Bệnh gai xương gót chân: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

1 năm trước 29

Gai xương gót chân là tình trạng tích tụ canxi ở những nơi có vi chấn thương trên xương gót chân. Bệnh được chẩn đoán thông qua hình ảnh chụp x – quang. Khi đó, người bệnh có thể quan sát và thấy trên hình chụp có xuất hiện gai xương mọc ở vị trí dưới gót chân. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức ở gót chân thường gặp ở bệnh nhân.

Bệnh gai xương gót chân là bệnh gì?Bệnh gai xương gót chân khá phổ biến ở những bệnh nhân béo phì, vận động viên điền kinh và người già.

I. Gai xương gót chân là bệnh gì?

Gai xương gót chân là hiện tượng thoái hóa vùng mặt dưới của xương gót chân dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ hình thành nên một gai xương nhọn ở bờ rìa của khớp. Bệnh thường gây đau nhức dữ dội ở dưới gót chân, nguyên nhân có thể là do bệnh thường tác động vào các tổ chức phần mềm dưới da gây viêm các tổ chức mô đệm ở xung quanh gai xương dẫn đến đau.

Cơn đau nhức có thể xảy ra ở mọi thời điểm ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, thậm chí cơn đau còn tăng lên khi bệnh nhân vận động đi lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân bị gai xương gót chân lại không có bất kỳ cảm giác đau.

Gai xương gót chân thường hay gặp ở những người bị bệnh béo phì, thừa cân hoặc người ở độ tuổi trung niên. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở vận động viên điền kinh, những người thường xuyên thực xuyên thực hiện hoạt động thể chất liên quan đến gót chân hoặc người khiêng vác nặng.

Theo các chuyên gia, các triệu chứng lâm sàng của bệnh gai xương gót chân thường không rõ ràng. Vì vậy, để xác định chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và chụp x – quang. Dựa trên phim chụp x – quang, gai xương gót chân là hình ảnh một khối xương nhỏ nhô ra bên dưới gót chân.

II. Nguyên nhân gây gai xương gót chân

Gai xương gót chân có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng có độ tuổi và giới tính khác nhau, đặc biệt là người già. Và nguyên nhân gây bệnh thường không được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khoa xương khớp, bệnh gai xương gót chân có thể là do người bệnh thừa cân hoặc mang vác quá nặng.

điều trị gai xương gót gai gót chân có mổ được không mổ gai gót chân mổ gai gót chân ở đâu dép cho người gai gót chânNguyên nhân gây bệnh gai xương gót chân có thể là do bệnh béo phì.

Thông thường, trọng lượng sẽ đổ dồn lên bàn chân và gót chân gấp 20 lần trọng lượng của cơ thể. Nhưng khi bạn thừa cân hoặc mang vác đồ đạc quá nặng sẽ khiến gót bàn chân chịu đựng một lực tác động gấp nhiều lần. Nguyên nhân là do sức nặng của cơ thể tập trung lên gân cơ Achille và vùng bắp chân.

Nếu tình trạng này tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài,gân Achille và cơ cẳng chân sẽ bị quá tải và làm căng cân cơ vùng gan chân dẫn đến viêm gân, nặng hơn có thể là đứt gân chân. Và để chống lại tình trạng tổn thương này, cơ thể sẽ tự điều tiết và bù đắp một lớp canxi mới bao bọc quanh gân gan chân. Sự tích tụ canxi dưới gót chân ngày càng lớn sẽ hình thành một gai xương gọi là gai xương gót chân.

Ngoài ra, gai xương gót chân còn có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Do thường xuyên mang giày cao gót nhưng không có miếng đệm
  • Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất, thể dục thể thao như chạy bộ, đi nhón chân hoặc đi cầu thang,…

III. Triệu chứng nhận biết bệnh gai xương gót chân

Người bệnh gai xương gót chân thường cảm thấy đau nhức và nhói buốt ở vùng xương gót và gan bàn chân. Cơn đau thường tăng lên sau khi bệnh nhân vận động kéo dài hoặc đột ngột. Bên cạnh đó, đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi nhưng sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi trong khoảng thời gian dài.

Ngoài ra, cơn đau nhức dữ dội thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng sau khi bệnh nhân thức dậy và thực hiện một vài bước đi đầu tiên. Cảm giác đau sẽ giảm dần sau khi người bệnh thực hiện động tác đi lại một lúc. Mặt khác, cơn đau có thể xảy ra khi bệnh nhân thực hiện các động tác đột ngột mà không khởi động kỹ như chạy đạp chân mạnh để lấy đà. Đặc biệt, đau có thể tăng lên nhiều khi đi trên bề mặt khô cứng hoặc khiêng vác vật nặng.

IV. Chẩn đoán bệnh gai xương gót chân

Triệu chứng đau kiểu cơ học của gai xương gót chân thường giống với biểu hiện đau của nhiều bệnh lý xương khớp gót chân khác như gãy xương, viêm nhiễm xương, áp – xe phần mềm tại chỗ, u xương gót. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị phù hợp, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Thông thường, bác sĩ sẽ khám bệnh lâm sàng cho bệnh nhân bằng cách dùng ngón tay cái ấn vào gót chân. Nếu người bệnh cảm thấy buốt, đau tại vị trí này và cơn đau thường tăng lên nhiều khi bác sĩ yêu cầu đứng bằng gót chân, rất có khả năng bệnh nhân đã bị gai gót xương. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán đúng, chuyên viên y tế sẽ chỉ định chụp x – quang vùng gót chân để phát hiện hình ảnh của gai xương.

V. Điều trị bệnh gai xương gót chân như thế nào?

Nguyên tắc chung chữa trị bệnh gai xương gót chân là hạn chế vận động và nghỉ ngơi nhiều. Ngoài ra, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như:

gai xương gót là gì bệnh gai xương bàn chân gai xương bàn chân gai xương cổ chân gai xương mu bàn chân gai xương mắt cá chân gai xương ngón chânThực hiện massage vùng gót chân để làm giảm cảm giác đau nhức do gai xương gót chân gây ra.
  • Trong trường hợp đau ít: Bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập massage chân hoặc các biện pháp vật lý trị liệu như chiếu tại chỗ tia hồng ngoài, sử dụng siêu âm và sóng ngắn.
  • Đau nhiều: Thuốc chống viêm và giảm đau đơn thuần hoặc giảm đau không chứa steroid như meloxicam, aspirin, piroxicam và diclofenac,… có thể là lựa chọn hữu ích. Nhưng để đảm bảo an toàn và thuốc phát huy công dụng điều trị cao, bệnh nhân nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ chuyên viên y tế.
  • Trường hợp bệnh đau nhiều và có dấu hiệu chuyển xấu: Tiêm corticoid tại chỗ gan chân thường được bác sĩ chuyên khoa xương khớp sử dụng để làm giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ được dùng trong điều kiện tuyệt đối vô trùng. Do đó, để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra, người bệnh nên tiêm thuốc tại bệnh viện và dưới sự theo dõi của chuyên viên y tế.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh chuyển nặng, đau dai dẳng nhưng điều trị nội khoa không mang lại kết quả trị liệu. Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét biện pháp phẫu thuật cắt bỏ gai xương gót. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên cân nhắc thận trọng trước khi tiến hành phẫu thuật. Bởi gai xương gót chân không đơn thuần là yếu tố cơ học mà còn gây ảnh hưởng đến gân vùng gan chân và các vùng viêm xung quanh. Do đó, để giảm thiểu rủi ro bạn nên đến bệnh viện để khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

VI. Phòng tránh bệnh gai xương gót chân

Người bệnh có thể phòng tránh bệnh gai xương gót chân bằng cách tuân thủ những gợi ý sau đây:

  • Trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào, bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút để khởi động khớp cổ chân và căng cơ chân trước. Mục đích của việc làm này giúp làm ấm và kéo dãn các khớp cơ, giảm thiểu tình trạng tổn thương. Bên cạnh đó, sau khi chơi lao động hoặc chơi thể thao xong, các bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách dùng tay massage chân, lòng bàn chân hoặc gác chân lên cao.
  • Trong quá trình đi bộ hoặc chạy bộ, bạn nên đi bộ hoặc thực hiện cuộc chạy nhiều với khoảng cách ngắn, bước chạy chậm rồi sau đó tăng dần tốc độ. Tuy nhiên, nên tập luyện vừa sức, tránh tình trạng gắng sức khiến cơ gân, bắp chân và gót chân bị tổn thương. Khi tập nên lựa chọn loại giày thể thao chất lượng, có miếng đệm để tránh tác động đến gót bàn chân.
  • Còn đối với những “tín đồ” trung thành của giày cao gót, nếu không muốn bệnh gai xương gót xuất hiện, các bạn nên lựa chọn những đôi giày có chiều cao vừa phải. Tốt nhất, bạn nên chọn những đôi giày có độ rộng phù hợp với chân và có miếng đệm lót bên trong.
  • Ngoài ra, béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến gai xương gót chân. Do đó, nếu bạn thuộc type người có chỉ số cân nặng cao, bạn nên thực hiện chế độ giảm cân. Và để giảm cân an toàn và đạt được kết quả như mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn dinh dưỡng.

Bệnh gai xương gót chân không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh thường tái phát, rất khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm giảm chất lượng sống và gây cản trở sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Tin bài nên đọc

Đọc toàn bộ bài viết