Bệnh quai bị cần điều trị ra sao? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 20

Virus quai bị

  • Hình cầu, cấu tạo giống virus cúm, nhưng kích thước to hơn: 150 nanômet.
  • Nuôi trên phôi gà đã ấp 7-8 ngày; phát hiện virus bằng phản ứng NKHC.
  • Virus có sức chịu đựng tốt hơn virus cúm. ở nhiệt độ buồng virus sống được vài ngày, vì vậy có thể lây gián tiếp qua đồ dùng: đũa, thìa, đồ chơi trẻ em v.v..
  • Chỉ có một típ kháng nguyên không biến đổi.

Khả năng gây bệnh

  • Lây theo đường hô hấp và tiêu hóa, thời gian nung bệnh: 2-3 tuần.
  • Virus quai bị gây ra các vụ dịch viêm tuyến mang tai cấp trong các tập thể thanh thiếu niên hoặc trẻ em: trường học, quân đội, xí nghiệp, vườn trẻ v.v..
  • Ngoài biểu hiện lâm sàng điển hình là viêm tuyến mang tai, còn có các biểu hiện khác: viêm tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy cấp,  viêm màng não nước trong, viêm não (rất nặng, tuy hiếm).
  • Đáng chú ý là : viêm tuyến sinh dục có thể dẫn đến mất khả năng sinh đẻ.
  • Miễn dịch: Sau khi khỏi bệnh, miễn dịch lâu bền, có những trường hợp tái phát, nhưng hiếm.

Chẩn đoán

  • Bệnh quai bị điển hình thì quá rõ về lâm sàng. Vì vậy chỉ làm xét nghiệm những ca không điển hình ( ví dụ: viêm màng não,…).
  • Phân lập virus: Lấy bệnh phẩm (nước bọt, DNT…) xử lý và tiêm vào phôi gà.
  • Phát hiện VR bằng phản ứng NKHC, xác định bằng P/ư NNKHC.
  • Chẩn đoán huyết thanh

Phòng bệnh và điều trị

Phòng: 

Có hai loại vacxin

  • Vacxin tiêm trong da một lần, liều 0,1ml cho bất cứ tuổi nào, có thể gây miễn dịch nhiều năm. Miễn dịch bắt đầu xuất hiện khoảng 3 tuần sau khi tiêm. Chỉ định tiêm khi bắt đầu có dịch.
  • Vacxin đường uống: rỏ vào miệng 1-2 giọt. Chỉ định giống như trên.

Điều trị:

  • Bất động phòng biến chứng.
  •  An thần + thuốc tăng miễn dịch.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết