Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp ở những người trẻ và người cao tuổi. Đau thắt lưng có thể do bạn vận động quá mức, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý tiềm ẩn.
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Các nguyên nhân gây đau thắt lưng thường gặp
Thắt lưng là vị trí lưng cuối cùng, đây là nơi tiếp giáp giữa phần thân trên và thân dưới. So với những vị trí khác, thắt lưng là cơ quan chịu áp lực và tác động lớn khi cơ thể hoạt động. Chính vì vậy mà cơn đau thường có xu hướng xuất hiện ở khu vực này.
Đau thắt lưng có nhiều mức độ, phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Ở một số người, cơn đau thường kéo dài âm ỉ và khó xác định. Tuy nhiên một số bệnh nhân đau nhức cực độ, cơn đau đến bất chợt và có xu hướng nặng nề hơn.
Dưới đây là các nguyên nhân gây đau thắt lưng thường gặp nhất:
1. Tính chất công việc
Nếu công việc của bạn phải vận động thường xuyên, đặc biệt phải mang vác nhiều vật nặng, bạn sẽ thường xuyên bị đau nhức lưng. Trọng lực từ vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên đốt sống thắt lưng khiến xương bị tổn thương và chèn ép.
Khi mang vác vật nặng, bạn nên thực hiện đúng tư thế. Đồng thời nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ để làm giảm áp lực lên cơ quan xương khớp.
Ngoài ra, những người làm công việc văn phòng, thường xuyên ngồi và ít vận động cũng có nguy cơ bị đau thắt lưng.
2. Mang túi xách, balo nặng
Túi xách và balo cũng có thể là nguyên nhân gây đau thắt lưng. Trọng lượng nặng nề từ túi xách và balo có thể tác động tiêu cực đến đốt sống và các cơ quan xương khớp khác. Thói quen này không chỉ gây đau lưng mà còn làm vẹo, lệch cột sống, đau cổ, vai gáy,…
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên giảm khối lượng balo và túi xách. Đồng thời nên sử dụng balo để cân bằng áp lực lên hai vai, tránh cong vẹo cột sống.
3. Thừa cân – béo phì
Thừa cân – béo phì là nguyên nhân gây đau thắt lưng nhiều người không ngờ đến. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng, hệ xương khớp phải chịu đựng áp lực lớn. Áp lực này làm tổn thương khớp, đốt sống và làm phát sinh những cơn đau nhức.
Ngoài ra, béo phì còn khiến bạn trở nên ì ạch, lười vận động. Thói quen này cùng với áp lực từ trọng lượng cơ thể khiến hệ xương khớp bị tổn thương và thoái hóa nhanh chóng.
Nếu không cải thiện cân nặng, bạn có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề xương khớp hơn người có cân nặng vừa phải.
4. Tập thể dục quá sức
Tập thể dục là biện pháp giúp cải thiện sức khỏe và hệ xương khớp. Tuy nhiên một số bộ môn có cường độ mạnh vô tình gây tổn thương lên cơ quan này.
Chạy bộ quá sức, nâng tạ, đá bóng,… là những bộ môn tập luyện có thể gây đau thắt lưng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể giảm thời gian tập luyện, trung bình từ 30 – 60 phút. Không nên luyện tập trong thời gian quá dài. Tập luyện quá mức không thực sự hiệu quả, đồng thời có thể gây chấn thương và hư hại hệ thống xương khớp.
Bạn nên vận động nhẹ nhàng trước khi luyện tập. Cân bằng thời gian và mức độ luyện tập để khắc phục hội chứng đau thắt lưng.
5. Sai tư thế
Tư thế ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan xương khớp. Tư thế đúng sẽ giúp xương khớp giảm áp lực trong các hoạt động và hạn chế các cơn đau nhức.
Ngược lại sai tư thế khi ngồi, đứng hoặc ngủ có thể làm tổn thương khớp, đốt sống và gây đau nhức.
6. Chấn thương
Tai nạn khi chơi thể thao, làm việc và sinh hoạt có thể gây ra chấn thương ở vùng thắt lưng. Chấn thương thường gây đau nhức dữ dội và âm ỉ.
Nếu không điều trị chấn thương dứt điểm, tổn thương ở mô mềm và xương có thể phát triển và gây ra biến chứng nghiêm trọng.
7. Do thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ra cơn đau nhức trong thời gian dài. Tình trạng này hình thành do nhân nhầy từ đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép lên đốt sống và rễ thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp ở những người lớn tuổi. Đây là bệnh lý mãn tính và chưa thể chữa trị hoàn toàn.
Nếu thường xuyên bị đau nhức thắt lưng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng này. Chẳng hạn như thuốc giảm đau thông thường (acetaminophen), thuốc chống viêm không steroid, thuốc steroid đường uống – đường tiêm,…
8. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa xảy ra khi có áp lực đè nén và chèn ép lên rễ thần kinh. Bệnh lý này có thể do tính chất công việc, sai tư thế hoặc có thể do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Rễ thần kinh tọa bắt nguồn từ vùng thắt lưng, do đó cơn đau thường xuất hiện ở vị trí này trước, sau đó lan xuống hông, bắp đùi và đầu gối.
9. Thoái hóa đốt sống thắt lưng
Thoái hóa đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống ở thắt lưng bị tổn thương, nứt hoặc bào mòn. Tình trạng này chủ yếu gặp ở những người cao tuổi.
Thoái hóa đốt sống thắt lưng không thể chữa trị dứt điểm. Do đó mục đích của việc điều trị là làm giảm triệu chứng và biến chứng của bệnh.
Cơn đau thắt lưng do bệnh lý này gây ra có xu hướng xuất hiện thường xuyên, không quá đột ngột nhưng thường âm ỉ và kéo dài. Khi phần đốt sống thoái hóa hình thành gai xương, cơn đau sẽ trở nên nặng nề và khó chịu hơn rất nhiều.
10. Loãng xương
Loãng xương xảy ra khi quá trình tăng trưởng không theo kịp quá trình tiêu hủy tế bào xương. Bệnh nhân loãng xương thường có mật độ xương thấp, xương khớp suy yếu, dễ tổn thương, nứt và gãy.
Loãng xương không chỉ gây đau thắt lưng, mà có thể khiến toàn bộ xương khớp nhức mỏi, suy yếu. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ, nhất là sau khi mãn kinh.
12. Các vấn đề về dạ dày
Viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,… là những nguyên nhân gây đau thắt lưng khá phổ biến. Thông thường những bệnh lý này chỉ gây ra các triệu chứng ở vùng bụng. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến xấu, cơn đau có thể lan về phía thắt lưng và bụng dưới.
13. Bệnh đường tiết niệu
Những bệnh đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi thận, viêm bàng quang,… có thể gây ra cơn đau ở thắt lưng. Khi những bệnh lý này được chữa trị dứt điểm, triệu chứng này sẽ biến mất hoàn toàn.
14. Mang thai
Mang thai là thời điểm cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Những thay đổi đột ngột là chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau thắt lưng và những cơ quan xương khớp khác.
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tăng cân rất nhanh chóng. Trọng lượng cơ thể cao sẽ đè nén lên khớp gối, đốt sống thắt lưng và gây đau nhức.
Ngoài ra ở những tháng cuối thai kỳ, cơ thể sẽ sản sinh hormone relaxin nhằm kéo giãn xương chậu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Khi xương dịch chuyển, chúng có thể va chạm vào những cơ quan xương khớp lân cận và gây ra cơn đau.
Ngoài ra, đau thắt lưng còn có thể do những nguyên nhân khác như đi giày cao gót thường xuyên, đi lại nhiều, ung thư xương, khối u ác tính ở gần cột sống, hẹp cột sống, dị dạng cột sống bẩm sinh,…
Đau thắt lưng có thể là biểu hiện thông thường do bạn vận động quá mức. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Nếu nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm khi nghỉ ngơi, dùng thuốc, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!