Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

1 năm trước 22

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không là một trong các mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Vậy dùng lá lốt chữa bệnh chàm như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Lợi ích của lá trầu không trong chữa bệnh chàm

Theo ghi chép của y học cổ truyền, lá trầu không là thảo dược có tính ấm, vị hơi nồng, có mùi thơm đặc trưng. Có công dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, sát trùng, diệt khuẩn.

Cách chữa chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quảLá trầu không được áp dụng trong điều trị các thể chàm, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, do bệnh lý gây ra

Lá trầu không thường lành tính, an toàn với sức khỏe, được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như nổi mề đay, mụn nhọt, các triệu chứng của bệnh chàm,…Dược liệu này có thể sử dụng cho người lớn và cả trẻ em.

Theo y học hiện đại, trong lá trầu không có chứa các hợp chất chống oxy hóa cao, có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, vị thuốc này còn có khả năng ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn có hại và các tế bào nấm.

Chính vì thế nên lá trầu không có thể đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước và sưng tấy do bệnh chàm gây ra. Bên cạnh đó, các vitamin và phenol có trong lá trầu không cũng có lợi trong quá trình phục hồi các tế bào da bị tổn thương do bệnh chàm. Đồng thời kích thích các tế bào mới phát triển, đẩy nhanh quá trình lành da.

Do các công dụng trên mà lá trầu không thường được áp dụng trong điều trị các thể chàm, giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, phục hồi các tổn thương do bệnh lý gây ra. Thảo dược này còn có thể áp dụng điều trị trên mọi vị trí da và hạn chế tối đa tình trạng kích ứng.

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian hiệu quả

Để chữa bệnh chàm hiệu quả, bạn cần thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số cách cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả, được nhiều người áp dụng.

Tắm nước lá trầu không chữa bệnh chàm

Các trường hợp khu vực da bị tổn thương lan rộng, bạn nên áp dụng tắm nước lá trầu không. Biện pháp này vừa có thể vệ sinh vùng da bị bệnh, lại vừa sát khuẩn, giảm viêm ngứa mà lại không mất nhiều thời gian.

Tắm nước lá trầu không chữa bệnh chàmCác trường hợp khu vực da bị tổn thương lan rộng, bạn nên áp dụng tắm nước lá trầu không

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 3 đến 4 nắm lá trầu không, mang đi rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Đun sôi nước, sau đó cho lá trầu không vào và đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
  • Pha nước trầu không với nước mát vừa đủ độ ấm để tắm.
  • Bạn có thể tận dụng bã lá trầu không để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm để cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
  • Áp dụng cách này mỗi tuần 2 lần để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Lưu ý:

  • Tránh pha nước lá trầu không quá đặc, vì có thể gây bỏng rát, sưng tấy, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh không nên cho thêm muối vào nước lá trầu không.

Sử dụng tinh dầu lá trầu không chữa chàm

Việc tận dụng tinh dầu của lá trầu không giúp chữa trị bệnh chàm hiệu quả hơn. Bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây.

Chuẩn bị

  • 30 gam lá trầu không tươi
  • Một ít muối hạt

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất.
  • Tiến hành vò nát lá trầu không đến khi tiết ra tinh dầu
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương thì thoa tinh dầu lên
  • Để yên khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước mát
  • Với phương pháp này, bạn nên áp dụng thực hiện mỗi ngày 1 lần để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất

Thoa nước lá trầu không giã nhuyễn

Với cách này, người bệnh nên thực hiện buổi tối, trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả cao.

Thoa nước lá trầu không giã nhuyễnSử dụng nước cốt lá trầu không thoa lên vùng da bị chàm từ 3 đến 5 lần mỗi tuần

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và ngâm với nước muối rồi để ráo.
  • Mang tất cả lá trầu không đi giã nhuyễn, cho thêm một ít muối hạt để tăng cường khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn.
  • Tiếp đến, lọc lấy nước cốt và bỏ bã lá trầu không.
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị, bạn có thể sử dụng tăm bông hoặc vải mềm thấm vào nước cốt và thoa lên da.
  • Để yên đến sáng hôm sau thì rửa sạch lại với nước mát.
  • Sử dụng nước cốt lá trầu không thoa lên vùng da bị chàm từ 3 đến 5 lần mỗi tuần, đến khi các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm hẳn.

Kết hợp lá trầu không với các vị thuốc khác

Việc kết hợp lá trầu không với một số loại thảo dược khác, giúp tăng cường khả năng sát khuẩn, làm mềm da, hỗ trợ kháng viêm hiệu quả. Người bệnh có thể kế hợp lá trầu không với các vị thuốc như mò trắng, ô liên rô, ích nhĩ tử.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị các thảo dược với tỷ lệ bằng nhau, mang đi rửa sạch rồi để ráo.
  • Cho tất cả các thảo dược vào nước đã đun sôi, đun tiếp tục từ 5 – 10 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước thuốc để nguội.
  • Sau khi rửa sạch vùng da bị bệnh thì tiến hành ngâm và rửa da nhẹ nhàng với nước thuốc.
  • Để khoảng 15 phút thì lau khô da lại bằng khăn sạch, lúc này bạn sẽ cảm nhận được cơn ngứa ngáy sẽ dịu lại, da trở nên mềm hơn.
  • Áp dụng thực hiện mỗi ngày 1 lần để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh chàm

Việc áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh chàm bằng lá trầu không thường đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi thực hiện phương pháp chữa này, tránh tự ý sử dụng lá trầu không điều trị vì có thể làm bệnh chuyển biến nặng hơn.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh chàmCác bài thuốc chữa bệnh chàm bằng lá trầu không chỉ áp dụng cho trường hợp không bị xuất hiện mụn nước và có vết thương hở

Bên cạnh đó, các cách điều trị bệnh chàm bằng lá trầu không chỉ được truyền miệng, được nhiều người áp dụng và có hiệu quả. Vẫn chưa được kiểm chứng khoa học. Do đó trong quá trình thực hiện, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng lá trầu không chỉ áp dụng cho trường hợp không bị xuất hiện mụn nước và có vết thương hở.
  • Lựa chọn lá trầu không có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sạch sẽ, không thuốc trừ sâu độc hại.
  • Việc áp dụng các thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh, bao gồm lá trầu không chữa chàm đều chỉ có tác dụng tạm thời, giảm các triệu chứng của bệnh chứ không thể kiểm soát bệnh tốt nhất. Do đó, người bệnh nên kết hợp các phương pháp điều trị để đạt kết quả tốt nhất.
  • Nên thực hiện các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng lá trầu không liên tục để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Nên rửa sạch lá trầu không và ngâm nước muối để loại bỏ các tạp chất có hại cho da và sức khỏe người bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc lá trầu không chữa bệnh chàm, nếu có các dấu hiệu kích ứng da, bạn nên ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.
  • Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tế bào bị tổn thương.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, chọn mặc các trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng dị ứng như hóa chất, mủ nhựa thực vật, xà phòng, kim loại,…

Trên đây là các cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không theo dân gian được áp dụng phổ biến. Các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào mức độ bệnh và cơ địa mà có hiệu quả nhanh hay chậm. Do đó, người bệnh chàm nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết