Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp là câu hỏi thường gặp của nhiều bệnh nhân. Bởi vì, chế độ ăn uống sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hệ vi sinh trong dạ dày. Các hoạt chất chứa trong một số loại thức ăn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp giúp bệnh nhân không cần phải sử dụng nhiều thuốc tân dược. Dưới đây là thông tin về các loại thực phẩm này.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò gì đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp?
Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một dạng vi khuẩn sống và tồn tại dai dẳng trong cơ quan tiêu hóa, chúng có khả năng thích nghi với môi trường axit trong dạ dày người. Bằng hình dạng xoắn ốc, loại vi khuẩn này có thể dễ dàng xâm nhập và sinh trưởng thông qua lớp dịch nhầy niêm mạc dạ dày.
Khi đã xâm nhập vào bên hệ thống tiêu hóa, vi khuẩn Hp sẽ khiến cho lượng axit dạ dày tăng lên dẫn đến một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
Nguyên nhân chính dẫn đến sự viêm nhiễm này là do bệnh nhân không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, khiến vi khuẩn Hp gia tăng cơ hội phát triển, dẫn đến tình trạng niêm mạc bị bào mòn và tổn thương.
Người có thói quen ăn thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, uống rượu, bia,…thường có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến dạ dày. Lúc này, dịch dạ dày tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm mất cân bằng hệ vi sinh, gây nên những vấn đề tiêu cực cho hệ tiêu hóa.
Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của con người, cũng như giúp người nhiễm vi khuẩn Hp tiêu diệt được chủng hại khuẩn này.
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, sản sinh thêm nhiều lợi khuẩn cải thiện hệ tiêu hóa và chức năng của dạ dày.
Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Đừng bỏ qua những thực phẩm này
Ăn gì để diệt vi khuẩn Hp? Đây là câu hỏi thường gặp của nhiều bệnh nhân bị nhiễm phải hại khuẩn. Thực tế, thức ăn sẽ không thể tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn, tuy nhiên một số loại có khả năng ức chế hoạt động của chúng, giảm thiểu tác hại cho dạ dày người bệnh.
Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây:
1. Chế phẩm probiotics
Vi khuẩn Hp khi đi vào cơ thể sẽ gây ra một số xáo trộn bên trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Không những thế, nó còn làm thay đổi độ pH tự nhiên, khiến hệ vi sinh mất cân bằng, vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ hơn.
Probiotics là một dạng lợi khuẩn có trong sữa chua và các loại thực phẩm lên men tự nhiên với khả năng cân bằng lại vấn đề trên. Hệ miễn dịch được cải thiện, giúp dạ dày sản sinh ra nhiều chất chống lại sự phá hoại của vi khuẩn Hp.
Bổ sung các chế phẩm probiotics còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chữa lành những tổn thương của niêm mạc dạ dày. Người bệnh đồng thời cải thiện được chứng táo bón, ăn không tiêu, hay ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy do tác hại của vi khuẩn Hp.
Gợi ý một số chế phẩm probiotics như: sữa chua, kim chi, dưa cải muối, phô mai,…
2. Trái cây nhiều vitamin C
Vitamin C có trong trái cây, cùng một số loại vitamin và khoáng chất khác giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, ức chế hình thành các gốc tự do, phục hồi tình trạng viêm cho bệnh nhân.
Hàm lượng chất xơ trong trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn Hp trong đường ruột.
Một số loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh, quýt, việt quất, thanh long, đào, lựu,…
3. Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ giúp giảm thiểu mức độ gây hại của vi khuẩn Hp, đồng thời làm lành các vết loét trong dạ dày, cũng như ngăn chặn một số tác nhân gây bệnh khác.
Chất xơ khi đi vào cơ thể có khả năng hấp thụ lượng axit dư thừa của dạ dày, bệnh nhân giảm được tình trạng ợ chua, chứng trào ngược dạ dày cũng cải thiện dần. Mỗi người, một ngày nên nạp cho cơ thể lượng chất xơ tương ứng với nữ là 25g còn nam là 38g.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau lá xanh đậm, táo, lê, bột yến mạch,…
4. Dầu thực vật
Một số loại dầu thực vật có khả năng kháng lại sự gây hại của vi khuẩn Hp có thể kể đến như:
- Dầu oliu: Chứa omega 3 và một số kháng khuẩn có lợi, giúp chống lại sự sinh sôi của vi khuẩn Hp trong hệ thống tiêu hóa.
- Dầu Oregano: Lượng carvacrol dồi dào trong dầu có khả năng chống vi khuẩn gây hại cho dạ dày, đồng thời kích thích phát triển lợi khuẩn, phục hồi những tổn thương của niêm mạc.
5. Các loại nấm
Đây là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Nó chứa lượng protein, chất xơ, vitamin dồi dào và một số nguyên tố vi lượng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Chất chống oxy hóa trong nấm còn giúp kéo dài tuổi thọ và khắc phục các tổn thương của dạ dày.
Không những thế, hàm lượng chất xơ cũng như vitamin còn giúp cân bằng lượng vi khuẩn và lợi khuẩn có trong đường ruột và hệ tiêu hóa.
7. Củ nghệ
Nghệ là một trong những thực phẩm quen thuộc của người Việt. Ngoài công dụng tạo màu, làm thức ăn trông đẹp mắt hơn thì nghệ còn tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Dân gian lưu truyền nó như một bài thuốc tốt, hữu ích trong việc ức chế hoạt động của các hại khuẩn bên cơ quan này.
Sử dụng nghệ trong bữa ăn sẽ mang đến cho người bệnh một số lợi ích như sau:
- Lượng axit có trong dạ dày được trung hòa, giảm cảm giác ợ chua, ợ nóng, cải thiện tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản.
- Chất oxi hóa mạnh curcumin có trong nghệ giúp kháng viêm, giúp vết thương của niêm mạc dạ dày nhanh phục hồi.
- Đặc biệt, giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ ung thư nếu vi khuẩn Hp tồn tại trong đường ruột lâu năm gây biến chứng.
8. Củ gừng
Tương tự như củ nghệ, gừng cũng là loại củ có nhiều giá trị đối với cơ thể con người. Nó không chỉ chứa chất gingerol chống oxy hóa và kháng viêm tốt mà còn chứa hợp chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và các khuẩn gây viêm nướu và nha chu.
Người bị viêm dạ dày bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) có thể bổ sung gừng vào các bữa ăn. Việc này giúp cải thiện tình trạng sung huyết, đau rát và cầm máu, thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu lâu năm cho người bệnh.
9. Tỏi
Tỏi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng sát trùng, chống oxy hóa và kháng khuẩn tốt nhờ chứa hoạt chất allicin.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, tỏi được xem là một dạng kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, cũng như khắc phục những ảnh hưởng của nó đối với dạ dày. Đồng thời, chất lưu huỳnh trong tỏi giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
10. Bắp cải và súp lơ xanh
Chất sulforaphane có trong bắp cải và súp lơ xanh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, trong hai loại thực phẩm này cũng chứa lượng chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào. Điều này có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp những tổn thương trong dạ dày nhanh chóng được cải thiện.
11. Mật ong
Lợi ích của mật ong đối với sức khỏe đã được kiểm chứng. Lượng axit amin có trong thực phẩm này giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng và giảm triệu chứng mệt mỏi do tác hại của vi khuẩn Hp gây ra.
Không những thế, việc bổ sung mật ong vào chế độ dinh dưỡng còn cung cấp lượng vitamin và hydrogen peroxide cho cơ thể, ức chế hoạt động của hại khuẩn, làm cho chúng bị suy yếu dần. Dạ dày như được sát khuẩn, cải thiện viêm loét và kích ứng, phục hồi những tổn thương của niêm mạc.
12. Khoai lang
Người bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể bổ sung vitamin A từ khoai lang, giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm loét, thu nhỏ những vết thương hình thành trong dạ dày.
Đồng thời, khoai lang cũng là thực phẩm giàu chất xơ, giúp người bệnh nhuận tràng, hoạt động tiêu hóa tốt hơn và khắc phục các triệu chứng khó chịu gây nên bởi vi khuẩn Hp.
13. Ớt chuông đỏ
Vitamin C có trong ớt chuông đỏ giúp cải thiện tình trạng viêm, bảo vệ dạ dày trước những tấn công của vi khuẩn Hp. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm này vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
14. Hành lá, hành tây
Các chất kháng sinh tự nhiên trong hành lá và hành tây có thể kháng lại sự gây hại của vi khuẩn Hp đối với cơ quan tiêu hóa. Chúng sẽ không ảnh hưởng hay gây ra tác dụng phụ nào đối với sức khỏe người bệnh.
Theo thống kê, những người có thói quen ăn hai thực phẩm này nguy cơ nhiễm Hp thấp hơn so với những người không ăn được hành lá và hành tây.
15. Trà xanh
EGCG là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong trà xanh. Chất này có công dụng ức chế hoạt động của các hại khuẩn trong dạ dày, trong đó có vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, trà xanh còn giúp giảm tình trạng sưng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Bạn có thể sử dụng 2 – 3 ly trà xanh mỗi ngày bằng biện pháp hãm lấy nước uống. Ngoài ra, có thể dùng làm bánh hoặc pha chế các loại thức uống bổ dưỡng khác.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh tiêu diệt được vi khuẩn Hp. Thông qua những thực phẩm kể trên, hy vọng bạn có thể tự xây dựng được thực đơn mỗi ngày cho mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý đến một số nguyên tắc cơ bản sau đây để việc điều trị diễn ra thuận lợi:
- Uống đủ nước: Uống nước là một cách thanh lọc cơ thể. Song song với chế độ dinh dưỡng, bạn nên cung cấp đủ lượng nước tương đương với thể trạng mỗi ngày. Việc này sẽ giúp đào thải vi khuẩn và độc tố ra bên ngoài nhanh chóng hơn.
- Cân bằng dinh dưỡng: Những thực phẩm được liệt kê bên trên có nhiều lợi ích trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, bạn phải biết cân bằng chúng trong các bữa ăn hàng ngày, không nên ăn một món kéo dài thường xuyên. Việc thay đổi khẩu phần ăn còn tăng cảm giác ngon miệng, giúp duy trì sức khỏe và chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
- Ăn đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn: Không nên bỏ bữa và nên duy trì thói quen chia nhỏ bữa ăn. Ăn nhiều thức ăn cùng một lúc sẽ tăng áp lực cho dày dày, việc chia nhỏ ra sẽ giảm tải và giúp bạn không phải căng tức dạ dày, trào ngược dạ dày sau khi ăn.
- Tránh hoạt động mạnh sau khi ăn: Nên dành ra 30 phút để nghỉ ngơi sau bữa ăn để thức ăn có thời gian tiêu hóa. Tránh vận động, làm việc ngay khi ăn no. Đồng thời hạn chế ngủ, nằm ngay có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, ợ hơi, thậm chí là nôn, trào dịch axit.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Việc này giúp thức ăn tiêu hóa dễ hơn, giảm thiểu áp lực cho hệ thống tiêu hóa. Việc nhai kỹ còn giúp cơ thể hấp thụ tốt dưỡng chất có trong thức ăn, giúp cơ thể đào thải các hại khuẩn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Ăn gì để tiêu diệt vi khuẩn Hp?”. Bạn hãy xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh để cải thiện tình trạng sức khỏe. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ khả năng chuyển biến bệnh lý nguy hiểm, bạn nên đến kiểm tra y tế sớm để có những biện pháp điều trị chuyên sâu, kịp thời.