Bệnh polyp trực tràng ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

1 năm trước 20

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Polyp trực tràng là một bệnh lành tính phổ biến ở người lớn hơn là trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh polyp trực tràng ở trẻ em rơi vào khoảng 1% đến 5% trong độ tuổi từ 4 đến 7 tuổi và bé trai dễ mắc bệnh hơn bé gái.

Mặc dù polyp trực tràng thường lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng không vì thế mà người bệnh xem thường căn bệnh này.

polyp trực tráng ở trẻ em Polyp trực tràng là bệnh lành tính và ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Polyp trực tràng là gì?

Polyp trực tràng là sự tăng trưởng bất thường ở niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng. Polyp có thể phẳng hoặc phát triển trên một trục giống như bông cải xanh. Các khối polyp thường lành tính và ít khi chuyển biến thành ung thư. Tuy nhiên, một số khối polyp có thể tăng trưởng trong 8 đến 10 năm và biến chứng thành ung thư trực tràng.

Các loại polyp trực tràng bao gồm:

  • Adenoma ống, có 5% nguy cơ ung thư
  • Adenoma tubulo Villous có 20% nguy cơ ung thư
  • Adenoma Villous có 40% nguy cơ ung thư

Kích thước các khối polyp:

  • Nhỏ hơn 1 cm, nguy cơ ung thư dưới 1%
  • Từ 1 cm đến 2 cm, nguy cơ ung thư 10%
  • Lớn hơn 2 cm, nguy cơ ung thư 15%

Nguyên nhân polyp trực tràng ở trẻ em

Hiện tại các bác sĩ vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây ra polyp trực tràng ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết, của việc hình thành các khối polyp có thể là do sự tăng trưởng quá mức của niêm mạc trực tràng.

Cơ thể sẽ định kỳ sản xuất các tế bào khỏe mạnh để thay thế lớp tế bào cũ đã bị hư hỏng hoặc không còn cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các tế bào mới phát triển và phân chia vượt mức quy định. Sự tăng trưởng này khiến các khối polyp được hình thành bên trong trực tràng.

Ngoài ra, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Rối loạn di truyền như mắc hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh polyp hoặc ung thư ruột kết.
  • Từng mắc bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không hợp vệ sinh, chứa nhiều hóa chất độc hại.

Mặc dù polyp trực tràng ở trẻ thường không biến chứng thành ung thư, nhưng bệnh có thể khiến trẻ bị thiếu máu cấp tính. Về lâu dài các khối polyp kích thước to có khả năng phát triển thành khối u ác tính và biến chứng thành ung thư.

Triệu chứng polyp trực tràng ở trẻ em

triệu chứng polyp trực tràng ở trẻ emTrẻ bị polyp trực tràng thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài ra máu hoặc cảm thấy buồn nôn

Đau bụng và chảy máu đường ruột là hai triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc polyp trực tràng. Ngoài ra, bệnh có một số dấu hiệu khác bao gồm:

  • Có máu trong phân hoặc chảy máu từ trực tràng
  • Đau khi đi đại tiện, tiêu chảy kéo dài hơn một tuần
  • Buồn nôn hoặc nôn

Các triệu chứng polyp trực tràng thường rất dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh lý khác bao gồm hội chứng lỵ, táo bón gây chảy máu hậu môn hoặc bệnh trĩ. Chỉ một số ít trẻ được chẩn đoán đúng bệnh polyp trực tràng và có hướng điều trị đúng đắn. Điều quan trọng là phải sàng lọc thường xuyên để phát hiện kịp lúc sự tăng trưởng bất thường của tế bào.

Chẩn đoán polyp trực tràng ở trẻ em

Polyp có thể được tìm thấy thông qua một số phương pháp kiểm tra, bao gồm:

1. Nội soi đại trực tràng

Cũng giống như người lớn, quá trình nội soi ở trẻ em được thực hiện bằng cách đưa một ống mỏng, có gắn camera vào trực tràng. Nếu phát hiện có khối polyp thì nó có thể được loại bỏ ngay trong quá trình nội soi. Sau đó, khối polyp sẽ được mang đi kiểm tra tiền ung thư.

Mặc dù khả năng khối polyp biến thành ung thư thường rất thấp, tuy nhiên chúng vẫn có khả năng sẽ xảy ra. Ngoài ra, nếu khối polyp không được loại bỏ, chúng sẽ tiếp tục phát triển gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh.

2. Soi đại tràng sigma

Phương pháp sàng lọc này cũng được thực hiện tương tự như nội soi nhưng nó chỉ có thể xem được trực tràng và đại tràng dưới. Phương pháp này không thể sinh thiết hoặc lấy mẫu mô. Do đó, nếu phát hiện khối polyp thì bệnh nhân cần được lên lịch phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối polyp.

3. Chụp CT

Thủ thuật này sử dụng máy CT scan để hiển thị hình ảnh đại tràng và trực tràng dưới dạng 2 chiều và 3 chiều. Phương pháp này có thể hiển thị các mô bị sưng, loét và các khối polyp.

4. Kiểm tra phân

Bác sĩ sẽ kiểm tra, phân tích các vi thể có trong phân của người bệnh. Nếu trong phân xuất hiện máu thì đó là dấu hiệu của polyp trực tràng.

Cách điều trị polyp trực tràng ở trẻ em

Polyp trực tràng ở trẻ em thường lành tính và phát triển đơn độc, có cuống, kích thước khoảng 0,5 đến 1 cm. Tuy nhiên cũng có trường hợp, trẻ có khối polyp to từ 2 đến 3 cm hoặc có đến hàng trăm khối polyp ở trực tràng. Cách điều trị polyp trực tràng tốt nhất ở cả trẻ em và người lớn là loại bỏ chúng. Các bác sĩ thường cắt chúng trong quá trình nội soi mà không cần thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu trẻ có nhiều khối polyp hoặc khối polyp có kích thước lớn thì trẻ có thể cần một cuộc phẫu thuật. Mỗi lần phẫu thuật, các bác sĩ có thể cắt từ 50 đến 60 khối polyp. Nếu khối polyp lành tính thì trẻ sẽ khỏi bệnh sau khi phẫu thuật, còn trường hợp polyp ác tính thì trẻ cần được theo dõi để có biện pháp khắc phục kịp lúc.

Sau phẫu thuật, trẻ cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để nhanh chóng lành bệnh. Cha mẹ nên thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt hoặc thuốc giảm đau,…

Ngoài ra, sau khi cắt polyp trực tràng cha mẹ nên tránh cho trẻ vận động mạnh, tạo sức ép lên vùng bụng hoặc ăn các loại thức ăn quá cứng.

Làm thế nào để ngăn ngừa polyp trực tràng ở trẻ em

Để ngăn chặn sự phát triển của polyp trực tràng ở trẻ em, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh và tăng các hoạt động thể chất.

  • Tăng tiêu thụ bông cải xanh, sữa chua, phô mai, trứng, gan, cá,…
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thức ăn chế biến sẵn
  • Dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể chất hoặc đi bộ nhẹ nhàng
  • Nên kiểm tra định kỳ để ngăn ngừa ung thư ruột kết.

Hy vọng thông tin trong bài viết này mang đến thông tin hữu ích cho bạn về bệnh polyp trực tràng ở trẻ em. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán, điều trị hoặc đơn thuốc của bác sĩ.

Đọc toàn bộ bài viết