Các loại thuốc cảm cúm và thông tin cần biết khi dùng

1 năm trước 35

Các loại thuốc cảm cúm đang được sử dụng hiện nay chủ yếu nhằm mục đích điều trị triệu chứng bệnh. Dù sử dụng các thuốc chữa cảm cúm trong Tây y, Đông y hay thuốc dân gian, người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề dưới đây để nhanh khỏi bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các loại thuốc cảm cúm thông dụng

Bệnh cảm cúm do nhiều loại virus khác nhau gây ra, phổ biến nhất là Rhinovirus. Chúng tấn công vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc miệng và có khả năng lây lan cho người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ cá nhân hay tiếp xúc với giọt bắn và chất tiết từ mũi họng của người bệnh.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

thuốc cảm cúmThuốc cảm cúm được sử dụng nhằm mục đích điều trị triệu chứng bệnh

Mọi đối tượng đều có thể bị cảm cúm, nhất là các bé đang trong độ tuổi học mẫu giáo. Sau khi tiếp xúc với virus, khoảng 1 – 3 ngày tiếp theo các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Người bệnh thường bị sốt cao, đau họng, tắc mũi, chảy nhiều nước mũi, ho, đau đầu hoặc đau nhức toàn bộ cơ thể. Một số loại thuốc được sử dụng để khắc phục các dấu hiệu khó chịu trên, bao gồm:

1. Thuốc trị cảm cúm trong dân gian

Khi bị cảm cúm nhẹ, người bệnh thường áp dụng các bài thuốc dân gian để khắc phục bệnh tại nhà. Chúng sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong vườn như lá hẹ, tía tô, rau tần dày lá, nghệ… để bào chế thuốc, giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh cảm cúm một cách tự nhiên.

  • Bài thuốc từ lá hẹ

Chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, lá hẹ có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây cảm cúm, làm giảm hiện tượng sưng viêm bên trong đường thở, giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, khó thở cho người bệnh.

Để trị cảm cúm, mỗi ngày người bệnh lấy 100g lá hẹ đem cắt khúc ngắn. Bỏ lá vào chén hấp cách thủy chung với mật ong hay đường phèn. Chia dùng 2 – 3 lần trong ngày, uống nước và ăn cả cái. Ngoài cách này, dân gian còn hấp cách thủy lá hẹ chung với nghệ nướng và chanh tươi để trị cảm cúm, giúp đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.

  • Thuốc cảm cúm từ lá tía tô

Xông hơi lá tía tô có thể giúp giải cảm, kích thích bài tiết mồ hôi, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh cảm cúm như sổ mũi, tắc mũi, buồn nôn, ho có đờm… Người bệnh chỉ cần dùng 1 nắm cây ( bao gồm cả cành, lá, thân) đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Sau đó chùm chăn lại và xông hơi toàn thân. Khi xông, hé mở vung từ từ để hơi nước không thoát ra quá mạnh sẽ gây bỏng.

  • Bài thuốc từ cây tần dày lá

Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các thành phần có khả năng sát khuẩn, ức chế virus, giảm viêm, thông mũi, ức chế cơn ho. Thảo dược này được dùng hấp cách thủy chung với đường phèn lấy nước uống 3 – 4 lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 20g. Nên ăn cả nước lẫn cái để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách làm thuốc trị cảm cúm khác từ lá húng chanh đơn giản hơn là giã nát lá. Sau đó pha thêm vào một ít nước ấm, lọc nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày.

thuốc trị cảm cúm từ tần dày láCây tần dày lá thường được dân gian sử dụng để bào chế thuốc trị cảm cúm

2. Thuốc Tây chữa cảm cúm

Để điều trị cảm cúm, Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh. Bao gồm các nhóm thuốc sau:

Thuốc kháng virus cúm:

Bao gồm:

  • Tamiflu®
  • Zanamivir
  • Oseltamivir
  • Peramivir
  • Baloxavir marboxil

Các loại thuốc kháng virus cảm cúm được bào chế dưới dạng viên uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Chúng có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm. Trong đó, thuốc Oseltamivir được đánh giá là khá an toàn và có thể dùng được cho phụ nữ mang thai bị cảm cúm.

 Thuốc hạ sốt, giảm đau:

Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc được chỉ định phổ biến để điều trị triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng cho người bị cảm cúm. Loại thuốc này có tác dụng đối với những cơn đau ở mức độ nhẹ và vừa.

Ở trẻ em, liều dùng thuốc Paracetamol được tính toán dựa trên trọng lượng cơ thể của bé. Thông thường là 10 – 15mg/kg dạng uống và  10-20 mg/kg/liều dạng đặt hậu môn. Người lớn chủ yếu dùng loại thuốc này theo đường uống với liều lượng là 325 – 650 mg. Lặp lại sau mỗi 4 – 6 giờ nếu vẫn bị đau nhiều hoặc sốt trên 38 độ trở lại.

Thuốc Paracetamol có khả năng giảm đau nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, phổ biến nhất là tình trạng tổn thương gan. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và không lạm dụng kéo dài. Không uống thuốc cùng với rượu và chống chỉ định cho người mắc bệnh về gan.

Thuốc co mạch

Loại thuốc cảm cúm này chủ yếu được bào chế dưới dạng nhỏ, xịt hay xông mũi. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi thông qua cơ chế làm co các mao mạch cũng như hệ thống động mạch nhỏ đảm nhận chức năng đưa máu đến các hốc mũi rộng.

Các loại thuốc co mạch thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm là:

  • Naphazolin
  • Oxymetazolin
  • Phenylpropanolamine
  • Pseudoephedrin
  • Phenylephrine;…

Thuốc co mạch chỉ được sử dụng trong ngắn hạn, khoảng 3 – 5 ngày. Kết thúc quá trình điều trị, nếu tình trạng nghẹt mũi không thuyên giảm thì người bệnh cần tái khám để được chỉ định loại thuốc khác phù hợp hơn. Việc lạm dụng thuốc co mạch quá mức có thể gây viêm mũi do thuốc. Biến chứng này khiến cho cuốn mũi trở nên phù nề, làm tăng nặng tình trạng nghẹt mũi, khô mũi, giảm khả năng ngửi mùi và khiến cho người bệnh bị đau đầu.

Chống chỉ định dùng thuốc co mạch cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các loại thuốc thường được bào chế với nhiều dạng hàm lượng khác nhau phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp dùng nước muối sinh lý nhỏ và rửa mũi nhiều lần trong ngày để nhanh hết nghẹt mũi, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc co mạch.

Thuốc giảm ho

Bệnh cảm cúm có thể gây ho nhiều làm tăng nặng cơn đau họng và khiến bệnh nhân mệt mỏi. Trong trường hợp bị ho không có đờm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm ho. Nhóm thuốc cảm cúm này hoạt động bằng cách ức chế trung khu thần kinh gây ho, giảm co thắt các cơ trơn, làm giãn phế quản, giúp người bệnh bớt ho.

Một số thuốc giảm ho thông dụng;

  • Codein
  • Dextromethophan
  • Thuốc dạng phối hợp: Decolsin, Rhumenol,…
thuốc chữa cảm cúm trong tây yThuốc giảm ho thường được sử dụng cho người bị cảm cúm có triệu chứng ho nhiều nhưng không đờm

Thuốc long đờm

Bao gồm:

  • Terpin benzoat
  • Bromhexin…

Các thuốc trên được chỉ định cho bệnh nhân bị ho có đờm. Thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ đặc quánh của chất nhầy, giúp chất nhầy không còn bám dính chặt vào đường hô hấp và được tống khứ ra ngoài dễ dàng thông qua phản xạ khạc, ho.

Thuốc kháng histamin

Đôi khi, thuốc kháng histamin có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị cảm cúm. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm phản ứng viêm trong đường thở, ức chế tiết đờm nhầy, qua đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở cho người bệnh.

Được sử dụng phổ biến là các thuốc kháng histamin H1 như Loratadin hay Chlopheniramin maleat,… Các loại thuốc này đồng thời có tác dụng an thần nhẹ nên khiến bệnh nhân buồn ngủ sau khi sử dụng. Vì vậy, người bệnh nên thận trọng khi dùng thuốc trong lúc đang làm việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, chẳng hạn như lái xe, điều khiển máy móc thiết bị.

3. Thuốc cảm cúm trong Đông y

Trong Đông y, bệnh cảm cúm được chia thành 2 loại gồm bệnh cảm phong nhiệt và cảm phong hàn. Trong đó, bệnh cảm phong hàn có tên gọi khác là cảm mạo – một chứng ngoại cảm thường phát triển mạnh vào mùa đông, thường gặp nhất là ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh cảm phong nhiệt thì có mức độ nghiêm trọng hơn, thường gặp khi có khí hậu trái mùa và có thể lây lan thành dịch bệnh. Với mỗi dạng cảm cúm, Đông y sẽ có bài thuốc điều trị khác nhau.

Thuốc trị cảm cúm thể phong hàn

+ Triệu chứng: Bệnh nhân bị sốt nhẹ, ớn lạnh trong người, sợ gió, đau đầu, tắc mũi hoặc chảy nhiều nước mũi, không ra mồ hôi, lưỡi đóng rêu màu trắng và mạch phù khẩn. Trường hợp kèm thêm thấp sẽ gây nhức mỏi toàn thân.

+ Bài thuốc điều trị:

  • Bài thuốc số 1: Dùng 80h lá tía tô kết hợp với 8g cây cà gai, 80g củ gấu (hương phụ) và 40g trần bì. Đem tất cả phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 20g pha với nước nóng uống.
  • Bài thuốc số 2: Dùng 40g vỏ quýt khô (trần bì), 8g củ gấu, 80g tử tô và 20 quốc lão. Các vị thuốc trên cần đem phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 12g thuốc chữa cảm cúm. Chiêu với nước nóng uống.
  • Bài thuốc số 3: Mộc tặc ma hoàng 6g, ô mai 8g, nhục quế 4g, quốc lão 4g. Dùng thuốc theo dạng sắc uống. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang đến khi các triệu chứng chấm dứt hoàn toàn.
  • Bài thuốc số 4: Dùng lá dâu, lá bưởi (hoặc chanh), củ sả, lá kinh giới, lá tía tô và một số loại lá khác mỗi thứ một nắm. Nấu sôi khoảng 10 phút rồi trùm khăn kín cả người để xông hơi cho ra mồ hôi, giúp giải cảm.
bị cảm cúm nên uống thuốc gìCác bài thuốc chữa cảm cúm trong Đông y được bào chế từ nhiều loại thảo dược

Thuốc chữa cảm cúm thể phong nhiệt

+ Triệu chứng: Sợ gió nhưng không sợ lạnh. Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, có cảm giác nặng trong đầu, mũi khô, miệng khô, ho có đờm, đổ máu cam, lưỡi có rêu màu vàng và mạch phù sác. Trường hợp này áp dụng phép chữa phát tán phong nhiệt và tân lương giải biểu để khắc phục.

+ Bài thuốc điều trị:

  • Bài thuốc số 1: Hương cao 8g, địa liền 40g, cà lù 40g, tía tô 40g, bạch tô 80g, kim ngân 80g, sinh khương 20g. Thuốc được đem phơi khô, tán bột mịn. Dùng liều từ 15 – 20g mỗi ngày.
  • Bài thuốc số 2: Tang tầm (lá dâu) 40g, cúc hoa 4g, tam liên 6g, bạc hà 4g, mơ hạnh (hạnh nhân) 8g, cát cánh 8g, quốc lão 4g, rễ sậy 6g. Tất cả hợp thành 1 thang đem sắc kỹ lấy nước uống. Ngày dùng từ 1 – 2 thang.

Thuốc Đông y cho tác dụng từ từ và hiệu quả phụ thuộc cơ địa. Bệnh nhân cần uống thuốc kiên trì, đều đặn để nhanh khỏi bệnh.

Bị cảm cúm có nên uống kháng sinh?

Thuốc kháng sinh được nhiều người xem như một loại thuốc trị bách bệnh, cứ có biểu hiện sổ mũi, nghẹt mũi hay ho, đau họng đều tự ý ra ngoài tiệm thuốc tây mua về sử dụng mà chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân. Về bản chất, thuốc kháng sinh được sử dụng với mục đích ức chế quá trình phân bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng.

Tuy nhiên, bệnh cảm cúm lại do virus gây ra. Thuốc kháng sinh lại không có tác dụng tiêu diệt virus. Việc tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này không chỉ gây lãng phí tiền bạc mà còn khiến người bệnh có nguy cơ bị lờn thuốc và gặp nhiều tác dụng phụ do thuốc kháng sinh gây ra.

Thông thường, thuốc kháng sinh chỉ được bác sĩ kê toa cho các trường hợp bệnh cảm cúm gây biến chứng bội nhiễm vi khuẩn. Việc sử dụng loại thuốc này cũng cần được sự đồng ý của nhân viên y tế, tránh tùy tiện áp dụng bừa bãi.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa cảm cúm

  • Bệnh cảm cúm thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày mới bắt đầu thuyên giảm. Các loại thuốc được sử dụng ở trên không có tác dụng tiêu diệt virus cúm và chỉ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng.
  • Thuốc cảm cúm trong Tây y thường có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý tăng giảm liều hoặc dừng uống thuốc đột ngột.
  • Các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng với những người bị cảm cúm nhẹ. Triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được bài thuốc phù hợp, an toàn.
  • Thuốc trị cảm cúm trong Đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên được đánh giá cao về tính an toàn. Tuy vậy, người bệnh cũng cần uống thuốc đúng cách và đủ liệu trình để bệnh cảm cúm được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Không tự ý kết hợp thuốc Tây với thuốc Đông y. Sự tương tác giữa chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ có hại.
  • Kiên trì uống thuốc cảm cúm kết hợp nghỉ ngơi nhiều, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào trong bữa ăn và có chế độ vận động hợp lý để cải thiện khả năng miễn dịch, giúp bệnh cảm cúm nhanh được chữa khỏi.

Có thể bạn quan tâm

Đọc toàn bộ bài viết