Bị herpes khi mang thai: Những điều cần mẹ bầu cần biết

1 năm trước 24

Các mẹ bầu thường dễ bị herpes. Nhất là tình trạng herpes tái phát ở môi. Nguyên nhân xuất phát từ việc sức đề kháng bị suy giảm trong thai kỳ. Hãy cùng với Dr.thaiha tìm hiểu về tình trạng bị herpes khi mang thai để có thể chủ động thăm khám và điều trị nhé.

Vì sao phụ nữ mang thai bị herpes môi

Herpes hướng tới đối tượng là các mẹ bầu, mẹ bỉm. Bởi đây là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm và tái phát. Liên quan đến sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy giảm trong thời kỳ mang thai. Và các dấu hiệu herpes khi mang thai đang khiến cho không ít các cặp đôi phải lo lắng.

Nói về nguyên nhân bị herpes khi mang thai, các bác sĩ chuyên khoa xin chỉ ra hai lý do thường gặp sau:

Mẹ bầu bị lây nhiễm herpes: thường sẽ bị lây nhiễm từ người chồng và do quan hệ tình dục gây ra. Nếu như bị herpes môi khi mang thai thì trước đó bạn đã có quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh.

Mẹ bầu bị tái phát herpes: nếu trước đó các mẹ bầu đã bị herpes sinh dục và điều trị khỏi. Khi mang thai, khả năng bị tái phát bệnh sẽ là rất cao. Chị em có thể bị nổi herpes môi đến vài lần trong suốt thai kỳ.

Bị herpes khi mang thai

Dấu hiệu bị herpes khi mang thai

Herpes sinh dục khi mang thai có thể ảnh hưởng đến vùng kín, môi miệng và mắt của bệnh nhân. Mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể giữa mỗi bệnh nhân.

Tuy nhiên, các dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh vẫn bao gồm:

Mụn nước, mụn rộp

Nếu bị herpes khi mang thai, bạn sẽ bị nổi mụn nước. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh. Mụn nước có thể tập hợp để tạo thành vùng da bị phồng rộp. Đây là lý do tại sao herpes sinh dục còn được gọi là mụn rộp sinh dục.

Mụn vỡ gây tổn thương da

Các mụn nước thường dễ bị vỡ. Khi mụn nước vỡ sẽ khiến cho da bị tổn thương và kèm theo đó là cảm giác đau đớn. Các vết loét trên da cũng sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, tổn thương da thường rất nhanh đóng vảy. Vảy thường cứng và sẽ tự bong sau 1-2 tuần.

Các dấu hiệu khác

Phụ nữ bị herpes sinh dục khi mang thai cũng sẽ đồng thời có các dấu hiệu sau:

  • Tình trạng viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt. Xảy ra khi virus tấn công vào vùng kín, âm đạo.
  • Tình trạng âm đạo tiết dịch nhiều bất thường, âm đạo chảy mủ. Mùi nặng hơn bình thường và có thể bị ngứa.
  • Dấu hiệu lở loét môi miệng, sưng chân răng, viêm nướu. Bị herpes khi mang thai cũng có thể gây đau họng, cản trở đến việc ăn uống, nói chuyện.
  • Các dấu hiệu toàn thân gồm cơ thể mệt mỏi, sốt từ nhẹ đến cao. Phát hiện các hạch bạch huyết ở trên cơ thể…

Phụ nữ mang thai bị herpes môi có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc mẹ bầu bị herpes hoặc herpes tái phát rất nguy hiểm. Bởi triệu chứng bệnh không chỉ tác động đến tâm lý của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến cả thai nhi. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống

Nếu bị herpes sinh dục khi mang thai, chị em sẽ cảm thấy khó chịu bởi cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhức. Điều này khiến cho các thai phụ cảm thấy căng thẳng mệt mỏi. Mẹ bầu có thể chán ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bữa. Tất cả những điều này sẽ tác động đến tâm lý và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Bị herpes khi mang thai

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Khi bị herpes khi mang thai, các mẹ bầu sẽ phải dùng thuốc để điều trị. Trong trường hợp phải dùng thuốc kéo dài (kháng virus và kháng sinh) thì sẽ là một mối nguy hiểm lớn bởi có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, việc điều trị mụn rộp sinh dục cho nhóm đối tượng này đang gặp nhiều khó khăn.

Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị herpes sinh dục khi mang thai sẽ có nguy cơ lây bệnh cao. Nhất là khi các mẹ bầu lựa chọn hình thức sinh thường. Các vấn đề có thể xảy ra gồm mù loà, viêm màng não, viêm phổi và các bệnh về da khác…

Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị herpes sinh dục khi mang thai sẽ có nguy cơ lây bệnh cao. Nhất là khi các mẹ bầu lựa chọn hình thức sinh thường. Các vấn đề có thể xảy ra gồm mù loà, viêm màng não, viêm phổi và các bệnh về da khác…

Tăng nguy cơ lây lan cho bạn đời

Khi bị herpes môi khi mang thai, bạn cũng có thể lây nhiễm bệnh cho bạn tình, bạn đời của mình. Ngay cả những người thân quanh bạn cũng bị ảnh hưởng. Bởi HSV có thể lây lan bằng nhiều con đường khác nhau. Thậm chí là chỉ qua một vết xước tay rất nhỏ…

Cần làm gì khi bị herpes môi khi mang thai

Có một sự thật có thể bạn chưa biết. Đó là herpes môi khi mang thai có thể tự khỏi. Dù cho bạn không điều trị thì các nốt mụn cũng sẽ biến mất sau 1-2 tuần.

Và chúng ta cũng không thể điều trị dứt điểm herpes môi ở phụ nữ mang thai. Bởi trên thực tế thì virus sẽ trú ngụ ở hệ thống dây chằng thần kinh. Nó sẽ “ở ẩn” và đợi thời cơ tái phát. Đây chính là lý do tại sao các thai phụ lại có thể mắc bệnh nhiều đợt trong suốt thai kỳ.

Bị herpes khi mang thai

Nguyên tắc điều trị herpes môi ở phụ nữ mang thai là phải chú trọng đến mức độ an toàn. Làm sao để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngay cả việc dùng thuốc cũng sẽ cần được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Ít khi dùng thuốc uống cho những mẹ bầu. Thay vào đó sẽ chỉ điều trị bằng thuốc bôi và các giải pháp chăm sóc sức khoẻ được gợi ý gồm:

  •       Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
  •       Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  •       Quan hệ tình dục an toàn
  •       Uống nhiều nước
  •       Tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể
  •       Khám thai định kỳ…

Một lưu ý quan trọng: Nếu như bạn bị herpes khi mang thai, hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa và lựa chọn hình thức sinh mổ thay vì sinh thường. Điều này giúp giảm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp chị em đang bị herpes sinh dục, cần điều trị khỏi, quản lý bệnh tốt rồi mới nên có kế hoạch sinh sản an toàn.

Trên đây là một vài chia sẻ có liên quan đến tình trạng bị herpes khi mang thai. Nếu như chị em cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa, hãy chủ động liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn nhanh chóng và chính xác hơn nhé!

Đọc toàn bộ bài viết