Bị đau khớp vai khi tập thể hình có nguy hiểm không? Và nên làm gì?

1 năm trước 28

Thể hình là bộ môn được nhiều người ưa thích, trong đó có nam giới vì giúp họ duy trì sức khỏe và có vóc dáng đẹp. Tuy nhiên, bị đau khớp vai khi tập thể hình là một trong những vấn đề dễ mắc phải, đặc biệt là ở người mới tập.

Xem thêm: Hết Nỗi Lo Đau Nhức, Liệt Cánh Tay Do Viêm Khớp Vai Nhờ Bài Thuốc Thảo Dược

Những dạng đau khớp vai thường gặp khi tập thể hình

Khớp vai được cấu tạo bởi hệ thống xương đòn, xương bả vai, đai vai, các ổ khớp, những bó cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh,… Chức năng chính của khớp vai là hỗ trợ cánh tay xử lý các chuyển động, nâng đỡ đồ vật. Do tầm vận động của khớp vai rộng, khớp vai cũng là một khớp rất khỏe nên tham gia vào hầu hết các cử động tay.

Ở những người luyện tập thể thao, bao gồm thể hình, khớp vai đảm nhiệm các cử động nâng đỡ, chịu lực,… Do đó vị trí này cũng dễ bị đau nhức trong quá trình luyện tập. Thống kê cho thấy hầu hết người tập thể hình thường đau khớp vai, trong đó có khoảng 36% trường hợp bị đau khớp vai thường xuyên.

Những dạng đau khớp vai thường gặp khi tập thể hình gồm có:

  • Rách sụn viền, rách sụn bao khớp vai.
  • Tình trạng trật khớp cùng.
  • Tình trạng viêm rách gân và chóp xoay.
  • Dạng chấn thương gãy xương vùng vai.
đau khớp vai khi tập thể hình dễ xảy raĐau khớp vai khi tập thể hình rất thường gặp

Dấu hiệu đau khớp vai khi tập thể hình

Các dấu hiệu đau khớp vai khi tập thể hình có thể ở mức độ nhẹ, đau âm ỉ nhưng cũng có thể tiến triển nặng. Đa số những trường hợp đau khớp vai khi tập thể hình thường khá dễ nhận biết. Có thể điểm qua một số dấu hiệu như:

  • Xuất hiện các chấn thương phần mềm và có tụ máu bầm tại vị trí khớp vai, thường gặp phải do luyện tập quá sức. Quan sát bên ngoài có thể phát hiện vết bầm.
  •  Tình trạng tổn thương cơ, tổn thương mô dưới da do các nguyên nhân va chạm, đập,… trong quá trình luyện tập. Bệnh nhân có thể thấy đau ngay lập tức kể từ khi có va đập xảy ra.
  • Xuất hiện tình trạng gãy, nứt các xương ở khu vực khớp vai. Thường gặp nhất là tình trạng gãy xương đòn, gãy xương cánh tay, rạn nứt khi có va đập, té ngã, chống tay, tập quá sức. Bệnh nhân đau vừa đến đau nặng sau khi có va đập, đôi khi không cử động được cánh tay. Đồng thời vị trí gãy xương có thể sưng bầm, đau nhức.
  • Có tình trạng trật khớp, xuất hiện dấu hiệu dãn dây chằng. Bệnh nhân đau và cảm nhận được tình trạng khớp vai yếu hẳn.
  • Có tình trạng viêm các gân cơ xoay, ngoài ra trong những trường hợp nặng còn có thể khiến cho các gân cơ xoay bị rách. Bệnh nhân đau, sờ vào vị trí khớp thấy ấm nóng, quan sát bên ngoài có dấu hiệu nóng đỏ.

Đau khớp vai khi tập thể hình – nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp vai khi tập thể hình. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất thường được ghi nhận gồm có:

  • Vận động quá sức, luyện tập các bài tập nặng không phù hợp với sức khỏe, tự ý thay đổi hướng dẫn luyện tập.
  • Thiếu sự khởi động trước khi thực hiện các bài tập thể hình, đặc biệt là đối với những bài tập nặng.
  • Thể lực của người luyện tập không phù hợp với bài tập thể hình, người đang bị bệnh, không đủ sức khỏe luyện tập.
  • Người thực hiện các bài tập sai phương pháp, sai kỹ thuật, dẫn đến tình trạng chấn thương.
thực hiện các bài tập quá sức có thể dẫn đến chấn thươngLuyện tập thể hình với các bài tập quá sức có thể dẫn đến chấn thương

Các biện pháp chữa đau khớp cơ, vai khi tập thể hình

Để cải thiện tình trạng đau khớp cơ, vai khi tập thể hình, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp tham khảo sau đây:

1. Đối với chấn thương vừa và nhẹ

  • Chú ý nghỉ ngơi, tạm ngừng các hoạt động luyện tập trong một khoảng thời gian nhất định. Tốt nhất nên nghỉ tập từ 3 – 7 ngày để các thương tổn phục hồi.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh có sử dụng khớp vai.
  • Khi ngủ không nên đè lên vai đang bị đau.
  • Mỗi ngày có thể sử dụng thêm đá lạnh để chườm vào vị trí bị đau, áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Thực hiện trong khoảng 15 phút mỗi lần.
  • Nên tắm nước ấm khi bị đau khớp vai.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc, gel kháng viêm giảm đau như Ketoprofen để giảm sưng đau, hỗ trợ làm tan máu bầm tại khớp vai bị đau.
  • Nếu không giảm đau sau 7 ngày áp dụng các biện pháp trên, hoặc cơn đau nhẹ chuyển sang đau nặng đột ngột thì cần đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán sớm.

Lưu ý:

  • Không sử dụng dầu nóng, thuốc rượu xoa vào vị trí sưng nề, tụ máu bầm gần vết thương tổn.
  • Không cố gắng nắn, sửa các khớp để tránh tình trạng thương tổn nặng hơn.
  • Không cố gắng luyện tập tiếp vì có thể dẫn đến rách, viêm và tụ máu nặng hơn.

2. Đối với chấn thương nặng

  • Thăm khám sớm để được chẩn đoán hình ảnh (bằng cách chụp X quang và một số chẩn đoán khác). Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá phù hợp cho bệnh nhân.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc kê toa, thuốc giãn cơ, tan máu bầm, kháng viêm.
  • Chỉ định điều trị với các biện pháp vật lý trị liệu, điều trị bằng sóng ngắn, điều trị bằng chạy điện hỗ trợ kháng viêm.
  • Áp dụng các bài tập phục hồi, bài tập cải thiện chức năng.

Thông tin trong bài viết không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, toa thuốc và hướng điều trị của bác sĩ.

Chị Đặng Thị Phước (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) bị viêm khớp dính vai nặng, cánh tay trái khó cử động đã quay trở lại cuộc sống bình thường, phục hồi vận động cánh tay sau khi sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp phác đồ xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

Đọc toàn bộ bài viết