Các loại thuốc trị cảm lạnh tốt nhất – Hết hắt hơi sổ mũi

1 năm trước 19

Cảm lạnh gây ra nhiều triệu chứng bất thường như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hay ho khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu này. Hãy cùng chúng tôi điểm qua danh sách các loại thuốc trị cảm lạnh thông dụng, cho hiệu quả tốt trong bài viết dưới đây.

Các loại thuốc trị cảm lạnh tốt nhất

Bệnh cảm lạnh do virus gây ra và ảnh hưởng chủ yếu đến đường hô hấp trên. Bệnh phát triển mạnh vào mùa đông hoặc các thời điểm giao mùa trong năm. Sau 1 – 2 ngày kể từ khi bị nhiễm virus, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nhiều nước mũi, hắt hơi, ho khan hoặc đau rát cổ họng. Chúng có khuynh hướng thuyên giảm sau 7 – 10 ngày.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

thuốc trị cảm lạnh tốt nhấtViệc lựa chọn được một loại thuốc trị cảm lạnh tốt, cho hiệu quả nhanh được nhiều người quan tâm

Để điều trị cảm lạnh, ngoài các loại thuốc Tây do bác sĩ kê đơn, bạn có thể áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh. Mỗi loại thuốc chữa cảm lạnh sẽ có những ưu nhược điểm riêng và thích hợp cho các đối tượng nhất định.

1. Thuốc chữa cảm lạnh do bác sĩ kê đơn

Bị cảm lạnh uống thuốc gì nhanh khỏi? Tây y sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, giảm nhẹ các cảm giác khó chịu và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Do vậy, tùy theo dấu hiệu bạn đang gặp phải mà bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc trị cảm lạnh phù hợp.

Thuốc kháng histamin: 

Histamin là một chất trung gian có thể gây ra phản ứng sưng viêm trong đường thở. Việc sử dụng thuốc ức chế chất này sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng phù nề, tiết dịch trong đường hô hấp, qua đó cải thiện được các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi cho người bệnh.

Có hai nhóm thuốc kháng histamin thường được sử dụng gồm:

+ Thuốc kháng histamin H1:

  • Limemazin
  • Clorpheniramin
  • Promethazine,…

Đây là các thuốc kháng histamin thế hệ cũ. Chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi. Do có tác dụng an thần, thuốc kháng histamin H1 có thể gây buồn ngủ, mất tập trung khi làm việc. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng được ghi nhận như khô miệng, chóng mặt, rối loạn tâm thần…

+ Thuốc kháng histamin H2:

  • Cetirizin
  • Loratadine
  • Desloratadin
  • Fexofenadin, …

So với thuốc kháng histamin H1, nhóm thuốc này có ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần thận trọng bởi thuốc kháng histamin H2 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, rối loạn nhịp tim…

– Thuốc thông mũi, giảm tắc nghẹt mũi:

Nghẹt mũi, khó thở là các triệu chứng đặc trưng của bệnh cảm lạnh có thể bắt gặp ở hầu hết các trường hợp. Nhóm thuốc này được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như viên uống, siro hay thuốc xịt nhỏ mũi.

Nhóm thuốc này giúp làm thông mũi, giảm nghẹt mũi bằng cách bổ sung các thành phần có tác dụng co mạch, làm giảm tình trạng sưng tấy bên trong niêm mạc mũi xoang. Điều này có thể giúp hạn chế sản xuất chất nhầy, tạo không gian thông thoáng để không khí dễ dàng lưu thông qua mũi xuống đường hô hấp dưới.

Các loại thuốc trị nghẹt mũi, thông mũi đang được chỉ định phổ biến trong điều trị cảm lạnh bao gồm:

  • Ephedrine
  • Naphazolin
  • Pseudoephedrine
  • Phenylephrine
  • Oxymetazoline
  • Xylometazoline

Các loại thuốc trên có thể được chỉ định đơn độc hoặc phối hợp với thuốc kháng histamin và một số loại thuốc khác để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Thận trọng khi sử dụng thuốc thông mũi, trị tắc nghẹt mũi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bởi nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị mất ngủ, ngủ gật, nhức đầu hoặc ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Thậm chí, lạm dụng thuốc quá mức còn gây ra chứng nghẹt mũi mãn tính.

– Thuốc hạ sốt, giảm đau:

Bao gồm:

  • Acetaminophen
  • Paracetamol
  • Aspirin
  • Diclofenac
  • Naproxen,…
thuốc chữa cảm lạnh ParacetamolParacetamol là thuốc giảm đau hạ sốt được chỉ định phổ biến trong điều trị cảm lạnh

Thuốc hạ sốt, giảm đau cũng là nhóm thuốc trị cảm lạnh đang được sử dụng phổ biến. Chúng có tác dụng nhanh chóng cắt đứt cơn đau đầu, đau rát cổ họng và giảm sốt cho người bệnh. Trong trường hợp sử dụng với mục đích hạ sốt, bạn chỉ nên dùng thuốc khi thân nhiệt đo được từ 38,5 độ trở lên. Nếu chỉ bị sốt nhẹ thì chỉ nên lau mát kết hợp uống nhiều nước. Tránh lạm dụng nhóm thuốc này quá mức bởi thuốc hạ sốt, giảm đau có thể gây hại cho gan và dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác như suy giảm chức năng thận, xuất huyết dạ dày, tăng nguy cơ bị gãy xương…

– Thuốc corticosteroid:

Bao gồm:

  • Budesonide
  • Fluticason furoat,…

Đôi khi, thuốc corticosteroid có thể được chỉ định cho người bị cảm lạnh. Thuốc được sử dụng phổ biến ở dạng xịt có tác dụng giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được khuyến cáo dùng trong thời gian ngắn. Lạm dụng thuốc corticosteroid quá mức có thể gây rối loạn cảm xúc, loạn thần và nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Thuốc trị cảm lạnh nhóm giảm ho

Bệnh cảm lạnh có thể gây ho. Bạn có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Đây là một phản xạ bình thường của cơ thể nhằm đẩy virus, vi khuẩn cũng như dịch tiết trong đường thở ra ngoài. Tuy nhiên, nếu bị ho quá nhiều có thể khiến bạn bị đau họng, mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.

Trường hợp bị ho liên tục, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc giảm ho. Nhóm thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn hoạt động của các xung thần kinh tạo ra phản xạ ho, qua đó giúp tạm thời cắt đứt cơn ho trong thời gian ngắn.

Codein, Calyptin, Dextromethorphan hay Eucalyptine là những loại thuốc giảm ho thông dụng. Thuốc thường được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối giúp giảm ho vào ban đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc giảm ho chỉ thích hợp cho người bị ho khan, không sử dụng khi bị ho có đờm.

– Thuốc long đờm:

Thuốc long đờm có thể giúp bạn giảm ho và dễ thở hơn bằng cách làm loãng chất nhầy, giảm độ đặc quánh của đờm, giúp bạn khạc đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Được sử dụng phổ biến nhất là các loại thuốc như Ambroxol, Natribenzoat hay Bromhexin…

Việc sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm trong Tây y có ưu điểm là cho tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh và khá tiện lợi khi sử dụng. Mặc dù vậy, bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bạn không nên tự ý lạm dụng thuốc mà chưa qua thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ.

2. Thuốc trị cảm lạnh từ Y học cổ truyền

Y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc chữa cảm lạnh hay được lưu truyền và áp dụng qua nhiều thế hệ. Kiên trì sử dụng các bài thuốc này sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.

Bài thuốc sắc từ gừng và lá tía tô:

  • Chuẩn bị: 30 gram lá tía tô và 15 gram gừng tươi
  • Cách dùng: Cả hai rửa sạch, bỏ vào ấm và đổ vào 4 bát nước. Đun sôi thuốc trong 10 phút. Gạn ra, thêm đường vào, quậy tan chia uống 2 lần trong ngày.
  • Chủ trị: Dùng cho bệnh nhân bị cảm lạnh do ngoại cảm phong hàn và có các triệu chứng nôn ói, đau bụng.
thuốc trị cảm lạnh từ gừngGừng được kết hợp với lá tía tô làm thuốc uống chữa giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh

Bài thuốc Thông tiểu ẩm:

  • Chuẩn bị: 10 gram gừng tươi, 20 gram hành, 3 gram hạt tiêu.
  • Cách sử dụng: Gừng và hành băm nhỏ, tiêu xay nhuyễn thành bột. Tất cả cho vào ấm hãm với nước sôi dùng uống thay trà hàng hàng. Dùng tốt nhất khi thuốc còn ấm để giải cảm nhanh hơn.
  • Chủ trị: Bài thuốc trị cảm lạnh này thích hợp cho người có triệu chứng đau bụng, thường xuyên buồn nôn hoặc ói ra nước trong.

Bài thuốc ngâm rượu trị cảm lạnh từ hồ tiêu:

  • Chuẩn bị: 50 gram hồ tiêu, 250ml rượu trắng
  • Cách dùng: Tán hồ tiêu thành bột mịn, bỏ vào hũ thủy tinh ngâm với rượu trắng trong 15 ngày. Uống mỗi lần 1 ly rượu nhỏ khoảng 15ml x 2 – 3 lần trong ngày.
  • Chủ trị: Cảm lạnh gây đau quặn ở bụng hoặc ói ra nước trong.

Bài thuốc Thông xị thang

  • Chuẩn bị: 30 gram hành tươi, 8 gram sinh khương, 30ml rượu nhạt và 12 gram đạm đậu xị
  • Cách dùng: Củ hành lột vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng. Gừng tươi rửa sạch, đập dập. Cho ba dược liệu vào ấm, đổ thêm 500ml nước vào, nấu sôi rồi mới bỏ rượu nhạt vào. Tiếp tục đun trong khoảng 5 phút. Gạn thuốc uống khi còn nóng để kích thích cơ thể vã mồ hôi.
  • Chủ trị: Người bị cảm lạnh do phong hàn có thể dùng bài thuốc này. Ngoài ra, thuốc còn thích hợp cho các đối tượng bị nhức đầu, mồ hôi không ra, tiêu chảy, sợ gió, đau tức ở ngực, sợ lạnh hoặc tiêu chảy.

Bài thuốc Thanh giải thang:

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa, lan hoa, địa cốt bì, xuân thảo, sinh địa, thổ hoắc hương mỗi vị 12 gram; Thanh đại 4 gram, bạch hổ 20 gram.
  • Cách dùng: Bỏ bạch hổ (thạch cao) vào ấm nấu trước với 400ml nước. Khi nước sôi tiếp tục cho các vị còn lại vào. Sắc cho nước trong ấm cô đặc lại còn 150ml là được. Chia thuốc sắc thu được làm 2 – 4 lần uống trong ngày.
  • Chủ trị: Bài thuốc trị cảm lạnh Thanh giải thang dùng cho trẻ em có biểu hiện sốt cao không giảm, không hạ nhiệt mặc dù cơ thể có ra mồ hôi.

Bài thuốc Ngũ thầm thang

  • Chuẩn bị: Kinh giới, sinh khương, tô ngạnh (tía tô), trà, đường đỏ. Lượng dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Cách sử dụng: Sắc thuốc lấy nước đặc. Gạn thuốc ra ly, thêm một ít đường đỏ vào, khuấy tan rồi uống.
  • Chủ trị: Dùng cho bệnh nhân bị ngoại cảm phong hàn.

Bài thuốc Thông xị hoàng tửu thang

  • Chuẩn bị: 15 gram đậu xị, 30 gram hành lá và 50ml dấm ăn
  • Cách dùng: Trước tiên, đem đậu xị nấu với 1 bát nước trong khoảng 10 phút. Thêm hành lá vào, tiếp tục đun sôi khoảng 5 phút. Cuối cùng mới cho dấm ăn vào, khuấy đều. Ăn cái và uống cả nước khi còn ấm để giải cảm, cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
  • Chủ trị: Bệnh cảm lạnh thể ngoại cảm phong hàn có biểu hiện nóng sốt, nhức đầu, nôn ói, tiêu lỏng hoặc đau bụng.

Ưu điểm nổi bật của các bài thuốc chữa cảm lạnh trong y học cổ truyền đó chính là có tính an toàn cao. Tuy nhiên, do tận dụng các hoạt chất từ thảo dược tự nhiên để trị bệnh nên loại thuốc này cho tác dụng chậm, chỉ thích hợp với người bị cảm lạnh nhẹ.

Nguyên tắc dùng thuốc chữa cảm lạnh

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt được hiệu quả tối ưu, trong quá trình dùng thuốc trị cảm lạnh bạn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hay thầy thuốc y học cổ truyền trước khi điều trị để được tư vấn một loại thuốc phù hợp.
  • Dùng thuốc đúng theo hướng dẫn. Uống đúng liều và đủ liệu trình
  • Thuốc thảo dược mặc dù khá an toàn nhưng cho tác dụng chậm nên không thể giúp kiểm soát được bệnh cảm lạnh trong giai đoạn nặng.Trường hợp này, bạn nên tới bệnh viện khám để được bác sĩ kê đơn thuốc tân dược cho hiệu quả mạnh và nhanh hơn.
  • Thận trọng khi kết hợp thuốc thảo dược với thuốc Tây. Sự phối hợp này có thể nâng cao hiệu quả điều trị nhưng ngược lại cũng có thể gây ra một số phản ứng tương tác có hại cho sức khỏe.
  • Tích cực sử dụng thuốc trị cảm lạnh với việc thay đổi lối sống và ăn uống đầy đủ dưỡng chất để sức khỏe nhanh hồi phục.

Có thể bạn chưa biết

Đọc toàn bộ bài viết