8 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản hiệu quả

2 năm trước 22

Với các triệu chứng đau thần kinh tọa cấp tính người bệnh thường được ưu tiên điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản như xoa bóp hay bấm huyệt. Ưu điểm của các phương pháp này là tiết kiệm chi phí, an toàn nếu thực hiện đúng cách lại có thể hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng. Tham khảo ngay các cách chữa đau thần kinh tọa đơn giản hiệu quả nhất được tổng hợp tại đây.

8 cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản hiệu quả

Đau thần kinh tọa là căn bệnh về xương khớp có nguyên nhân liên quan đến thoát vị đĩa đệm với những triệu chứng đặc trưng là những cơn đau từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, và cả hai bắp chân. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau nhức khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi suy nhược mà còn có thể biến chứng gây bại liệt rất cao. Do đó cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

cách chữa đau thần kinh tọaCách chữa đau thần kinh tọa tại nhà thường được khuyến khích cho những trường hợp bệnh nhẹ không quá trầm trọng

Nếu các triệu chứng của bệnh mới chỉ ở giai đoạn khởi phát chưa quá nguy hiểm, người bệnh thường được chỉ định tự điều trị tại nhà bằng một số biện pháp bảo tồn sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Kết hợp các phương pháp này với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Tham khảo ngay các cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất được tổng hợp ngay sau đây.

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị các bệnh về xương khớp như đau thần kinh tọa vô cùng phổ biến. Nguyên lý của phương pháp này là thiết lập lại yếu tố cân bằng âm dương cơ thể bằng cách giúp máu huyết lưu thông, làm mềm cơ và thư giãn toàn thân, ức chế sự hưng phấn của thần kinh từ đó có thể mang đến kết quả giảm đau vô cùng nhanh chóng.

cách chữa đau thần kinh tọaXoa bớp bấm huyệt giúp cho máu huyết lưu thông, âm dương cân bằng, từ đó đem đến tác dụng giảm đau và các triệu chứng khác của bệnh hiệu quả

Việc xoa bóp bấm huyệt sẽ dùng trực tiếp lực từ tác tác động lên da nơi có các kinh huyệt mạch máu đang lưu thông, từ đó đem đến tác dụng cải thiện bệnh hiệu quả. Y học cổ truyền đã áp dụng phương pháp này vô cùng lâu đời và thực sự giúp người bệnh phục hồi sức khỏe cũng như tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.

Tuy nhiên cần chú ý việc xoa bóp bấm huyệt cần phải được thực hiện từ những người có am hiểu về các kinh mạch hoặc cần tìm hiểu kỹ về các ấn huyệt để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt nhất nếu không có đủ kiến thức về các phương thức này bạn nên chú trọng đến việc xoa bóp hoặc đặt lịch hẹn với những người xoa bóp tại nhà để tiện lợi trong việc chăm sóc sức khỏe hơn.

Với phương pháp xoa bóp, thực hiện như sau

  • Người bệnh nằm sấp trên giường và cần có một người hỗ trợ việc xoa bóp. Người thực hiện xoa bóp làm nóng bàn tay bằng cách xoa hai lòng bàn tay vào nhau rồi chà xát nhẹ nhàng vào các vùng bị đau nhức trong 5- 10s
  • Dùng hai đầu ngón tay và gốc gan của bàn tay (nơi giáp giữa cổ tay và bàn tay) xoa nhẹ nhàng theo hình tròn lên vùng bị đau nhức.
  • Tiếp tục xoa bóp từ lưng xuống đùi, hai bắp chân để loại bỏ cảm giác tê bì.
  • Ngoài ra có thể kết hợp với day miết bằng cách cùng gối gan bàn tay ấn nhẹ nhàng xuống vùng bị đau rồi di chuyển theo hình xoắn ốc.
  • Với những vùng da như cột số lưng có thể áp dụng phương pháp véo bằng cách dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vùng da lên, nếu nghe thấy tiếng tách người bệnh có thể sẽ cảm thấy rất thoải mái.

Với án huyệt, các huyệt đạo cần được tác động để giải quyết các cơn đau do thần kinh tọa bao gồm

  • Huyệt thận du
  • Huyệt ủy trung
  • Huyệt thừa sơn
  • Huyệt đại trường du
  • Huyệt thừa phù
  • Huyệt hoàn khiêu

Người hỗ trợ sẽ dùng ngón tay cái ấn một lực vừa đủ lên các huyệt này từ đó sẽ giúp lưu thông máu huyết để giảm đau, giảm tê bì chân tay vô cùng hiệu quả.

Chườm nhiệt

Nếu những cơn đau ở lưng hay chân tay, hông đến bất ngờ, thay vì dùng thuốc thì người bệnh nên áp dụng các liệu pháp dùng nhiệt sẽ an toàn mà hiệu quả lại tốt không kém. Theo đó với phương pháp này người ta sẽ dùng nhiệt độ nóng hay lạnh để tác động ngoài da, từ đó có thể giúp làm giảm cơn đau hoặc tình trạng tê bì, mất giác khá nhanh chóng.

cách chữa đau thần kinh tọaChườm nhiệt có thể làm giảm đau nhanh chóng mà không cần dùng đến các loại thuốc tây

Chườm lạnh

Nếu các cơn đau đến đột ngột thì bạn nên dùng nhiệt lạnh như chườm đá lên vị trí đau nhức. Khi chườm lạnh, nhiệt độ thấp được áp lên da đột ngột khiến các các mạch máu tại đây nhanh chóng bị co lại, tốc độ dòng máu chậm dần đồng thời làm giảm tiêu thụ oxy cũng như tính thấm của thành mạch và hoạt động của bạch cầu. Do đó có thể giải quyết tình trạng sưng viêm, đau nhức tại đây vô cùng nhanh chóng.

Đồng thời khi tác động nhiệt lạnh đột ngột cũng gây cảm giác tê vùng bị tổn thương đau nhức nên có thẻ làm biến mất cảm giác đau đớn tạm thời. Tuy nó có tác dụng giảm đau tức thì nhưng chỉ mang tính chất tạm thời, không thể giảm đau lâu dài. Nhưng so với việc dùng thuốc giảm đau thì chườm lạnh vẫn tốt cho sức khỏe hơn.

Chườm lạnh thường được khuyến khích dùng nhiều cho các cơn đau cấp tính mới khởi phát sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Chú ý không sử dụng khi trên các vùng đau nhức đang có vết thương hở để tránh tình trạng viêm nhiễm.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng túi chườm lạnh đã được bỏ đá lạnh vào và áp trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Nếu không có túi chườm người bệnh cũng có thể dùng một miếng vải mỏng bọc đá vào và xoa nhẹ lên vùng đau nhức. Chú ý không chườm quá lâu vì có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.

Chườm nóng

Về bản chất, chườm nóng hoàn toàn trái ngược với chườm lạnh nhưng nhìn chung nó đều có tác dụng giảm đau khá hiệu quả. Chườm nóng cũng tác dụng nhiệt lên da, tuy nhiệt nhiệt độ nóng sẽ làm các mạch máu được giãn ra và lưu thông tốt hơn. Các cơ cũng được giãn ra và lượng máu và dưỡng chất được đưa đến các vùng tổn thương nhiều hơn để kích thích khả năng tự phục hồi.

Chườm nóng cũng giúp làm giảm kích thích thần kinh, từ đó có thể làm giảm cơn đau hiệu quả nhanh chóng. Việc chườm nóng thường được khuyến khích cho những cơn đau mãn tính lâu ngày để làm giảm tình trạng tê bì, cứng cơ, hỗ trợ khả năng vận động tạm thời. Ngoài ra những người thường xuyên gặp các tình trạng tê cứng chân tay thường xuyên cũng nên áp dụng phương pháp này.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, người bệnh chỉ cần dùng túi giữ ấm đổ nước ấm vào rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Nếu không có túi chườm có thể cho nước vào chai thủy tinh thay thế. chú ý không dùng nước vừa đun sôi trực tiếp có thể gây bỏng da. Chỉ nên dùng nước khoảng 40 – 45 độ là phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thường xuyên tắm nước nóng, ngâm chân với nước nóng để giúp máu huyết lưu thông đồng thời giúp khả năng phục hồi các các tế bào bị tổn thương hoạt động tốt hơn. Có thể kết hợp thêm một số loại thảo dược để đem lại kết quả tốt hơn.

Tập luyện các bài tập phù hợp

Trong các cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà với những trường hợp bệnh mới khởi phát không thể thiếu các bài tập. Mục đích của các bài tập này nằm giúp giãn gân cốt, cho máu huyết lưu thông đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng vận động nhanh chóng nhất. Kiên trì thực hiện đúng cách các bài tập này mỗi ngày chính là cách tốt nhất để điều trị bệnh mà không cần dùng thuốc.

cách chữa đau thần kinh tọaCách bài tập yoga đem đến tác dụng giãn gân cốt, giúp máu huyết lưu thông và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động đáng kể

Một số bài tập được khuyến khích cho người bệnh như sau

Bài tập tư thế chim bồ câu: Đây là tư thế được khuyến khích nhiều cho những người đau thần kinh tọa để giãn cơ mổ hông, đó có thể cải thiện tình trạng đau nhức tại đây khá tốt.

  • Người bệnh nằm ngửa trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt song song với thân.
  • Chân phải nâng cao vuông góc với đùi
  • Co chân trái lên theo, sao cho có thể đặt mũi chân phải gác lên đầu gối chân trái, đồng thời dùng tay phải kéo căng đùi chân phải về gần mặt nhất.
  • Giữ nguyên tư thế trong vài giây để giãn cơn.
  • Thực hiện tương tự  với chân còn lại.

Bài tập chim bồ câu ngồi: Đây cũng là bài tập giúp co giãn cột sống, thắt lưng và cơ đùi đơn giản nhưng rất hiệu quả.

  • Ngồi thẳng trên sàn nhà, lưng thẳng, hai chân duỗi thẳng.
  • Co chân phải ngồi gác lên đầu gối chân trái.
  • Cúi căng người xuống cố gắng kéo căng cơ lưng để hai tay nắm có thể chạm được mũi chân trái, giữ thư thế này trong  khoảng 30 giây.
  • Trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại.

Bài tập xoay đầu gối: Đây là bài tập giúp nới lỏng cơ bắp đồng thời giải tỏa tình trạng bị chèn ép của các dây thần kinh tọa một cách đơn giản.

  • Người bệnh nằm thẳng trên sàn, hai tay đặt song song với thân, hai chân duỗi thẳng ra, hướng bàn chân lên trên.
  • Co chân trái lên đồng thời dùng hai tay ôm chặt đầu gối
  • Cố gắng kéo căng cơ chân kèm theo đó vặn chân sang bên phải, giữ tư thế này trong khoảng 30s để giúp các cơ được thư giãn. Nếu thực hiện đúng cách bạn sẽ không hề thấy đau, ngược lại còn vô cùng thoải mái.
  • Thả lỏng tay và quay về vị trí cũ.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại, tập mỗi bên ít lần 3 lần.

Bài tập kéo căng chân: Đây là một bài tập vô cùng đơn giản có thể thực hiện ở bất cứ đâu nhưng có thể giải quyết các cơn đau tại chân do các dây bị chèn ép quá mức.

  • Dùng một vật hỗ trợ có thể đặt chân lên, cao khoảng 1m hoặc cao hơn đầu gối một chút.
  • Đặt chân lên vật hỗ trợ sao cho chân phải thẳng và kéo căng hết mức.
  • Cúi người về phía trước, kéo căng lưng sao cho hai tay có thể chạm vào mũi chân và giữ tư thế này trong 30s.
  • Hạ chân xuống và thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Mỗi bên thực hiện từ 5 – 8 lần mỗi ngày.

Thay đổi tư thế nằm

Khi bị đau thần kinh tọa người bệnh luôn cảm giác mệt mỏi, đau nhức toàn thân nên không muốn vận động mà chỉ muốn nằm nghỉ. Tuy nhiên nếu nằm không đúng tư thế có thể khiến những cơn đau trầm trọng hơn rất nhiều. Điều chỉnh tư thế nằm phù hợp chính là cách để cải thiện bệnh tốt nhất.

cách chữa đau thần kinh tọaTư thế nằm ngủ được khuyến khích cho người đau thần kinh tọa

Những người bị đau thần kinh tọa thường được khuyên nằm ngửa hay nằm nghiêng trên gối mềm và cao để cảm thấy dễ chịu hơn. Cụ thể như sau

  • Nằm ngửa: Tư thế này giúp thuận theo đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống nên giảm áp lực lên cơ quan này đồng thời giúp các cơ quan nội tạng và các dây thần kinh được thư giãn. Nhờ đó có thể làm giảm cơn đau đáng kể. Chú ý đặt thêm một chiếc gối mềm kê phía dưới đầu gối để nâng đỡ cơ quan này giúp nó không bị kéo căng, nhờ đó giảm tình trạng các cơn đau xuất hiện về đêm.
  • Nằm nghiêng: Người bệnh nên nằm nghiêng về một bên theo hướng người không đau và kẹp giữa hai chân một chiếc gối mềm để nâng đỡ chân trên.

Bạn có thể thay đổi giữa hai tư thế này khi nằm nghỉ ngơi hay ngủ để có thể giảm các cơn đau. Chú ý nên chọn loại nệm mềm để cơ thể thoải mái hơn. Chú ý ngủ nơi không gian phòng thoát mát, tránh bật điều hòa quá thấp sẽ khiến các cơn đau dễ xuất hiện hơn. Ngoài ra cũng chú ý không ăn nhiều hay dùng các đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.

Dùng lá lốt

Dân gian thường dùng các loại thảo dược quen thuộc để cải thiện các triệu chứng đau nhức tại nhà vừa đơn giản vừa cho hiệu quả vô cùng tốt. Tuy nhiên cần chú các bài thuốc này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, chưa quá trầm trọng thì mới có thể cho hiệu quả cải thiện bệnh.

cách chữa đau thần kinh tọaLá lốt có thể giúp giảm đau, chống sưng viêm và kháng khuẩn tại các khu vực xương khớp bị tổn thương khá hiệu quả

Trong một vài trường hợp cơ địa của người bệnh không phù hợp với lá lốt nhưng nhìn chung các bài thuốc từ dược liệu này vẫn vô cùng an toàn và không gây ra bất tác dụng phụ nào cho người dùng. Với đặc tính ấm nóng, tác dụng trực tiếp vào các kinh huyệt, dùng lá lốt có thể làm cải thiện các cơn đau nhức cũng như ngăn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus có hại giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa nhanh chóng.

Cách 1: Đắp lá lốt

  • Chuẩn bị 300g lá lốt cùng 500g muối hột
  • Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất.
  • Đem giã nhuyễn lá lốt, rồi cho lên chảo sao khô cùng muối hột.
  • Để hỗn hợp nguội bớt rồi bọc trong  một miếng vải sạch, áp trực tiếp lên vùng bị đau.
  • Thực hiện mỗi ngày hoặc khi các cơn đau xuất hiện để làm giảm đau, giảm tê bì tay chân nhanh chóng.

Cách 2: Rượu lá lốt xoa bóp

  • Dùng 200g lá lốt tương đương với 1,5l rượu gạo
  • Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất.
  • Lá lốt đem sào cho vàng rồi ngâm cùng rượu gạo loại ngon trong vòng 1 tháng.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm mốc hay ánh nắng trực tiếp.
  • Dùng rượu này để xoa bóp massage cho các vùng bị đau nhức có thể giúp giảm đau rõ rệt.
  • Thực hiện mỗi ngày hoặc trước khi đi ngủ để kiểm soát cơn đau tốt nhất.

Cách 3: Ngâm chân với lá lốt

  • Dùng 1 nắm lá lốt tươi, gừng tươi cùng một ít muối hột.
  • Các nguyên liệu đem rửa sạch, nấu cùng nước trong 10 phút, cho thêm muối vào.
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi đem ngâm chân cho tới khi nước nguội hẳn.
  • Nên thực hiện trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng sẽ giảm giảm các giác tê chân tay và người bệnh có thể ngủ ngon hơn.

Dùng cây đinh lăng

Cây đinh lăng là dược liệu xuất hiện trong hầu hết các bài thuốc trị đau nhức xương khớp nói chung vì có hàm lượng dưỡng chất vô cùng dồi dào, đặc biệt là saponin cao nên nó còn được mệnh danh như một loại “nhân sâm” giá rẻ. Các thành phần của đinh lăng không chỉ giúp làm giảm các cơn đau nhức trong cơ thể, hỗ trợ máu huyết lưu thông ổn định, ngăn chặn nguy cơ ung thư hiệu quả.

cách chữa đau thần kinh tọaDùng cây đinh lăng chữa đau thần kinh tọa là bài thuốc vô cùng quen thuộc được dùng nhiều trong dân gian

Dùng đinh lăng làm bài thuốc cùng cung cấp các dưỡng chất giúp sức khỏe được bồi bổ và phục hồi nhanh chóng. Rượu đinh lăng còn giảm tình trạng sưng viêm tại các khớp xương, nhờ đó có thể cải thiện chức năng vận động của những người đau thần kinh tọa đáng kể. Dùng loại dược liệu này chính là một trong những cách chữa đau thần kinh tọa được dân gian áp dụng rất nhiều.

Cách 1: Rượu đinh lăng

  • Chuẩn bị 1kg rễ đinh lăng tương được với 1 lít rượu trắng loại ngon.
  • Làm sạch loại bỏ đất cát trên rẽ đinh lăng, nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
  • Cắt lát rễ đinh lăng để các dưỡng chất tiết ra nhanh chóng hơn.
  • Ngâm rễ đinh lăng với rượu trắng, chú ý để sao cho rượu ngập rễ, bảo quản nơi thoáng mát.
  • Sau 3 tuần có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày dùng 1 ly nhỏ khoảng 15 – 20ml. Chú ý nên dùng sau bữa ăn trước khi đi ngủ. Không nên dùng để uống say.

Cách 2: Rễ đinh lăng cùng các thảo dược

  • Dùng  rễ đinh lăng 12g; hà thủ ô, thiên niên kiện, huyết rồng, cổ xước lấy mỗi loại 8g; vỏ quýt, quế chi mỗi vị 4g
  • Các nguyên liệu rửa sạch, sắc cùng nước uống làm thuốc.
  • Dùng thuốc ngay trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cách 3: Sắc thuốc từ rễ đinh lăng

  • Dùng khoảng 20 – 30g rễ đinh lăng
  • Rễ đinh lăng đem rửa sạch, tẩm mật ỏn và gừng sao vàng hạ thổ rồi đem sắc nước uống.
  • Thực hiện mỗi ngày để thấy kết quả cải thiện bệnh.

Tuy nhiên chú ý rằng dùng đinh lăng quá mức có thẻ gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, chóng mặt nên không nên lạm dụng quá mức.

Cây cỏ xước

Dù chỉ là một loài cây mọc hoang dại, có mặt ở khắp các vùng đất trống nhưng khả năng chữa bệnh của cây cỏ xước lại khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Trong loài cây này có rất nhiều dưỡng chất tốt cho hệ thống xương khớp đồng thời giú máu huyết lưu thông, các cơ giãn nở nhờ đó có thể giải quyết tình trạng sưng viêm đau nhức tại đây.

cách chữa đau thần kinh tọaDù chỉ là một loại cây mọc hoang dại nhưng khả năng chữa đau thần kinh tọa của cây cỏ xước thực sự có hiệu quả

Trong dược liệu này còn có cả hàm lượng saponin vô cùng dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự xâm nhập quá mức của một số loại vi khuẩn, virus. Bởi thế loại cây này được dùng rất nhiều trong các bài thuốc chữa đau thần kinh tọa.

Cách 1: 

  • Chuẩn bị rễ cỏ xước, hy thiêm thảo, nhọ nồi mỗi vị 16g; 20g phục linh; ngải cứu, thương nhĩ tử mỗi thứ 12g.
  • Các nguyên liệu đem rửa sạch, sao vàng rồi sắc lấy nước.
  • Ngày uống 1 thang liên tục trong trong 7 – 10 ngày.

Cách 2

  • Dùng 20g rễ cây cỏ xước tẩm rượu, tang ký sinh, dây đau xương mỗi thứ 16g; tục đoạn, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm, tần giao mỗi loại 12g.
  • Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc với nước trong vòng 45 phút
  • Chia thuốc thành 3 phần sử dụng trong ngày
  • Dùng trong 10 ngày liên tiếp.

Dùng sữa tỏi

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng sữa tỏi là phương pháp đã được khoa học kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn, đặc biệt chi phí vừa rẻ vừa dễ làm nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Tỏi là dược liệu có tác dụng như một chất kháng khuẩn tự nhiên có thể giải quyết các tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm virus vô cùng tốt.

cách chữa đau thần kinh tọaCác dưỡng chất có trong tỏi và sữa không chỉ cung cấp các dưỡng chất tốt cho xương khớp mà còn có thể giảm đau chống viêm tuyệt vời

Ngoài ra trong tỏi còn chứa rất nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe và hệ thống xương khớp như các vitamin A, B và C và inulin, polisaccarit… Các chất này giúp tăng sức đề kháng, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, giảm áp lực lên các dây thần kinh và hệ thống xương khớp, từ đó giúp hỗ trợ khả năng giảm đau đồng thời tăng sức khỏe cho xương khớp hiệu quả.

Kết hợp tỏi với sữa tươi – thực phẩm có hàm lượng canxi cần thiết cho xương cao giúp tác dụng trị bệnh được nhân đôi. Các kết quả thử nghiệm cho thấy trên 100 người dùng sữa tỏi bị đau thần kinh tọa thì có đến hơn 57 người có dấu hiệu thuyên giảm bệnh đáng kể, các triệu chứng đau nhức cũng giảm thiểu giúp sức khỏe người bệnh tăng lên nhanh chóng.

Cách 1: Sữa tỏi 

  • Dùng khoảng 5- 6 tép tỏi, 200ml sữa bò không đường cùng một ít đường
  • Tỏi đem bóc vỏ, nghiền nát
  • Cho sữa bò cùng một ít nước vào đun sôi, cho tỏi cùng một ít đường vào đun trong khoảng 5 phút trên lửa nhỏ. Chú không không để sữa sôi lớn lên lửa to quá lâu.
  • Lọc sữa qua rây để vớt bỏ xác tỏi.
  • Dùng mỗi ngày 1 ly khi bụng đói để thấy hiệu quả trong cải thiện đau thần kinh tọa.

Cách 2: Sữa tỏi và bột nghệ

Bên cạnh dùng sữa tỏi nguyên chất như trên bạn có thể kết hợp thêm cùng tinh bột nghệ để tăng tốc độ phục hồi bệnh. Chất curcumin có trong tinh bột nghệ không chỉ mang tác dụng kháng khuẩn chống viêm mà còn rất tốt cho những tình trạng sưng viêm khớp hay mát gan cực hiệu quả.

Cách làm cũng vô cùng đơn giản, thực hiện tương tự như sữa tỏi, nhưng sau khi lọc xác tỏi bạn hãy để sữa nguội bớt rồi cho thêm tinh bột nghệ vào khuấy đều. Chú ý không cho tinh nghệ vào khi đang đun sôi sữa vì sẽ làm tinh nghệ bị vón cục. Kiên trì thực hiện trong 2 tuần liên tục vào buổi sáng sau khi thức dậy bạn sẽ thấy các cơn đau do đau thần kinh tọa nhanh chóng biến mất.

Một số chú ý khi chữa đau thần kinh tọa

Bên cạnh các cách chữa đau thần kinh tọa trên đây, người bệnh còn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng ổn định, tăng cường canxi và các khoáng chất để xương khớp khỏe mạnh dẻo dai hơn. Cần hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhanh, các món ăn từ nội tạng động vật để không gây hại cho hệ thống xương khớp để có thể cải thiện bệnh hiệu quả.

Dinh dưỡng và sinh hoạt luôn là hai vấn đề cần song song khi thực hiện điều trị bất cứ bệnh lý nào. Tốt nhất bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để có chế độ chăm sóc phục hồi sức khỏe cho người đau thần kinh tọa tại nhà thêm hiệu quả và an toàn.

Lưu ý rằng các phương pháp trên đây chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh với những trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính, không có tác dụng cao trên những trường hợp đau mãn tính. Nếu sau một thời gian áp dụng các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngược lại còn đau nặng hơn người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.

Hy vọng những chia sẻ trên đây về các cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hãy bắt đầu thay đổi những thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học và chú trọng việc đi khám bệnh định kỳ thường xuyên hơn để phòng tránh các bệnh nguy hiểm này ngay từ hôm nay.

Đọc toàn bộ bài viết