Ngăn ngừa mụn cóc và vết chai là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Cách điều trị của loại mụn này ra sao. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết chuyên gia chia sẻ, tư vấn nhé!
Mụn cóc và vết chai đều có đặc điểm chung là những mảng da cứng. Vì chúng có đặc điểm giống nhau như vậy nên đôi khi sẽ khó mà phân biệt được. Tuy nhiên, thực chất mụn cóc và vết chai lại rất khác nhau.
Dưới đây là cách phân biệt mụn thịt và mụn cóc cùng với một số biện pháp điều trị và ngăn ngừa cả hai.
Định nghĩa
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những nốt sần nhỏ có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là bàn tay, ngón tay và bàn chân.
Nguyên nhân gây mụn cóc là do virus u nhú ở người (HPV). Đây là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác cả qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.
Thông thường, mụn cóc không hình thành ngay sau khi bị nhiễm virus mà có thể phải sau vài tuần đến vài tháng, đôi khi lên đến nửa năm kể từ thời điểm phơi nhiễm thì mụn cóc mới xuất hiện.
Ngoài ra, không phải ai nhiễm HPV cũng đều bị mụn cóc. Ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì cơ thể sẽ có thể tự đào thải virus sau 1 – 2 năm.
Một số loại mụn cóc trông giống như vết chai, có kích thước nhỏ, có màu da và sờ vào thấy thô cứng. Tuy nhiên, đa phần thì mụn cóc nhô cao hẳn trên bề mặt da, sần sùi và đôi khi còn có chấm đen ở giữa.
Mụn cóc có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm và gây đau đớn nhưng vô hại và sẽ dần dần tự biến mất.
Vết chai
Vết chai là những vùng da dày, cứng hình thành do ma sát và áp lực liên tục ở một số vị trí nhất định trên cơ thể. Đó là lý do tại sao chúng thường xuất hiện ở ngón chân và bàn chân – những vị trí liên tục phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể.
Trong khi mụn cóc có vẻ ngoài sần sùi, nhô cao trên bề mặt da thì các vết chai thường chỉ hơi gồ lên so với vùng da xung quanh.
Một điểm khác biệt quan trọng nữa là vết chai không phải do virus gây ra và cũng không lây.
Vết chai thường hình thành ở bàn chân do thường xuyên bị cọ xát khi đi giày hoặc ở ngón tay do các công việc hàng ngày.
Phân biệt mụn thịt và mụn cóc giống - khác nhau như thế nào?
Mụn cóc và vết chai giống nhau ở chỗ:
- Có dạng những nốt sần nhỏ trên da
- Có thể xuất hiện trên bàn tay và bàn chân
- Cứng khi chạm vào, có thể còn đau
Mụn cóc và mụn thịt khác nhau ở chỗ:
Mụn cóc:
- có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể
- nhô cao, sần sùi
- có thể mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm với chấm màu đen
- do virus gây ra
Vết chai
- thường chỉ xuất hiện trên bàn chân hoặc bàn tay
- đa phần không nhô cao
- hình thành đơn lẻ
- do ma sát và áp lực trong thời gian dài gây ra
Cách điều trị mụn cóc
Mụn cóc có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có thể phải mất vài tháng đến vài năm thì mụn cóc mới biến mất hoàn toàn.
Để loại bỏ mụn cóc thì có thể sử dụng các loại thuốc bôi không kê đơn. Các loại thuốc này có tác dụng làm mềm và loại bỏ dần dần từng lớp da của mụn cóc.
Nếu đã dùng những sản phẩm này mà không hiệu quả thì sẽ cần đi khám để bác sĩ kê thuốc hoặc thực hiện các thủ thuật loại bỏ mụn cóc như:
- Liệu pháp áp lạnh: dùng nitơ lỏng để phá hủy mụn cóc
- Đốt bằng laser
- Đốt bằng điện
- Tiểu phẫu cắt mụn cóc
Cách xử lý vết chai
Để xử lý vết chai, điều đầu tiên là phải tránh ma sát và áp lực - nguyên nhân khiến da bị chai cứng. Để tránh bị chai chân thì cần đổi sang giày vừa vặn hơn, không quá chật và không quá rộng. Ngoài ra, hãy thử sử dụng miếng lót giày để êm chân hơn khi đi lại và hạn chế đi giày cao gót.
Các biện pháp xử lý gồm có ngâm chân trong nước ấm để làm mềm vết chai, sau đó dùng đá bọt chà nhẹ để loại bỏ đi phần da khô cứng.
Sau đó nên thoa kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng khô và bong tróc ở vết chai.
Nếu vết chai quá dày và không cải thiện khi đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà thì có thể đến bệnh viện để bác sĩ cắt bỏ vết chai.
Yếu tố nguy cơ
Bất kỳ ai cũng có thể bị mụn cóc hoặc vết chai nhưng một số người có nguy cơ cao hơn bình thường.
Vì mụn cóc là do virus gây ra nên những người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị vấn đề này. Mụn cóc thường xảy ra phổ biến nhất ở:
- Trẻ nhỏ
- Thanh thiếu niên
- Những người mắc các bệnh mãn tính làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS hay những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
Chai tay thường xảy ra ở những người phải cầm nắm dụng cụ hàng ngày. Chai chân thường xảy ra khi hay phải đi giày cao gót, giày không vừa hoặc có dị tật xương ở bàn chân, ví dụ như chứng vẹo ngón chân cái hay ngón chân khoằm. Điều này khiến các ngón chân cọ vào nhau hoặc cọ vào thành giày khi đi lại.
Ngăn ngừa mụn cóc và vết chai
Ngăn ngừa mụn cóc
Để ngăn ngừa mụn cóc thì phải tránh nhiễm HPV. Không đụng chạm vào mụn cóc và những u cục bất thường ở người khác. Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị mụn cóc, chẳng hạn như bấm móng tay hay khăn…
Nếu có mụn cóc thì không được cậy, chọc và cắn móng tay. Điều này sẽ làm lây lan virus sang các bộ phận khác của cơ thể. Cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chạm vào mụn cóc.
Ngăn ngừa bị chai
Để ngăn ngừa bị chai tay và chai chân thì nên mang găng tay khi phải cầm nắm dụng cụ lao động hàng ngày để giảm ma sát và đi giày vừa vặn, êm chân. Giày quá rộng và quá chật đều có thể gây chai chân.
>>> Xem thêm: Phân Biệt Mụn Thịt Và Mụn Cóc Sinh Dục Như Thế Nào?