Thay vì phải tiêm phòng cúm hàng năm, người dân có thể lựa chọn một loại vắc xin phòng cúm mới được các nhà khoa học Anh sáng chế có tác dụng bảo vệ lâu dài và sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Anh.
Cập nhật: 15/06/2022 lúc 6:28 chiều
Thay vì phải tiêm phòng cúm hàng năm, người dân có thể lựa chọn một loại vắc xin phòng cúm mới được các nhà khoa học Anh sáng chế có tác dụng bảo vệ lâu dài và sẽ được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại Anh.
Vắc xin phòng cúm thông thường
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng đưa lại hiệu quả như mong muốn. Tại Anh, tính riêng mùa đông năm 2016, loại vắc xin hiện tại góp phần giảm 40% số người mắc cúm dưới 65 tuổi nhưng hầu như không có tác dụng với những người trên 65 tuổi. Nguyên nhân được cho là do khi con người già đi, hệ miễn dịch yếu hơn, cơ thể không đáp ứng được với một số loại vắc xin như những người trẻ tuổi.
Theo các nhà nghiên cứu, virus cúm giống như quả bóng có nhiều chân. Vắc xin phòng cúm hiện nay sẽ thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công vào đầu và protein bề mặt của virus. Tuy nhiên, nếu protein bề mặt của virus thay đổi thì vắc xin không còn có tác dụng. Trong khi đó, vắc xin mới sẽ giúp hệ miễn dịch tạo ra vũ khí mới chống lại virus cúm tại tế bào T (tế bào có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch) để tiêu diệt nhiều chủng cúm, không cần phải tiêm lại hàng năm.
Ưu thế vượt trội của vắc xin mới
BBC cho biết các nhà nghiên cứu ở Anh đang tìm kiếm 500 người để tham gia thử nghiệm một loại vắc xin cúm “phổ quát” “vắc xin chống được nhiều chủng cúm” mới. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết khác với vắc xin phòng cúm đang dùng hiện nay, nó có thể tiêu diệt chủng virus cúm không biến đổi hàng năm như: cúm gia cầm, cúm người, cúm lợn, có tác dụng bảo vệ tốt hơn.
Giáo sư Gilbert, đồng sáng lập Vaccintech, công ty thuộc Viện Nghiên cứu Jenner, Đại học Oxford chia sẻ “Chúng tôi hi vọng vắc xin mới sẽ có tác dụng kéo dài hơn 1 năm, nhưng vẫn cần thêm các thử nghiệm lâm sàng. Trong tương lai, các vắc xin phòng cúm có thể bảo vệ kéo dài hơn 5 năm và không phải tiêm lại hàng năm”.