Cẩn trọng dị ứng thời tiết điểm giao mùa

2 năm trước 27

Dị ứng thời tiết là như thế nào?

Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi hệ miễn dịch có phản ứng thái quá với các yếu tố của thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ phấn hoa, chất dị ứng trong không khí… Loại dị ứng này thường sẽ bùng phát mạnh chủ yếu vào giai đoạn giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột.

Những yếu tố kể trên đều là nguyên nhân trực tiếp kích thích phản ứng dị nguyên trong cơ thể và gây ra hàng loạt các triệu chứng lâm sàng khó chịu khác.

dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm và từng có tiền sử bệnh dị ứng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều nằm ở mức độ nhẹ nhưng cũng làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, công việc học tập và cả giấc ngủ… Bệnh có thể tự thuyên giảm nhưng cũng có khả năng trở thành bệnh mạn tính, kéo dài dai dẳng kể cả khi cố gắng điều trị tích cực.

Tùy theo thời gian khởi phát bệnh đến giai đoạn tiến triển mạnh, bệnh được chia thành 2 loại:

  • Dị ứng thời tiết cấp tính: Bệnh khởi phát và có dấu hiệu thuyên giảm dần đến khi hoàn toàn từ trong 24 giờ đến 6 tuần. Triệu chứng có thể bùng phát mạnh lúc phát bệnh, ồ ạt nhưng giảm nhanh kể cả không dùng đến các phương pháp điều trị.
  • Dị ứng thời tiết mạn tính: Kéo dài hơn 6 tuần, triệu chứng kéo dài dai dẳng, âm ỉ và ít bùng phát mạnh như cấp tính. Bên cạnh đó còn phát triển thêm nhiều vấn đề có cơ chế dị ứng liên quan đến viêm da cơ địa, hen phế quản, mề đay mạn tính, viêm mũi dị ứng…

Triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết

Thông thường bệnh chỉ sẽ có những biểu hiện ngoài da bao gồm:

  • Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp trên da khi tiếp xúc đột ngột với sự thay đổi nhiệt độ bất thường, đặc biệt là vùng cổ, bàn tay, bàn chân, mặt… điều này vô cùng khó chịu và làm phiền người mắc bệnh.
  • Da sưng rộp, tấy đỏ, phù nề và xung huyết.
  • Nổi mề đay cấp tính khắp cơ thể, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cần đến gặp bác sĩ gấp nếu như mề đây có đi kèm theo với các triệu chứng khác như chứng lơ mơ, khó thở, huyết áp tụt nhanh và đột ngột… những biểu hiện sốc phản vệ này cần phải được cấp cứu khẩn trương.

Dị ứng thời tiết

  • Bên cạnh đó, người mắc phải dị ứng thời tiết cũng gặp thêm những triệu chứng khác như viêm long đường hô hấp trên: viêm mũi, sổ mũi, mệt mỏi, hắt xì, kho khan, đau đầu…

Người bệnh nên làm gì khi bệnh bùng phát?

Tùy theo những biểu hiện dị ứng khác nhau, bạn có thể tìm cách chữa trị phù hợp. Có nhiều người dễ gặp dị ứng khi thời tiết thay đổi nhưng nhiều người lại không bị ảnh hưởng. Bệnh cũng có liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa của mỗi người nên khó có thể tìm cách khắc phục dứt điểm được. Một số người phải chịu đựng bệnh suốt 6 tuần, vô cùng khó chịu.

Có thể thấy, để chữa trị dứt điểm được dị ứng thời tiết là không dễ dàng, nhưng bạn vẫn có thể thực hiện theo những gợi ý sau đây để giảm thiểu tối đa các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn:

  • Linh hoạt bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi: Luôn giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, không mặc đồ quá nhiều lớp khi trời nắng nóng. Nên có những biện pháp giữ nhiệt độ phù hợp trong nhà.
  • Thường xuyên cập nhật dự báo thời tiết để chuẩn bị tốt hơn giúp cơ thể tránh khỏi việc thay đổi đột ngột gây ra dị ứng.
  • Ưu tiên lựa chọn quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi để giảm thiểu tình trạng dị ứng trở nặng hơn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống thêm nước ép trái cây, rau củ quả.
  • Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh nếu có tiền sử dị ứng thức ăn, dù bây giờ đã hết nhưng cũng nên hạn chế ăn những thức ăn từng gây ra dị ứng vào lúc này.

Dị ứng thời tiết

  • Tuyệt đối không được hút thuốc, dùng chất có cồn đặc biệt là khi trong thời gian mắc bệnh.
  • Đối với những người mắc viêm mũi dị ứng nên theo khẩu trang thường xuyên khi ra đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa, lông động vật…
  • Ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin C, sữa chua để tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Rèn luyện sức khỏe thường xuyên, tập thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Không nên điều chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp khi sử dụng điều hòa, chỉ nên dùng chênh lệch khoảng 1 – 2 độ so với thời tiết bên ngoài để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bạn cần ra ngoài.
  • Hạn chế làm việc nhiều dưới ánh nắng gay gắt hoặc trong thời tiết giá lạnh. Không nên đến những nơi có không khí ngột ngạt, ồn ào náo nhiệt.
  • Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và luôn dự trữ sẵn thuốc uống, thuốc bôi ngoài da trong người.
  • Không được tự ý điều trị tại nhà hay theo các phương pháp dân gian chưa được y học công nhận, ,tốt nhất nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện nặng của dị ứng thời tiết như nổi mề đay hoặc khi bệnh không thuyên giảm khi qua 6 tuần.
  • Người bệnh cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin B, B6, B12 để tránh đau đầu do dị ứng thời tiết.

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng dị ứng thời tiết vẫn không thuyên giảm, đặc biệt đã hơn 6 tuần thì bạn nên đến ngay các cơ thể y tế gần nhất để được chẩn đoán và đưa ra các phương án điều trị kịp thời, tránh những rủi ro không đáng.

Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc phải di ứng thời tiết, chỉ là ở mức độ nặng hay nhẹ. Vì thế mỗi người chúng ta đều nên trang bị cho bản thân các kiến thức cần có thể tăng cường phòng ngừa bệnh, khắc phục khi bị dị ứng, tránh những biến chứng nặng hơn.

Đọc toàn bộ bài viết