Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số người mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Các chuyên gia cho biết, nếu người trẻ mắc phải những sai lầm trong sinh hoạt, làm việc xương khớp có thể bị tổn thương và lão hóa sớm.
NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam ĐẶC TRỊ thoái hóa khớp lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam
Cảnh báo bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi
Thoái hóa khớp là tình trạng mô sụn bị bào mòn, dịch khớp giảm do quá trình tái tạo không theo kịp quá trình phân hủy mô sụn. Theo thời gian, lớp sụn trở nên mỏng và kém linh hoạt, khiến đầu xương ma sát mạnh mỗi khi hoạt động.
Vì nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là quá trình lão hóa nên đối tượng bệnh nhân thường tập trung ở những người từ 55 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh lý có xu hướng xuất hiện ở những người trẻ tuổi.
1. Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối ở người trẻ bao gồm:
Béo phì
Béo phì là yếu tố có mối quan hệ mật thiết với những vấn đề xương khớp. Trọng lượng cơ thể cao khiến khớp gối chịu áp lực lớn. Tình trạng này kéo dài khiến khớp giải phóng những enzyme gây hư hại sụn, khiến sụn bị bào mòn và rơi vào trạng thái lão hóa.
Hơn nữa, những người béo phì thường có hàm lượng mỡ thừa cao. Các chuyên khoa xương khớp cho rằng, mỡ thừa là nguyên nhân kích thích khớp viêm và sưng đau hơn.
Chấn thương
Chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất gây thoái hóa khớp gối ở người trẻ. Khớp gối phải vận động thường xuyên nên rất dễ va chạm với các tác nhân vật lý.
Chấn thương nặng nề nhưng không được điều trị là nguyên nhân khiến xương khớp suy yếu và dễ tổn thương. Tác động vật lý mạnh có thể khiến mao mạch xuất hiện cục máu đông cản trở quá trình lưu thông máu đến vị trí khớp gối. Nếu không phát hiện sớm, khớp sẽ không có đủ dưỡng chất và oxy để tái tạo tế bào xương và mô sụn.
Hơn nữa, chấn thương có thể khiến cơ bắp và dây chằng bị hư hại. Điều này khiến ổ khớp mất cân bằng và trở nên lỏng lẻo. Khi vận động ổ khớp có thể ma sát mạnh vào nhau và trực tiếp bào mòn mô sụn.
Lười vận động
Lười vận động là thực trạng chung của những người trẻ, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng. Thói quen này không chỉ làm giảm chức năng vận động mà còn khiến dịch nhầy của khớp giảm. Khi khớp vận động, cơ thể sẽ kích thích sụn tiết ra dịch nhầy để giảm ma sát và dễ vận động hơn. Tuy nhiên, nếu bạn ít vận động lượng dịch nhầy sẽ có xu hướng giảm mạnh.
Tình trạng khô khớp khiến xương ma sát mạnh vào nhau và vô tình phân hủy những tế bào sụn. Trong khi đó, cơ thể không có đủ dưỡng chất để tái tạo và phục hồi.
Chế độ dinh dưỡng
Khớp và sụn cần nhiều thành phần cần thiết để tổng hợp collagen và canxi. Nếu bạn không có một chế độ ăn cân bằng, cơ thể sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất và không đáp ứng được quá trình tái sinh tế bào xương và sụn. Dần dần những cơ quan này sẽ trở nên suy yếu và lão hóa sớm.
Những người trẻ thường có thói quen ăn uống bừa bãi, lựa chọn món ăn theo tiêu chí nhanh và tiện lợi. Hầu hết những thức ăn này đều được chế biến sẵn, chứa chất bảo quản, nhiều gia vị và dầu mỡ. Những loại thực phẩm này chứa nhiều năng lượng khiến cơ thể tăng cân nhưng lại không chứa những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp.
Chế độ sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt như thức khuya, ngủ không đủ giấc, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia,… là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ngay khi còn trẻ. Khi ngủ, cơ quan sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu bạn thức khuya hoặc không ngủ đủ giấc, quá trình tổng hợp canxi và dưỡng chất cho xương khớp có thể bị gián đoạn.
Hơn nữa, các nhà khoa học cho rằng, khói thuốc lá chứa nicotine làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể. Khi lượng canxi giảm, tế bào xương sẽ thưa dần khiến xương khớp suy yếu và dễ đau nhức.
2. Triệu chứng
Một số người bị thoái hóa khớp gối nhưng không nhận thấy những triệu chứng lâm sàng. Hầu hết các trường hợp này đều nằm ở giai đoạn đầu khi mức độ tổn thương ở khớp không quá nghiêm trọng.
Với những trường hợp nặng hơn, bạn có thể bị cứng khớp, đau nhức và sưng viêm ở khớp gối. Thỉnh thoảng bạn có thể nghe khớp phát ra âm thanh khi vận động.
3. Biến chứng
So với bệnh nhân có độ tuổi cao, thoái hóa khớp gối ở người trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn.
Người trẻ có mức độ vận động cao hơn người già, khi khớp bị tổn thương bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể hoạt động như trước. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn làm giảm hiệu suất làm việc.
Hầu hết người bệnh đều được điều trị bảo tồn để trì hoãn việc phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân trẻ tuổi có thời gian sống lâu hơn nên việc can thiệp ngoại khoa là điều không tránh khỏi.
Thông thường, điều trị ngoại khoa sẽ thực hiện thay thế khớp bị tổn thương bằng một bộ phận nhân tạo. Các khớp nhân tạo chỉ có tuổi thọ từ 10 – 20 năm, do đó bệnh nhân trẻ tuổi phải đối mặt với phẫu thuật thay khớp lần 2. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp phải những biến chứng của điều trị ngoại khoa sẽ cao hơn so với lần đầu.
Nhiều người trẻ có tình trạng chủ quan, lơ là dẫn đến việc không điều trị kịp thời. Nếu không điều trị sớm, khớp có thể bị biến dạng, chèn ép cơ bắp và các dây chằng xung quanh. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối là bại liệt – mất hoàn toàn khả năng vận động.
Điều trị thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi hiệu quả và an toàn với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Thoái hóa khớp gối không điều trị sẽ ngày càng nặng và biến chứng nghiêm trọng khi nhiều tuổi hơn. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng đau nhức, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm. Phương pháp Y học cổ truyền là cách mà nhiều người lựa chọn và khỏi bệnh.
Sau hơn 1 thập kỷ nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng Y học cổ truyền trong điều trị bệnh xương khớp, đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc kế thừa tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ truyền, nguyên tắc Y học cổ truyền, vận dụng kiến thức Y học hiện đại hiệu quả và phù hợp với người bệnh hiện nay.
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mang lại nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi như:
Điều trị thoái hóa khớp gối từ căn nguyên, chống tái phát: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc Quốc dược Phục cốt hoàn, Quốc dược Giải độc hoàn, Quốc dược Bổ thận hoàn điều trị thoái hóa cột sống theo nguyên tắc BẢO TỒN với cơ chế ĐA CHIỀU, tác động chuyên sâu và hoàn chỉnh.
- Điều trị tận gốc căn nguyên gây thoái hóa khớp gối, làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp, phòng chống các bệnh xương khớp trong tương lai khi nhiều tuổi hơn.
- Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp gối, chấm dứt tình trạng đau nhức, sưng cứng khớp khi vận động, cải thiện vận động.
- Tái tạo và phục hồi sụn khớp, sản sinh dịch nhầy sụn khớp, hạn chế sự cọ sát, va chạm giữa các đầu xương, bảo vệ sụn khớp và xương dưới sụn.
- Bổ thận, bổ can, bổ huyết, nuôi dưỡng xương khớp, bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng, chống tái phát đau.
Phối chế 58 vị thuốc Nam tốt bậc nhất cho xương khớp: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế 58 vị thuốc Nam có tác dụng tái tạo và phục hồi sụn khớp tốt. Nhiều bí dược của người bản địa lần đầu tiên được ứng dụng như: Kê huyết đằng rừng (thau pú lùa), các loại tầm gửi quý hiếm (phác kháo cài, phác mạy nghiến, phác mạy liến), rễ tào đông, thau pinh… cùng nhiều vị thuốc xương khớp nổi tiếng của Y học cổ truyền.
XEM NGAY: Quốc dược Phục cốt khang đặc trị bệnh thoái hóa khớp – Bước đột phá từ tinh hoa Y học dân tộc
Bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, tiện dụng: 100% dược liệu được sử dụng chuẩn sạch GACP-WHO được cung ứng từ Vietfarm và thuốc Nam từ rừng tự nhiên. Bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ. Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn thuốc dưới dạng cao đóng lọ thủy tinh tiện dụng, không phải đun sắc.
Hiệu quả cao, toàn diện và phù hợp với mọi người bệnh: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn và gia giảm theo thể trạng và mức độ thoái hóa khớp gối gặp phải. 95% người bệnh chấm dứt các triệu chứng đau nhức khớp gối sau 2-3 tháng dùng thuốc, không tái phát.
Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị Y học cổ truyền hàng đầu hiện nay. Đến với Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ đầu ngành trực tiếp thăm khám, tư vấn điều trị trực tiếp hoặc từ xa. Rất nhiều người bệnh phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị và dịch vụ y tế tại Trung tâm.
Tiến Sĩ Alok Điều Trị Thành Công Thoái Hóa Khớp Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc
[Phản Hồi Bệnh Nhân] Bác Trịnh Thị Xánh Điều Trị Khỏi Tràn Dịch Khớp Gối Và Thoái Hóa Khớp
XEM THÊM: Tổng hợp phản hồi bệnh nhân thoái hóa khớp về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang
Mời bạn đọc xem thêm thông tin bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua video sau:
GỌI NGAY HOTLINE/ ZALO 0987173258 – BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ
Sụn và xương khớp của người trẻ có độ tái tạo và phục hồi cao, vì thế bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh lý này.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ:
- Dành 15 – 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao. Nên lựa chọn những bộ môn có cường độ thích hợp nhằm cải thiện mô sụn và giảm nguy cơ thoái hóa. Tránh những bộ môn luyện tập nặng nề, mức độ luyện tập cao có thể khiến khớp gối bị chấn thương.
- Cần thăm khám và điều trị chấn thương dứt điểm. Tuyệt đối không được chủ quan và lơ là ngay cả khi khớp bị chấn thương phần mềm.
- Điều chỉnh cân nặng vừa phải, trọng lượng quá cao có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác như cao huyết áp, tim mạch, gout,…
- Thay đổi những thói quen không khoa học như ăn uống bừa bãi, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, stress,…Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho cơ thể như rau xanh, trái cây, cá, trứng, sữa,…
Thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp mãn tính và chưa thể điều trị dứt điểm. Do đó, bạn đọc cần nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này và có những biện pháp phòng ngừa kịp thời!
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ
Thông tin bạn nên biết:
- Các dấu hiệu giúp nhận biết chứng thoái hóa khớp gối đang tấn công
- Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng Đông y (Y học cổ truyền)
- Tôi đã khỏi hẳn thoái hóa khớp gối, thoải mái leo 6 tầng lầu mà không đau nhức nhờ cách này!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!