Các xét nghiệm marker viêm gan B - Bệnh viện 108

3 năm trước 27

Các marker viêm gan B: HBsAg, Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc, Anti-HBc IgM.

Xét nghiệm HBsAg

  • Là xét nghiệm quyết định chẩn đoán viêm gan B.

  • Để kết luận có viêm gan B hay không phải làm xét nghiệm HBsAg chứ không phải là xét nghiệm HBVDNA.

  • Nếu dương tính nghĩa là bạn bị viêm gan B.
  • Nếu âm tính nghĩa là bạn không bị viêm gan B.
  • Xét nghiệm định tính cho biết bệnh nhân có bị viêm gan B hay không
  • Xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, có giá trị để theo dõi điều trị.

Xét nghiệm Anti-HBs

  • Anti-HBs là kháng thể kháng HBsAg.
  • Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vaccine nếu có kháng thể Anti-HBs là đã có miễn dịch.
  • Nồng độ Anti-HBs > 10 mUI/ml được coi là có tác dụng bảo vệ.

Xét nghiệm HBeAg

  • HBeAg là một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B.Sự x

  • uất hiện HBeAg chứng tỏ virus đang nhân lên và có khả năng lây lan mạnh.

  • HBeAg dương tính là một chỉ tiêu chứng tỏ virus đang hoạt động.
  • HBeAg âm tính có 2 khả năng: virus không hoạt động hoặc virus đột biến.
  • Để khẳng định virus đột biến cần xét nghiệm HBVDNA và HBV genotyping.

Xét nghiệm Anti-HBe

  • Anti-HBe là kháng thể kháng HBeAg.

  • Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch một phần.

  • Xét nghiệm Anti-HBe âm tính chứng tỏ cơ thể chưa có miễn dịch với virus viêm gan B.

Xét nghiệm Anti-HBc

  • Anti-HBc là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B.

  • Xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời.

  • Xét nghiệm này là marker đánh giá bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B.
  • Có 3 danh pháp về xét nghiệm này là Anti-HBc, Anti-HBc IgG, Anti-HBc total nhưng thực chất chỉ là một vì xét nghiệm Anti-HBc IgG vẫn có một phần Anti-HBc IgM.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM

  • Anti-HBc IgM là kháng thể kháng lõi virus viêm gan B typ IgM.
  • Kháng thể này xuất hiện trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan B mạn tính.

Xét nghiệm viêm gan:

Trước hết làm xét nghiệm HBsAg

  • Nếu HBsAg âm tính chứng tỏ bệnh nhân không bị viêm gan B.
  • Nếu muốn biết sâu hơn là bệnh nhân đã bị phơi nhiễm viêm gan B hay chưa (vì các tài liệu gần đây cho thấy bệnh nhân phơi nhiễm vẫn có nguy cơ ung thư gan cao) thì làm them xét nghiệm Anti-HBc.
  • Nếu muốn biết bệnh nhân có miễn dịch với viêm gan B hay chưa thì làm xét nghiệm Anti-HBs:
  • Anti-HBs dương tính chứng tỏ bệnh nhân có miễn dịch với viêm gan B, không cần tiêm vaccine; Anti-HBs âm tính chứng tỏ bệnh nhân chưa có miễn dịch với viêm gan B, cần tiêm vaccine.
  • Nếu HBsAg dương tính: cần xét nghiệm xác chẩn lại! Sau khi đã khẳng định là HBsAg dương tính cần làm các xét nghiệm sinh hoá, huyết học để đánh giá chức năng gan.
  • Định lượng HBsAg chủ yếu để theo dõi điều trị. Xét nghiệm Anti-HBs có thể không làm nếu nồng độ HBsAg cao.

Cặp xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe có 4 khả năng:

  • HBeAg (+) và Anti-HBe (-): Virus đang nhân bản, viêm gan tiến triển, lây lan mạnh.
  • HBeAg (-) và Anti-HBe (+): Virus ngừng nhân bản, có miễn dịch một phần, khả năng lây lan giảm. Cũng có thể là thể đột biến hoang dại.
  • HBeAg (+) và Anti-HBe (+): KN và KT cân bằng hoặc do phức hợp miễn dịch, cần theo dõi thêm.
  • HBeAg (-) và Anti-HBe (-): Biến thể Pre-C hoặc giai đoạn cửa sổ của quá trình chuyển đảo huyết thanh.

Cặp xét nghiệm Anti-HBc và Anti-HBcIgM

  • Xác định bệnh nhân viêm gan cấp hay mạn tính.

Nguồn: Bệnh viện 108

Đọc toàn bộ bài viết