Bệnh vảy nến có ngứa không, nên làm thế nào để giảm ngay cơn ngứa ngáy khó chịu nếu có là băn khoăn của rất nhiều người. Hiểu rõ các triệu chứng của vảy nến sẽ giúp việc phát hiện và điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn, tránh nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
Bệnh vảy nến có ngứa không?
Dù chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến nhưng thông qua các nghiên cứu có thể tạm cho thấy nó có liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn hệ thống chuyển hóa, rối loạn nội tiết tố, thừa cân hay cũng có thể do sự tấn công của các vi khuẩn qua những vết thương bên ngoài. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn kèm theo rất nhiều triệu chứng ngoài da khó chịu.
Bệnh vảy nến có ngứa không là băn khoăn của rất nhiều người đang tìm hiểu về bệnh này. Tình trạng da bong tróc, đùn lên thành những mảng vảy trên da chính là tác nhân chính khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Đây đều là những tế bào da chế được đào thải ra do sự sản sinh các tế bào nhanh hơn mức bình thường và da không thể thực hiện quá trình lạo bỏ chúng tự nhiên như bình thường.
Tuy nhiên không phải hầu hết người bệnh đều gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu này. Các triệu chứng này thường chỉ chiếm khoảng 70 – 90% trường hợp. Những cơn ngứa ngày có thể từ mức độ nhẹ đến nặng, đôi khi khiến người bệnh không thể làm việc gì khác vì quá ngứa ngáy. Đồng thời các triệu chứng này cũng có thể kéo dài xuyên suốt cả ngày khiến người bệnh không thể tập trung làm bất cứ công việc nào khác.
Khu vực ngứa nặng nhất thường nằm ở bụng, ngực, tay, chân hay những nơi có nhiều nếp gấp. Thực tế các triệu chứng ngứa là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng lại sự tấn công của các dị nguyên, tình trạng viêm và nhiễm trùng. Tuy nhiên tình trạng ngứa ngáy tại đây không những không làm lành da mà còn làm tăng các tổn thương trên da hơn.
Đặc biệt nếu người bệnh gãi ngứa sẽ dễ làm da lâu hồi phục, tăng nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Vảy nến thể mủ là một trong những dạng gây ngứa rát trầm trọng nhất đồng thời dễ gây bội nhiễm. Các tổn thương trên da cũng có xu hướng kéo dài và lây lan nhanh hơn bình thường.
May mắn là với cơ chế phát bệnh từ vảy nến nên bệnh này không có xu hướng lây nhiễm cho những người xung quanh. Việc gãi ngứa làm rớt các mảng da chết không ảnh hưởng đến việc lây lan ra cộng đồng nhưng có thể khiến người người xung quanh cảm thấy khó chịu.
Bệnh vảy nến có ngứa không thì câu trả lời là có nhưng không hoàn toàn. Vẫn có những người không có cảm giác ngứa ngáy quá nhiều. Điều này có thể phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa hay dạng vảy nến. Tuy nhiên điều này có thể dễ khiến bạn nhầm lẫn với một số bệnh da liễu có các triệu chứng tương tự và khiến việc điều trị đi sai hướng. Tốt nhất người bệnh khi thấy có các triệu chứng bất thường nên nhanh chóng đi thăm khám với bác để được kiểm tra và xử lý chính xác nhất.
Hướng giải quyết tình trạng ngứa do vảy nến
Bệnh vảy nến có ngứa không và nếu có thì nên điều trị thế nào để kiểm soát các triệu chứng tốt nhất. Dùng thuốc là một trong những phương pháp được hướng tới đầu tiên vì đem lại những hiệu quả vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên dù các loại thuốc Tây sẽ giúp kiểm soát các tác nhân gây bệnh nhưng lại kèm theo nhiều tác dụng phụ, vì vậy không được làm dụng nhiều vì có thể ảnh hưởng đến da và cả các cơ quan bên trong.
Để kiểm soát những cơn ngứa này thì quan trọng nhất người bệnh cần điều trị bệnh hoàn toàn. Thực hiện đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ kết hợp với hướng chăm sóc tại nhà khoa học chính là biện pháp hàng đầu để giảm ngứa và điều trị bệnh dứt điểm.
Dùng thuốc Tây y
Như đã nói mặc dù việc dùng thuốc có thể cho kết quả kiểm soát các triệu chứng tốt và nhanh chóng nhưng lại kèm theo rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được thăm khám và có các chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Một số thuốc phổ biến thường được dùng để giảm các triệu chứng ngứa bao gồm
- Thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm da: nhằm làm dịu cảm giác ngứa và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng các kem dưỡng ẩm da dịu nhẹ cũng làm giảm các triệu chứng khô da gây bong tróc đáng kể.
- Thuốc chứa corticoid: hầu hết corticoid chỉ dùng trong các trường hợp nặng do có kèm theo nhiều tác dụng phụ. Thuốc giúp giảm viêm trên da, nhờ đó cũng ức chế các cơn ngứa rát đáng kể. Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong thời gian dài có thể làm bào mòn da.
- Các loại thuốc uống: Chỉ định khi các triệu chứng vảy nến lan trên diện rộng, hay các triệu chứng quá nặng trên toàn thân mà nếu chỉ dùng thuốc bôi sẽ không thể kiểm soát được. Các thuốc phổ biến thường dùng như Apremilast, Acitretin, Cyclosporine, Methotrexate…
- Các loại dầu gội và sữa tắm đặc trị: Bác sĩ cũng sẽ chỉ định các loại sữa tắm và dầu gội trị vảy nến da đầu có các thành phần như Sodium Laureth Sulfate, Ketoconazole, Acid salicylic.. để ức chế vi khuẩn và giảm các kích ứng gây ngứa.
- Các loại thuốc tiêm: Trong trường hợp các loại thuốc trên không còn đem lại tác dụng, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng các loại thuốc tiêm sinh học với các thành phần có nguồn gốc từ cơ thể sống để kiểm soát các tế bào gây bệnh bên trong. Các thuốc được dùng phổ biến như Etanercept, Brodalumab, Adalimumab, Adalimumab-adbm..
- Trị liệu ánh sáng: phổ biến nhất là sử dụng tia UVB dải hẹp để chữa lành những tổn thương trên diện rộng và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Áp dụng một số bài thuốc dân gian giúp giảm ngứa
Trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc dân gian từ thảo dược đơn giản có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bên ngoài của vảy nến. Do có chiết xuất từ tự nhiên nên các bài thuốc này vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ nên có thể dùng cho nhiều trường hợp, nhiều cơ địa. Tuy nhiên cần chú ý rằng các bài thuốc này chỉ mang tính chất giảm ngứa, giảm triệu chứng, không mang tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn.
Một số bài thuốc đơn giản bạn có thể thực hiện bao gồm
- Sử dụng dầu dừa: dầu dừa có tính kháng khuẩn cao đồng thời khi thẩm thấu vào da sẽ giúp da được cấp ẩm mềm mại hơn, nhờ đó giảm cảm giác ngứa ngáy đáng kể. Bạn có thể dùng dầu dừa để tắm hay bôi ngoài da đều rất tốt.
- Tắm bằng một số thảo dược: Nếu chưa kịp mua các sữa tắm đặc trị, bạn có thể đun nước tắm với lá khế, lá trà xanh, cây lược vàng.. cũng làm dịu các kích ứng trên da và tăng tốc độ làm lành những tổn thương.
- Gội đầu dược liệu: sử dụng các dược liệu như bồ kết, hương nhu, chanh, sả cũng mang lại những tác dụng giảm ngứa ngáy và loại bỏ các tế bào da chết trên da đáng kể.
- Đắp nha đam: thảo dược này không chỉ giúp cấp ẩm làm mềm da mà còn cung cấp một nguồn dưỡng chất vô cùng dồi dào giúp kích thích quá trình hồi phục trên những vùng da bị tổn thương. Bạn chỉ cần làm sạch nha đam, gọt lấy phần gel trong và đắp lên da sẽ thấy cực kỳ dễ chịu.
Hướng điều trị và chăm sóc tại nhà
Hướng điều trị tại nhà cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm các cơn ngứa liên quan đến vảy nến. Theo đó người bệnh nên chú ý các vấn đề sau
- Tuyệt đối không gãi hay dùng các vật khác chà xát lên trên bởi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan mạnh hơn
- Có thể dùng vài hòn đá lạnh bọc trong khăn hay bịch nilon sạch để chườm lên lên các vị trí tổn thương để giúp ức chế tình trạng ngứa tạm thời. Chú ý không dùng đá chườm lên trực tiếp vì sẽ càng dễ nhiễm trùng hơn
- Giảm ngứa bằng cách tập trung làm công việc khác chẳng hạn như thiền, yoga, thêu thùa, đan móc chẳng hạn. Đây đều là những công việc cần có sự tập trung cao độ, vì vậy khi không có thời gian rảnh rỗi sẽ giúp bạn “quên mất” cảm giác ngứa ngáy do vảy nến.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày, thay quần áo thường xuyên
- Tắm mát sẽ giúp bạn giảm ngứa trong khi tắm với nước ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn thoải mái hơn. Tuy nhiên chú ý không nên dùng nước tắm quá nóng vì dễ làm khô da. Sau khi tắm xong cần nhanh chóng lau khô người và bôi kem dưỡng ẩm vì lúc này là thời điểm tốt nhất để kem được thẩm thấu vào da.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức
- Kiểm soát tốt căng thẳng, tránh để bệnh vẩy nến làm bạn lo lắng và mệt mỏi quá nhiều vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
- Tắm nắng có thể giúp ích rất nhiều cho người bị vảy nến, tuy nhiên nên tắm nắng vào thời điểm 6- 9h sáng, tránh những khung giờ sau vì có chứa rất nhiều bức xạ không tốt cho da
- Tránh xa những thực phẩm dị ứng hay làm kích thích những phản ứng viêm ngứa như trứng, thịt đỏ, các loại hải sản, sữa, đậu phộng..
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, tránh xa bia rượu, nước ngọt hay các loại nước có chứa quá nhiều đường
- Tăng cường các thực phẩm giàu omega3, vitamin C, kẽm.. cũng là cách rất tốt để đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh và giảm ngứa đáng kể.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn Bệnh vảy nến có ngứa không và cách xử lý tình trạng này. Sau điều trị bạn vẫn nên duy trì các phương thức chăm sóc tại nhà như trên để giảm tối đa nguy cơ bệnh tái phát khiến da ngày càng tổn thương trầm trọng hơn.