Bị gai cột sống có nguy hiểm không?

1 năm trước 19

Gai cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống do quá trình lão hóa gây ra. Khi lớn tuổi, đĩa đệm xương bị mất nước, dây chằng xương sống lỏng lẻo khiến cho các đốt sống ma sát vào nhau liên tục. Điều này dẫn đến việc hình thành gai cột sống.

gai cột sống có nguy hiểm khôngThông thường gai cột sống sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

Nhìn chung, gai cột sống có vẻ vô hại và sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, về lâu dài, gai cột sống sẽ phát triển, có kích thước lớn hơn và chèn ép các dây thần kinh. Nếu gai ở vùng thắt lưng, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn và tê dọc kéo xuống hai chân. Đôi khi gai cột sống sẽ khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gai cột sống không có bất cứ một triệu chứng nào. Nhưng gai cột sống cũng có thể làm hẹp ống tủy sống và xâm lấn vào các dây thần kinh trong khu vực.

Nếu điều này xảy ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Đau nhức ở cổ
  • Gặp khó khăn khi xoay đầu, xoay cổ, khó quan sát khi lái xe
  • Đau ở cánh tay hoặc vai
  • Đau cổ và cứng khớp
  • Thường có cảm giác nghiến răng hoặc nghe thấy tiếng ồn trong lúc xoay cổ.

Trong hầu hết các trường hợp, nghỉ ngơi sẽ cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, một số gai cột sống có thể tạo áp lực lên tủy sống và gây nên một số dấu hiệu nghiêm trọng.

Bị gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như chất lượng công việc.

Gai cột sống là bệnh phát triển từ từ, từng chút một. Do đó người bệnh thường không thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu để có biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu để lâu ngày, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng nhất định. Nếu nhẹ thì người bệnh sẽ bị đau nhức khó chịu. Trường hợp bệnh biến chứng nặng, khi gai cột sống đã chèn ép lên dây thần kinh sườn thì có thể gây đau thần kinh tọa.

Một số ít trường hợp khác, gai cột sống có thể gây ra bệnh lý về tim mạch hoặc hô hấp, gây teo cơ, rối loạn chức năng thận,… Thậm chí, gai cột sống còn có thể khiến người bệnh bị liệt một bộ phận hoặc liệt nửa người.

Nếu ống tủy xương bị gai cột sống phá hủy, bệnh nhân có thể bị rối loạn đại tiểu tiện (tức là đi tiêu, đi tiểu mất kiểm soát), mất cảm giác.

Biến chứng của gai cột sống

Nếu không điều trị nghiêm túc kèm với một chế độ luyện tập và ăn uống hợp lý, gai cột sống có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của gai cột sống bao gồm:

1/ Gai cột sống gây biến dạng cột sống

Gai cột sống có thể khiến người bệnh bị còng lưngGai cột sống có thể khiến người bệnh bị còng lưng, gù hoặc bị vẹo cột sống

Khi thay đổi thời tiết, gai cột sống sẽ khiến người bệnh đau nhức dữ dội. Điều này làm cho người bệnh luôn đứng trong tư thế nghiêng hoặc cúi đầu để giảm thiểu các cơn đau. Nếu điều này được duy trì trong một thời gian dài, liên tục thì cột sống sẽ vẹo hẳn về phía trước hoặc nghiêng sang một bên. Cuối cùng người bệnh sẽ bị gù lưng, vẹo cột sống, lưng vòm.

Vòm lưng sẽ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như tâm lý của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu gai cột sống hoặc đau nhức kéo dài, hãy đến bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý.

2/ Gai cột sống chèn ép các dây thần kinh

Khi gai cột sống phát triển, chúng có thể chèn ép vào các rễ dây thần kinh tọa và tủy xương. Điều này tạo nên những cơn đau triền miên khiến người bệnh khổ sở. Nếu để lâu dài không điều trị, gai cột sống có thể gây teo chân, rối loạn chức năng khiến người bệnh bị tàn phế.

Gai cột sống chèn ép các dây thần kinh có thể khiến người bệnh bị thoát vị đĩa đệm. Khi đó các cơn đau có thể lan dần xuống chân, mông hoặc làm tổn thương dây thần kinh vùng lưng và xương cụt. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tê tay, chân, ngứa hoặc bị nóng ran ở nơi dây thần kinh bị chèn ép.

Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ làm yếu cơ và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Các chi cũng sẽ bị tổn thương, gây khó khăn trong việc di chuyển. Dần dần hình thành thói quen ngại di chuyển, vận động.

3/ Gai cột sống cổ dẫn đến các hội chứng thoái hóa

Tùy vào các vị trí mà gai cột sống chèn ép (tủy cổ, động mạch cổ hay rễ thần kinh vùng cổ,…) mà gai cột sống cổ có thể gây ra các biến chứng khác nhau.

  • Hội chứng vai – cổ – cánh tay: Do rễ thần kinh bị gai cột sống làm tổn thương. Các cơn đau có thể lan xuống cánh tay hoặc có cảm giác tê ở vai, gáy.
  • Hội chứng cổ – vai: Đây là hiện tượng dây chằng cổ bị kích thích gây nên. Người bệnh có thể cảm thấy bị đau ở cổ, vai, bả vai, ngực hoặc mất kiểm soát phản xạ vùng vai, cánh tay.

4/ Gai cột sống có thể gây tàn phế

gai cột sống gây tàn phế Biến chứng nguy hiểm nhất cảu gai cột sống là tàn phế

40% trường hợp gai xương cột sống sẽ cọ xát với phần xương khác hoặc các vùng mềm như rễ thần kinh, tủy sống, dây chằng,…

Việc cọ xát thường xuyên sẽ làm tổn thương hệ thần kinh ở chi chân. Nếu dây thần kinh bị chèn ép lâu dài sẽ khiến các cơ ở chân tự động teo lại và khiến người bệnh mất khả năng di chuyển. Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh gai cột sống.

Điều trị gai cột sống

Hiện tại có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để điều trị gai cột sống. Trong đó người bệnh có thể chọn sử dụng thuốc, châm cứu, vật lý trị liệu, tập yoga, thể dục thể thao thường xuyên. Ngoài ra, điều trị bệnh bằng phương pháp sóng ngắn, điện xung hoặc luyện tập phục hồi chức năng cũng là một lựa chọn phổ biến.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu gai cột sống chèn lên tủy sống làm hẹp tùy sống hoặc chèn lên dây thần kinh gây ra dấu hiệu tê tay chân.

Phòng ngừa gai cột sống

Để phòng ngừa bệnh gai cột sống, người bệnh có thể:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ giàu vitamin và khoáng chất. Bữa ăn nên chứa nhiều rau quả và hạn chế chất béo, mỡ động vật.
  • Luyện tập thể dục, thể thao hợp lý. Không thực hiện các bài tập nặng thường xuyên. Điều này có thể khiến cơ thể bị quá tải dẫn đến các chấn thương không đáng có.
  • Không nên ngồi quá lâu hoặc ngồi ở tư thế sai.
  • Hạn chế làm công việc nặng nhọc như mang vác, bưng bê quá nặng.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc.
  • Hạn chế rượu bia.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế cho bác sĩ có chuyên môn. Nếu người bệnh có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với nhân viên y tế.

Tin bài nên đọc

Đọc toàn bộ bài viết