Ăn Mì Tôm Có Béo Không? Có Tốt Không? 

3 năm trước 24

Hiện nay, số lượng người yêu thích ăn mì tôm đang tăng lên mỗi ngày. Tuy nhiên ăn quá nhiều mì tôm cũng có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây về các tác hại của việc ăn nhiều mì tôm nhé.

Mì tôm là gì?

Mì tôm chắc hẳn là thực phẩm không còn quá xa lạ đối với người dùng trong đời sống hàng ngày. Thông thường một vắt mì thường sẽ được đóng gói vào bịch có sẵn hoặc đóng trong hộp. Nhằm mang lại sự tiện lợi nhất có thể cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Mì Tôm Là Gì?

Mì Tôm Là Thực Phẩm Ăn Liền Có Dạng Sợi, Được Làm Từ Bột Mì

Một gói mì tôm ăn liền thường sẽ có mì sợi sấy khô được chế biến từ bột mì, kèm theo các gói gia vị dầu, muối để tăng thêm hương vị món ăn. Người dùng chỉ cần nấu mì và các gia vị đi kèm với nước sôi từ 2 – 3 phút trong nồi lẩu mini là đã có ngay một bát mì để thưởng thức. Chính nhờ đặc điểm tiết kiệm phần lớn thời gian nấu nướng này cùng với giá thành khá rẻ, mì tôm vẫn luôn là món ăn được rất nhiều người dùng ưa chuộng.

Cập nhật lần cuối vào:1 Tháng Tư, 2024 8:17 chiều

Giá trị dinh dưỡng trong mì tôm

Vậy trong mì tôm có chứa những hàm lượng chất gì? Cùng tham khảo ngay các thông tin dinh dưỡng trong 1 gói mì có trọng lượng 75gr dưới đây:

  • Calo: 350kCal
  • Đạm: 4gr
  • Natri: 1.7gr
  • Protein: 6.9gr
  • Chất xơ: 0.9gr
  • Chất béo: 13gr
  • Carbohydrate: 51.4gr
  • Bột mì, bột nghệ tươi, dầu ăn và các gia vị muối, tiêu, bột ngọt, đường, bột tôm, ớt và hành tỏi

Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Mì Tôm

Giá Trị Dinh Dưỡng Trong Mì Tôm

  • Sắt: 10% trên tổng khẩu phần cần tiêu thụ mỗi ngày
  • Niacin: 9% trên tổng khẩu phần cần tiêu thụ mỗi ngày
  • Folate: 12% trên tổng khẩu phần cần tiêu thụ mỗi ngày
  • Mangan: 11% trên tổng khẩu phần cần tiêu thụ mỗi ngày
  • Riboflavin: 7% trên tổng khẩu phần cần tiêu thụ mỗi ngày
  • Thiamine: 43% trên tổng khẩu phần cần tiêu thụ mỗi ngày

Đạm thực vật là gì? Có tốt không? Có ở đâu? 

Ăn mì tôm có béo không?

Thông thường một gói mì tôm sẽ có trọng lượng khoảng 75gr và cung cấp cho cơ thể 350kCal. Trong khi đó trung bình một bữa phụ nữ cần hấp thụ 600kCal còn đối với đàn ông là 800kCal. Vậy thì nếu chỉ ăn một gói mì cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cân nặng của bạn.

Ăn Mì Tôm Có Béo Không?

Một Gói Mì Tôm Sẽ Có Trọng Lượng Khoảng 75Gr Và Chứa 350Kcal

Tuy nhiên ngày nay người dùng thường có thói quen khi ăn mì thường ăn chung với rất nhiều món đi kèm như trứng, xúc xích, thịt, cá,… Khiến cho lượng calo cơ thể phải nạp vào sẽ tăng lên nhanh chóng, thậm chí là quá tải và chuyển hóa thành mỡ. Chính vì vậy mới khiến cân nặng phát triển nhanh và dẫn đến tình trạng béo phì.

Ăn Mì Tôm Có Béo Hay Không

Ăn Mì Tôm Có Béo Hay Không Sẽ Phụ Thuộc Vào Cách Bạn Ăn Mì Tôm

Vì vậy việc ăn mì tôm có béo không sẽ phụ thuộc vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn đối với món mì. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và các hàm lượng chất cơ thể nạp vào. Tất cả những yếu tố này đi kèm trong quá trình ăn mì tôm mới có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.

Mì Tôm Hảo Hảo Chua Cay 75G Thùng 30 Gói

Mì tôm Hảo Hảo chua cay 75g thùng 30 gói

Chất lượng Nhật Bản cho bữa ăn ngonĐược sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản, với sự điều hành, hỗ trợ và giám sát liên tục, tỉ mỉ của chính nguồn nhân lực Nhật Bản ...

Cập nhật lần cuối vào:1 Tháng Tư, 2024 8:17 chiều

Ăn mì tôm có tốt không?

Cơ thể người muốn phát triển khỏe mạnh cần hấp thu đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng: Protein, Carbohydrate, Vitamin, chất béo, khoáng chất và nước. Chỉ cần thiếu 1 hàm lượng chất thôi cũng có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi thậm chí dẫn đến suy nhược các chức năng.

Ăn Mì Tôm Có Tốt Không?

Ăn Mì Tôm Thay Cho Một Bữa Ăn Hàng Ngày Sẽ Gây Thiếu Hụt Chất Dinh Dưỡng

Trong khi đó trong 1 gói mì thông thường chỉ chứa Carbohydrate, Protein và chất béo. Chính vì vậy nếu bạn ăn mì tôm thay cho một bữa trong ngày thì sẽ dẫn đến thiếu một lượng lớn dinh dưỡng.

Nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa

Trong mì tôm còn chứa khá nhiều các chất phụ gia và chất bảo quản khác. Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau có thể dẫn đến một vài bệnh lý có hại cho sức khỏe như các bệnh về dạ dày, hệ tiêu hóa. Do hàm lượng các chất này có trong mì quá cao sẽ gia tăng sức chứa vào tạo áp lực lên dạ dày. Dẫn đến một vài tình trạng như đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày,…

Nguy Cơ Mắc Bệnh Về Hệ Tiêu Hóa Khi Ăn Mì Tôm

Nguy Cơ Mắc Bệnh Về Hệ Tiêu Hóa Khi Ăn Mì Tôm

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch

Chế độ ăn mì tôm quá thường xuyên cũng có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch,… Bên cạnh đó tỷ lệ bị đột quỵ cũng sẽ cao hơn so với những người ít ăn mì tôm. Nguyên nhân là do chất béo trong mì tôm là loại chất béo bão hòa thường bị dư thừa ra.

Ăn Mì Tôm Thường Xuyên Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Và Các Bệnh Về Tim Mạch

Ăn Mì Tôm Thường Xuyên Làm Tăng Nguy Cơ Mắc Bệnh Tiểu Đường Và Các Bệnh Về Tim Mạch

Khi các chất này đọng lại trong cơ thể người sẽ khiến các chức năng hoạt động yếu đi. Đặc biệt là trái tim mỗi khi hoạt động sẽ rất nặng nề và khó có thể cung cấp đủ máu cho các bộ phận khác. Gây ra sự suy yếu các chức năng trên diện rộng.

Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, sỏi thận

Trong mỗi gói mì tôm còn có lượng muối Natri nhiều gấp 1.8 lần so với nhu cầu hấp thụ trong 1 ngày của cơ thể người. Hấp thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cơ thể người tăng cao dễ khiến người dùng bị đau đầu, chóng mặt. Bên cạnh đó, cơ thể người khó có thể tiêu hóa được hết hàm lượng muối quá cao như trên do đó sẽ tồn đọng lại trong thận. Hình thành sỏi thận và còn gây hại cho bộ phận này.

Nguy Cơ Mắc Bệnh Cao Huyết Áp, Sỏi Thận Khi Ăn Mì Tôm

Nguy Cơ Mắc Bệnh Cao Huyết Áp, Sỏi Thận Khi Ăn Mì Tôm Quá Nhiều

Lão hóa nhanh hơn

Các gói dầu mỡ có trong mì tôm thông thường đều sẽ thêm các chất phụ gia chống Oxy hóa để kéo dài thời gian biến mùi của sản phẩm này. Nếu như người dùng tiêu thụ mì tôm trong suốt một thời gian dài, các chất này cũng sẽ ngấm dần vào các bộ phận trong cơ thể. Dẫn đến biến đổi các nội tiết tố và thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh hơn. Đồng thời các chất này còn có nguy cơ khiến cho cơ thể người bị các bệnh về xương khớp. Như loãng xương, thoái hóa khớp,…

Ăn Mì Tôm Nhiều Gây Lão Hóa Nhanh Hơn

Ăn Mì Tôm Nhiều Gây Lão Hóa Nhanh Hơn

Hội chứng say bột ngọt/mì chính

Bột ngọt hay còn gọi là mì chính là gia vị rất phổ biến sử dụng trong nấu ăn và được dùng phần lớn trong gói gia vị mì tôm. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người đang mắc phải chứng dị ứng với bột ngọt. Nếu như tiêu thụ quá nhiều mì chính một lúc họ sẽ rất bị tăng huyết áp, đau đầu và buồn nôn. Mà trong mì tôm lượng bột ngọt đã được nhà sản xuất thêm sẵn vào nên không thể tăng giảm hàm lượng gia vị này. Chính vì vậy mì tôm là thực phẩm khá có hại đối với những người bị say bột ngọt.

Mì Tôm Gây Ra Hội Chứng Say Bột Ngọt/Mì Chính

Mì Tôm Gây Ra Hội Chứng Say Bột Ngọt/Mì Chính

Có nguy cơ mắc bệnh ung thư

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, mì tôm ăn liền chứa khá nhiều các chất phụ gia, màu thực phẩm, hàm lượng muối và chất béo cao,…

Ăn Mì Tôm Gây Ung Thư

Ăn Mì Tôm Tăng Nguy Cơ Ung Thư

Các chất này thường khá khó tiêu dẫn đến người ăn có thể bị táo bón, chất thải sẽ tồn đọng trong trực tràng một thời gian dài. Lâu ngày có nguy cơ cao chuyển hóa thành bệnh ung thư trực tràng.

[Mách bạn] Cách ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm lành mạnh

Cách ăn mì tôm tốt cho sức khỏe

Nhằm đảm bảo giữ gìn được sức khỏe tốt đồng thời vẫn thưởng thức được một bát mì tôm ngon miệng. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp nấu mì an toàn cho cơ thể như sau:

  • Trước khi ăn mì tôm bạn nên kiểm tra các thông tin như hàm lượng chất, hạn sử dụng trên bao bì. Chọn các gói mì có lượng muối natri ít và có thời gian hết hạn còn lâu
  • Khi nấu mì không nên dùng các biện pháp úp mì và đợi mì chín. Nấu theo cách này nước mì bạn ăn sẽ chứa toàn bộ dầu mỡ và các chất phụ gia từ mì
  • Luộc mì qua 2 lần nước và bỏ phần nước luộc đi để lọc được phần nào các chất có hại

Cách Ăn Mì Tôm Tốt Cho Sức Khỏe

Luộc Mì Tôm Qua 2 Nước

  • Nếu có thể thì không nên dùng gói dầu và gói gia vị có sẵn trong mì. Do các thực phẩm đóng gói này chứa khá nhiều chất béo, muối và các chất phụ gia
  • Khi nấu mì có thể nấu cùng với rau xanh để giảm lượng chất béo. Đồng thời bạn cũng nên nấu mì cùng với 25 – 30g thực phẩm chứa nguồn chất đạm thịt bò, thịt lợn hoặc hải sản

Ăn Mì Tôm Kèm Rau Xanh

Ăn Mì Tôm Kèm Rau Xanh

  • Sau khi ăn mì tôm bạn nên bổ sung nước và Vitamin từ trái cây để thải được độc tố ra ngoài tránh nóng trong người. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng các món tráng miệng giải nhiệt như món ăn từ đậu đỏ

Cập nhật lần cuối vào:1 Tháng Tư, 2024 8:17 chiều

Thông tin bổ sung

1. Ăn mì tôm có nóng không?

Theo nghiên cứu của Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, TS.BS Trương Hồng Sơn chỉ ra ăn mì tôm không phải là nguyên nhân gây nóng. Sau khi đo lường, nghiên cứu tính ra gói dầu chứa chất béo trong mì cũng chỉ chiếm từ 13g. So sánh với lượng chất béo bạn nạp vào khi ăn đậu rán là 11,3g thì lượng dầu trong mì tôm cũng chỉ nhiều hơn khoảng gần 2g. Chính vì vậy nghiên cứu khẳng định ăn mì tôm không sẽ không gây nóng trong người.

Ăn Mì Tôm Có Nóng Không?

Ăn Mì Tôm Không Gây Nóng Trong Người

Khi bạn ăn mì tôm mà xảy ra tình trạng nóng người hoặc nổi mụn thì còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác. Tiêu biểu là chế độ ăn uống không hợp lý, như thói quen ăn mì tôm chung với nước có ga hoặc thức ăn nhanh khác. Các thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Và phát sinh phản ứng ra ngoài bề mặt da như nổi mụn nóng.

2. Ăn mì tôm có giảm cân không?

Mì tôm được đánh giá là thực phẩm sẽ không làm tăng cân trực tiếp. Tuy nhiên việc kết hợp mì tôm với những món ăn khác nhau sẽ là một trong những yếu tố trì hoãn quá trình giảm cân. Có nhiều người nghĩ rằng lượng Calo trong mì tôm không cao nên có thể ăn mì trong lúc giảm cân. Tuy nhiên ngược lại với tỉ lệ Calorie thấp, mì tôm lại chứa khá nhiều Carbohydrate (tinh bột, đường). Trung bình cứ một gói mì khoảng 350kCal sẽ có lượng Carbohydrate sản sinh ra 33.7% chất béo.

Ăn Mì Tôm Có Giảm Cân Không?

Ăn Mì Tôm Có Giảm Cân Không Sẽ Phụ Thuộc Vào Loại Thực Phẩm Kết Hợp Với Mì Tôm

Vì thế nên nếu muốn thèm mì tôm trong lúc giảm cân bạn cũng có thể kết hợp ăn cùng bữa sáng giảm cân, bữa trưa giảm cân, bữa tối giảm cân, thay vì các thực phẩm nhiều Calo. Tiêu biểu như các loại rau xanh, hoa quả nhiều Vitamin và chất xơ hoặc các loại hạt,… Bên cạnh đó, thay vì sử dụng gói gia vị có sẵn kèm theo mì tôm để nấu ăn, bạn có thể tự nêm nếm bằng chính các gia vị trong nhà mình. Để có thể dễ dàng điều chỉnh được liều lượng muối, bột ngọt hay dầu mỡ.

3. Bầu ăn mì tôm được không?

Với những ảnh hưởng xấu có thể xảy đến với sức khỏe như đã nói ở trên thì các mẹ bầu là đối tượng hàng đầu không nên ăn mì tôm. Bởi hàm lượng muối, dầu mỡ và chất bảo quản có trong thực phẩm ăn liền như mì tôm sẽ gây hại nhiều đến cả mẹ lẫn bé.

Bầu Ăn Mì Tôm Được Không?

Bà Bầu Không Nên Ăn Mì Tôm

Theo các chuyên gia nghiên cứu, mỗi ngày cơ thể người chỉ nên hấp thụ từ 1.5 – 2.3gr muối một ngày. Mà chỉ riêng một gói mì đã chứa đến 1.7gr tương đương với hơn một nửa khẩu phần muối trong ngày. Hàm lượng muối quá cao có thể dẫn đến cao huyết áp ở mẹ bầu. Đồng thời gây nguy cơ bị tiền sản giật sẽ nguy hiểm đối với cả em bé lẫn sản phụ.

Hơn nữa mì ăn liền còn thiếu khá nhiều các chất dinh dưỡng, Vitamin cần thiết cho cơ thể bà bầu và cần để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy mì tôm luôn là thực phẩm không được khuyến khích sử dụng khi đang mang bầu.

Top 10 Vitamin Cho Bà Bầu Cần Thiết Nhất

4. Sau sinh ăn mì tôm được không?

Đối với phụ nữ sau sinh, các bác sĩ khuyên rằng nên hạn chế hoàn toàn thực phẩm ăn liền như mì tôm. Bởi sau quá trình sinh sản, các mẹ cần bổ sung một lượng chất dinh dưỡng cân đối và khoa học để phục hồi sức khỏe. Mà như đã phân tích ở trên, trong mì tôm chứa khá nhiều chất phụ gia, chất bảo quản. Có nguy cơ gây mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa và có hại cho cả mẹ lẫn em bé.

Sau Sinh Ăn Mì Tôm Được Không?

Sau Sinh Bác Sĩ Khuyên Phụ Nữ Sau Sinh Không Nên Ăn Mì Tôm

Một số tác hại khi ăn mì tôm nhiều đối với phụ nữ sau sinh có thể kể đến như sau:

Làm tắc sữa

Có rất nhiều mẹ sau sinh không có nhiều thời gian nấu nướng thường sẽ chuyển sang ăn mì tôm. Nhưng sau đó lại xuất hiện tình trạng tắc và mất sữa. Nguyên nhân là do ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể không đủ chất để sản sinh ra sữa. Để ngăn hiện tượng này xuất hiện các mẹ sau sinh không nên mì tôm ngay. Và thay vào đó, có thể sử dụng thêm máy hút sữa để kích thích nguồn sữa cho bé.

Ăn Mì Tôm Nhiều Làm Tắc Sữa

Ăn Mì Tôm Nhiều Làm Tắc Sữa

Rối loạn hệ tiêu hóa

Phụ nữ sau sinh ăn quá nhiều mì tôm sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, cũng như rối loạn các chức năng của thận. Do trong mì tôm có hàm lượng muối và chất phụ gia khá cao dẫn đến hệ tiêu hóa khó có thể chuyển đổi chất được.

Mì Tôm Gây Rối Loạn Tiêu Hóa Cho Phụ Nữ Sau Sinh

Mì Tôm Gây Rối Loạn Tiêu Hóa Cho Phụ Nữ Sau Sinh

Nóng trong người

Phụ nữ sau sinh thường có nội tiết tố thay đổi khá thất thường nên khi ăn mì tôm sẽ xảy ra các phản ứng gây nóng cho cơ thể. Một số biểu hiện có thể kể đến như nổi mụn, nhiệt miệng,…

Mì Tôm Gây Nóng Trong Người Cho Phụ Nữ Sau Sinh

Mì Tôm Gây Nóng Trong Người Cho Phụ Nữ Sau Sinh

Mì tôm ăn liền là một món ăn khoái khẩu của nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên ăn mì tôm quá thường xuyên và chế độ ăn không hợp lý sẽ gây hại cho cơ thể. Hy vọng với những thông tin vừa rồi mà Review Chuẩn cung cấp, bạn sẽ nấu được món mì ngon miệng quen thuộc, mà vẫn giữ được một sức khỏe tốt.

Ăn Mì Tôm Có Béo Không? Có Tốt Không? 

Ăn Mì Tôm Có Béo Không? Có Tốt Không? 

Bài viết liên quan

Added to wishlistRemoved from wishlist 1

Cách dùng serum viêm nang lông vinalo

Added to wishlistRemoved from wishlist 1

Serum Ordinary

Added to wishlistRemoved from wishlist 0

Added to wishlistRemoved from wishlist 0

Review serum vitamin C
Đọc toàn bộ bài viết