Theo những nghiên cứu ban đầu, thị lực có thể được cải thiện nhờ vào ánh sáng đỏ
Nghiên cứu được thực hiện trên 24 người, cả nam và nữ, tuổi từ 28 đến 72. Mỗi người được trang bị đèn flash phát ánh sáng đỏ với bước sóng 670 nm (ứng với dải cuối của phổ ánh sáng nhìn được), và được yêu cầu nhìn vào đèn khoảng 3 phút/ngày, liên tục trong 2 tuần. Ánh sáng sẽ tác động vào cả tế bào nón lẫn tế bào que:
Tế bào nón là tế bào quang cảm thụ giúp phát hiện màu sắc, làm việc tốt nhất trong điều kiện ánh sáng ban ngày Đánh giá thay đổi bằng cách xác định các chữ cái với độ tương phản thấp
Tế bào que với số lượng áp đảo hơn, đặc biệt hữu hiệu giúp ta nhìn trong ánh sáng ban đêm Đánh giá thay đổi bằng khả năng nhìn ánh sáng ban đêm
14% đã có cải thiện về khả năng nhìn màu hay độ tương phản màu sắc của tế bào nón. Rõ ràng nhất ở những người trên 40 tuổi, độ nhạy cảm tương phản của tế bào nón tăng 20% trong suốt quá trình nghiên cứu
Nhìn rõ hơn với ngưỡng của tế bào nón, ứng với thị lực nhìn ban đêm. Đối tượng dưới 40 tuổi cũng có cải thiện nhưng không cao như người trên 40 tuổi
Ánh sáng đỏ như một yếu tố kích thích ty thể trên võng mạc, với mục đích làm dừng lại quá trình lão hóa thị giác. Chúng giống như pin năng lượng kích thích sự sống tế bào của các tế bào.
-----------------------------
Trước đó, nghiên cứu cũng được tiến hàng trên ruồi và chuột , đã chứng minh hiệu quả cải thiện chức năng của ti thể bằng ánh sáng đỏ:
Nghiên cứu năm 2015 chứng minh ánh sáng cận hồng ngoại có thể thúc đẩy tạo năng lượng, tăng cường vận đông và kéo dài tuổi thọ của ruồi
Nghiên cứu năm 2017 trên chuột ghi nhận ánh sáng đỏ cận hồng ngoại tăng cường chức năng võng mạc của chuột lên 25%