, acid boswellic là một trong những thành phần chính của cây nhũ hương. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm cao và thường được sử dụng như một loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn giúp giảm sưng đau do phong thấp, đồng thời giúp ngăn chặn bệnh viêm khớp dạng thấp.
+ Cách điều trị:
Sử dụng đương quy, tử hoa địa đinh, sinh địa, đan sâm và huyền sâm mỗi vị 12 gram cùng với hoàng kỳ 16 gram. Thêm bồ công anh, kim ngân hoa, mỗi vị 10 gram và cam thảo 6 gram, diên hồ sách và hồng hoa 8 gram. Tất cả các vị thuốc đem sắc với nước. Sắc hai lần, mỗi lần sắc khoảng 45 phút. Sau đó, lọc lấy nước thuốc và cho nhựa chiết xuất từ cây nhũ hương vào, khuấy tan, chia làm 3 lần và uống trong ngày.
5. Cây ngải cứu
+ Cách làm:
- Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước rồi sao nóng cùng với muối hạt to
- Tiếp đó, đổ lá ra miếng vải đã được làm sạch rồi chườm lên vùng xương khớp bị đau
- Chườm lại 2 – 3 lần rồi thay bằng nguyên liệu mới
Lưu ý: Không nên chườm lá ngải cứu quá nóng, tránh tình trạng gây bỏng da.
6. Cây thiên niên kiện
Nhờ tác dụng bồi bổ gân cốt, trừ phong thấp,… cây thiên niên kiện được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, phong tê thấp,…
+ Cách thực hiện:
- Chuẩn bị thiên niên kiện, thổ phục linh, cây cỏ xước và độc lực đem phơi khô rồi sắc
- Mỗi ngày uống 2 – 3 bát nước thuốc sau mỗi bữa ăn, giúp cải thiện triệu chứng bệnh
7. Cây xấu hổ đỏ
+ Cách làm:
- Bài thuốc 1: Dùng 10 – 25 gram cây xấu hổ đỏ rửa sạch và sắc nước uống
- Bài thuốc 2: Cây xấu hổ đỏ đã được rửa sạch, để ráo rồi thái thành từng miếng mỏng, phơi khô. Mỗi ngày dùng 120 gram đem rang rồi tẩm với rượu có nồng độ từ 35 – 40 độ và rang lại cho khô. Thêm 600 ml và sắc cạn còn 200 – 300 ml. Chia thuốc uống 2 – 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 4 – 5 ngày
Lưu ý: Bài thuốc Nam chữa phong tê thấp từ cây xấu hổ đỏ không được áp dụng cho phụ nữ mang thai.
Các cây thuốc Nam chữa phong tê thấp có nguồn gốc tự nhiên, dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ mang tính chất truyền miệng và chưa được khoa học kiểm chứng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.