Ung thư đại-trực tràng
Là bệnh lý ác tính hay gặp nhất của đường tiêu hóa, có tỷ lệ mắc cao thứ 3 và tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trong các bệnh ung thư phổ biến. Trong đó, ung thư trực tràng chiếm khoảng 30%. Tại Việt Nam, số bệnh nhân ung thư trực tràng khoảng 19000, hàng năm có thêm 8000 ca mới mắc
Điều trị:
Gồm các phương pháp chủ yếu: phẫu thuật, xạ trị và hóa chất. Việc lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: toàn trạng bệnh nhân, vị trí u nguyên phát, giai đoạn bệnh và các yếu tố nguy cơ.
Phẫu thuật:
- Có vai trò chính trong điều trị triệt căn ung thư trực tràng.
- Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát cao do phẫu thuật không thể lấy hết được các tế bào vi di căn.
- Các vị trí tái phát hay gặp nhất ở khoang trước xương cùng, miệng nối trực tràng, sàn chậu (ung thư trực tràng thấp), thành khung chậu và hạch vùng chậu.
Xạ trị:
- Có vai trò quan trọng, hỗ trợ trước hoặc sau mổ nhằm giảm khả năng tái phát tại vùng chậu.
- Thông thường, hóa chất có thể kiểm soát vi di căn và điều trị di căn xa.
- Hóa chất khi kết hợp xạ trị còn làm tăng nhạy cảm tế bào ung thư với tia xạ giúp nâng cao khả năng tiêu diệt các tế bào vi di căn còn lại sau phẫu thuật.
Hóa - xạ trị sau mổ:
-
Làm giảm tái phát tại chỗ, giảm tỷ lệ di căn xa và kéo dài thời gian sống thêm
- Ưu điểm của hóa - xạ sau mổ là điều trị đúng giai đoạn và trường chiếu xạ được xác định chính xác hơn sau khi đã có kết quản giải phẫu bệnh.
- Nhược điểm là hiệu quả tiêu diệt tế bào ác tính kém hơn do giảm khả năng tưới máu sau mổ (ô xy là yếu tố giúp tăng nhạy xạ)
- Tác dụng phụ trên ruột non cao hơn do ruột non đi xuống hố trực tràng
- Trường xạ ở những bệnh nhân u trực tràng thấp phải cắt bỏ tầng sinh môn tương đối rộng.
Hóa - xạ trước mổ:
- Có ưu điểm lớn nhất là làm giảm kích thước u do đó tăng khả năng mổ triệt để tổn thương và bảo tồn được cơ thắt đối với u trực tràng thấp.
- Tác dụng phụ trên ruột non ít hơn do chỉ có phần nhỏ nằm trong vùng xạ.
- Tuy nhiên việc chẩn đoán giai đoạn trước mổ chỉ dựa trên hình ảnh nên cần phải đánh giá thật cẩn thận để tránh điều trị quá liều cho bệnh nhân.
- Làm giảm tỉ lệ tái phát, giảm độc tính và tăng tỉ lệ bảo tồn cơ thắt hậu môn so với hóa - xạ hậu phẫu
Xạ trị trước mổ:
- Phẫu thuật được tiến hành trong vòng một tuần sau xạ trị.
- Phương pháp này có ưu điểm đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân.
- Xạ trị trước mổ có kết quả sống thêm và độc tính muộn tương đương nhưng giảm độc tính sớm rõ rệt so với hóa - xạ trước mổ
Chỉ định:
-
Xạ trị trước mổ: Ung thư trực tràng giai đoạn II-III (u xâm lấn khỏi thành trực tràng và/hoặc có di căn hạch vùng chậu) nhưng chưa xâm lấn cân quanh trực tràng, các cơ quan lân cận và cơ thắt hậu môn; ung thư trực tràng có di căn xa.
-
Hóa – xạ trước mổ: u xâm lấn sát cân quanh trực tràng, các cơ quan lân cận (T4) và ung thư trực tràng thấp.
- Hóa – xạ sau mổ: ung thư trực tràng chẩn đoán giai đoạn sau mổ II-III.
Nguồn: Bệnh viện 103