Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị

6 năm trước 34

Trị chàm sữa bằng Atopalm giúp da bé mềm mịn trở lại, hết ngứa, hết đỏ

  • Atopalm là kem dưỡng ẩm phục hồi da, đặc trị chàm sữa sơ sinh. Atopalm giúp da bé mềm mịn trở lại, hết ngứa, hết đỏ. Atopalm là dòng sản phẩm chăm sóc trẻ em được các bà mẹ xứ sở kim chi đặc biệt yêu thích.
  • Là thương hiệu No.1 cho chàm sữa tại Hàn Quốc 12 năm liên tục (2007- 2018) theo KBPI
  • Bán tại viện da liễu Trung ương và bệnh viện da liễu TPHCM

Phản hồi thực tế của Khách hàng

Hotline: 0981298165 - 0985306273

Địa chỉ: Số 10 ngõ 1 Xa La, Hà Đông, Hà Nội.

Fanpage: https://www.facebook.com/atopalm.viemdacodia.benhcham/

Shopee: https://shopee.vn/dslinh.atopalm

Tìm hiểu chung bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (viêm da cơ địa) là bệnh da liễu mạn tính thường khởi phát ở trẻ sơ sinh, điển hình là trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Nhiều trẻ bị sớm ở giai đoạn 2 tuần tuổi. Đây là bệnh mạn tính hay tái phát, là sự đan xen giữa giữa những đợt "vượng bệnh" với triệu chứng rầm rộ và những khoảng thời gian "bệnh ngủ" (trẻ bình thường, không có triệu chứng). Thời tiết lạnh, khô hanh, tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, và dị ứng thực phẩm là những yếu tố thường gặp làm bệnh tái phát.

Điều may mắn là đa phần trẻ đến 5-7 tuổi trẻ sẽ tự khỏi bệnh. Chỉ có một số ít trẻ kéo dài bệnh đến tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn tuổi bệnh, phụ huynh nên lưu ý phát hiện và điều trị bệnh sớm để ngăn ngừa các biến chứng.

Triệu chứng thường gặp

Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng điển hình của chàm sữa là đám nổi mẩn đỏ ở trên mặt, thường ở gò má hoặc vùng cằm. Các triệu chứng khác có thể gặp là khô da, bong tróc, ngứa, nổi mụn nước chảy dịch. Ngoài vị trí trên mặt, tổn thương còn có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể như tại các nếp gấp (khuỷu tay, khuỷu chân) hoặc toàn thân. Chàm sữa có thể gây ngứa nhiều, khiến trẻ gãi từ đó gây rối loạn giấc ngủ của trẻ và gây nhiễm trùng da.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Hiện nay các nhà khoa học đã thống nhất rằng: Nguyên nhân gây chủ yếu gây ra các triệu chứng của chàm sữa là do hàng rào da hư tổn.

Hàng rào da là lớp ngoài cùng của da, có 2 chức năng quan trọng: thứ nhất là tấm lá chắn bảo vệ da khỏi vi khuẩn và các yếu tố bên ngoài. Chức năng thứ 2 của hàng rào da là ngăn nước bên trong da bốc hơi ra ngoài giúp giữ ẩm trong da. Khi hàng rào da hư tổn, nước sẽ bốc hơi ra ngoài quá mức gây khô da, bong tróc. Đồng thời các chất gây kích ứng bên ngoài xâm nhập vào trong da, gây ngứa và làm viêm da, làm đỏ da. Biểu hiện bên ngoài là các triệu chứng của bệnh: đỏ da, khô, ngứa.

Một vài yếu tố làm chàm sữa nặng lên

  • Các chất gây kích ứng: như xà phòng, các chất tạo bọt trong các sản phẩm tẩy rửa, một số loại vải thô ráp, nước hoa, co mạt nhà
  • Khí hậu lạnh, khô
  • Các chất dị ứng: một số loại thực phẩm, lông thú, nấm mốc, phấn hoa,..
  • Mồ hôi
  • Chảy nước dãi vào vùng tổn thương.

Cách điều trị chàm sữa

Đối với trẻ sơ sinh bị chàm sữa, việc điều trị cần thận trọng hơn, bởi những thuốc thông thường giành cho trẻ lớn có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh.

Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị chàm sữa (viêm da cơ địa) ở trẻ sơ sinh là: dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da. Lớp hàng rào da hư tổn khi được phục hồi lại sẽ làm giảm và biến mất các triệu chứng khô da, ngứa, đỏ. Kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da được bôi lớp dày, nhiều lần trong ngày trong đợt điều trị. Khi các triệu chứng đã hết, vẫn tiếp tục bôi duy trì hàng ngày 1-2 lần để giúp da khỏe hơn, ngừa tái phát bệnh.

Trong các trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể kê toa thêm các thuốc chống viêm, chống ngứa. Các thuốc này chỉ dùng ngắn hạn, và dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh chàm sữa

Ngoài việc bôi kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da hàng ngày và sử dụng thuốc thận trọng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, các mẹ cũng nên lưu ý chăm sóc bé đúng cách:

  • Khi tắm cho bé, không nên ngâm lâu trong bồn tắm. Tắm bằng nước hơi ấm. Tránh tất cả các loại sữa tắm tạo bọt. Không để dầu gội đầu có bọt tiếp xúc với vùng da bệnh (các chất tạo bọt sẽ phá hủy hàng rào da, làm bệnh nặng lên)
  • Không tắm bằng các loại nước lá
  • Nếu môi trường xung quanh quá khô, thì nên dùng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng
  • Nếu nhiệt nóng làm nặng bệnh, thì giữ cho phòng luôn mát mẻ
  • Lựa chọn quần áo mềm mại hoặc vật liệu tự nhiên như cotton, tránh các loại sợi thô ráp như len
  • Cắt ngắn móng tay, đeo bao tay vải mềm cho bé để tránh gãi xước da
  • Cả mẹ và bé cần theo dõi dị ứng thực phẩm, nếu thấy triệu chứng chàm sữa của bé nặng lên sau khi ăn uống thức ăn gì đó thì cần tránh.
Đọc toàn bộ bài viết