[Cập Nhật] Phác Đồ Điều Trị Viêm Da Tiết Bã Nhờn Mới Nhất

1 năm trước 19

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Cảm giác nhờn dính, ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ,… là những vấn đề thường xuyên gặp phải ở những bệnh nhân mắc viêm da tiết bã nhờn. Áp dụng phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn đúng cách là giải pháp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

ĐỌC NGAY: HÉ LỘ bài thuốc “VÀNG” đánh bật viêm da tiết bã TỪ GỐC, không còn ngứa ngáy ban rát da

Sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang, tình trạng viêm da tiết bã ở mặt của người nhân viên giao hàng Nguyễn Đỗ Đức Sang (22 tuổi, ở Tân Bình) đã thuyên giảm đến 95%, không còn ngứa ngáy khó chịu như trước.

Phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn

1. Đại cương về viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic Dermatitis) là một trong những bệnh ngoài da khó điều trị, dễ tái phát, thường có xu hướng mạn tính. Những trường hợp viêm da tiết bã nhờn có thể gặp phải ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh xảy ra chủ yếu tại những vùng da có nhiều nang lông, vùng da có tuyến bã nhờn, những vị trí có nếp gấp trên da. Đôi khi viêm da tiết bã cũng xuất hiện rải rác trên vùng mặt, hai bên cánh mũi, trên thân mình.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm da tiết bã

Có khá nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến viêm da tiết bã trong sinh hoạt, đời sống. Trong đó, có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Bệnh nhân có các rối loạn về tăng tiết bã nhờn trên da.
  • Một số bất thường về thành phần chất bã dưới da.
  • Ảnh hưởng của các loại vi nấm như Malassezia Furfur.
  • Yếu tố căng thẳng, stress cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề ngoài da.
  • Những trường hợp sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc an thần, cimetidine, methyldopa,… cũng có tỉ lệ xuất hiện các rối loạn ngoài da cao hơn mức bình thường.
  • Các thói quen chăm sóc, bảo vệ da không đúng cách, tiếp xúc thường xuyên với những chất bẩn, môi trường ô nhiễm,…
viêm da tiết bã dễ tái phátViêm da tiết bã là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát, tiến triển thành mạn tính

Chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn thường được chẩn đoán dựa trên yếu tố dịch tễ học và các dấu hiệu lâm sàng của những nhóm bệnh nhân khác nhau. Những yếu tố quan trọng trong chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn gồm có:

1. Dịch tễ học

  • Viêm da tiết bã nhờn phổ biến ở hai nhóm tuổi: trẻ em trong khoảng 3 tháng đầu, người trường thành trong độ tuổi từ 40 – 70 tuổi. Bệnh nhân ngoài 70 tuổi rất hiếm gặp viêm da tiết bã nhờn.
  • Tỷ lệ mắc viêm da tiết bã nhờn thường chiếm tỉ lệ từ 3% – 5% dân số.
  • Nam giới thường có tỉ lệ mắc viêm da tiết bã nhiều hơn so với nữ giới.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh AIDS còn có thể dẫn đến bệnh viêm da tiết bã với tỉ lệ khoảng 85%.

2. Lâm sàng

Bệnh nhân có các dấu hiệu điển hình như:

  • Ngứa ngáy âm ỉ và lan rộng, dấu hiệu bệnh khởi phát từ từ.
  • Bệnh nhân xuất hiện các mảng hồng ban, đôi khi hơi vàng.
  • Những vùng da mắc viêm da tiết bã thường là da đầu, vùng da quanh gốc mũi, nếp sau tai, những vùng da có nhiều lông, râu, tóc,… Đôi khi thương tổn có thể lan đến những vị trí như lưng, bụng.
viêm da tiết bã nhờn ở râu, tócNhững vùng da có tuyến bã, vùng da rậm lông nhiều râu, tóc,… dễ xuất hiện tình trạng viêm da tiết bã

Các dạng thương tổn do viêm da tiết bã nhờn cũng rất đa dạng, bao gồm:

  • Dạng vảy gàu (Pityriasis capitis): thường gặp nhiều ở bệnh nhân viêm da tiết bã trên da đầu. Người bệnh thường bị ngứa da đầu, có các dấu hiệu đóng vảy gàu trên bề mặt da.
  • Dạng viêm da tiết bã mí mắt: bệnh nhân nổi hồng ban ở bờ mi mắt, rỉ dịch tiết, đóng vảy bờ mi. Ở một số trường hợp có thể kèm theo viêm kết mạc.
  • Viêm da tiết bã dẫn đến viêm nang lông (malassezia) có thể dẫn đến sẩn đỏ nang lông, ngứa ngáy, nổi mủ, rỉ dịch tiết tại những vùng da có tuyến bã.
  • Ở trẻ em, thương tổn có thể ở dạng mảng khô, gàu dính trên da đầu.

Ngoài những chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ còn có thể thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt để tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như bệnh vảy nến, nấm ngoài da, bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, erythrasma, trứng cá đỏ,…

Bạn đang gặp những triệu chứng nào?

CHIA SẺ NGAY NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Điều trị viêm da tiết bã nhờn

Để điều trị viêm da tiết bã nhờn, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị và thực hiện điều trị theo hướng dẫn và phác đồ riêng của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiết bã nhờn bao gồm:

1. Nhóm thuốc kháng nấm

Thuốc kháng nấm là nhóm thuốc có tác dụng làm sạch vùng da bị thương tổn, ngăn ngừa vi nấm phát sinh trên bề mặt da. Vùng da của bệnh nhân viêm da tiết bã nhờn thường dễ nhiễm phải các loại vi nấm do đặc trưng vùng da này thường xuyên ẩm ướt, nhiều chất nhờn.

Khi điều trị bằng các nhóm thuốc kháng nấm, bệnh nhân thường được chỉ định một số loại bao gồm:

  • Nhóm thuốc Ketoconazole 2% dạng kem bôi ngoài da, dạng dầu gội, dạng gel,… Tùy theo những vùng da mắc bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc phù hợp.
  • Với dầu gội chứa Ketoconazole dùng với liều từ 2 lần / tuần cho đến khi da sạch các triệu chứng. Tiếp tục điều trị duy trì các triệu chứng viêm da tiết bã 1 lần / tuần hoặc 1 lần / 2 tuần để viêm da tiết bã hết hẳn các triệu chứng.
  • Đối với các loại thuốc khác chứa Ketoconazole dùng ngoài da như kem bôi, thuốc mỡ, sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi hết sạch thương tổn, bã nhờn. Điều trị duy trì tiếp tục từ 1 – 2 lần / tuần để viêm da tiết bã hết hẳn, không tái phát trở lại.

Ngoài Ketoconazole, bệnh nhân còn có thể được chỉ định điều trị bằng một số chế phẩm chống nấm như kẽm pyrithione, selenium sulphide, dung dịch terbbinafine 1%,… Trong thời gian điều trị bằng các loại thuốc chống nấm, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như viêm da tiếp xúc kích ứng, các triệu chứng ngứa ngoài da, có cảm giác bỏng rát trên bề mặt da.

2. Nhóm thuốc Corticosteroids

Corticosteroids là nhóm thuốc có nhiều mức độ hoạt lực khác nhau. Tùy theo tình trạng thương tổn của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc thuộc nhóm này để đạt được kết quả tốt nhất như:

  • Điều trị bằng Hydrocortisone 1% dạng kem, sử dụng trên những vị trí viêm da tiết bã từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Điều trị bằng Betamethasone dipropionate 0,05% dạng lotion, dùng trên da với liều từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Chỉ định Clobetasol 17-butyrate 0,05% dạng kem bôi, sử dụng với liều 1 – 2 lần mỗi ngày trên vị trí viêm da tiết bã.
  • Chỉ định Desonide 0,05% dạng lotion dùng trên da đầu và những vùng da bị viêm, tiết bã với liều từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Khi sử dụng các chế phẩm thuộc nhóm Corticosteroids trên da, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như ngứa ngáy, dị ứng, rậm lông, teo da,… đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.

Các thuốc corticoid bôi ngoài da dù hàm lượng thấp, nhẹ, nhưng nếu lạm dụng vẫn có khả năng thấm vào máu gây tác dụng toàn thân, gây biến chứng khó lường. ĐỪNG CHỦ QUAN!

3. Nhóm thuốc ức chế Calcineurin

Đối với nhóm thuốc ức chế Calcineurin có 2 hoạt chất phổ biến thường được sử dụng là Pimecrolimus, Tacrolimus. Liều dùng thông thường của hai loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc Pimecrolimus 1% dạng kem bôi, sử dụng với liều dùng từ 1 – 2 lần mỗi ngày tại da đầu và những vùng da bị viêm da tiết bã.
  • Thuốc Tacrolimus 0,03% và 0,1% dạng thuốc mỡ, sử dụng với liều dùng 1 – 2 lần mỗi ngày tại da đầu và các vị trí viêm da tiết bã khác.

Khi sử dụng nhóm thuốc ức chế Calcineurin có thể gặp một số phản ứng quá mẫn, dị ứng tại chỗ.

4. Một số nhóm thuốc khác

Bên cạnh một số loại thuốc kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị phối hợp với một số loại thuốc khác bao gồm:

  • Selenium Sulíide 2,5% dạng dầu gội, sử dụng 2 lần mỗi tuần.
  • Zinc Pyrithione 1% dạng dầu gội, sử dụng trên da đầu hoặc những vị trí viêm da tiết bã khác.

Khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng tại chỗ, dị ứng và các phản ứng không mong muốn.

*Lưu ý:

  • Điều trị viêm da tiết bã thường tiến triển kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tháng.
  • Khi sử dụng các loại thuốc điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc, ngưng thuốc, đổi thuốc tùy tiện vì có thể ảnh hưởng xấu đến tiến độ điều trị bệnh.
thuốc điều trị viêm da tiết bã nhờnCác loại thuốc điều trị viêm da tiết bã nhờn cần có chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất

5. Điều trị viêm da tiết bã bằng thảo dược Đông y

Bên cạnh phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp Đông y để ngăn chặn căn bệnh viêm da tiết bã một cách hiệu quả và an toàn.

Phương pháp Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc, do đó mang lại hiệu quả lâu dài và giúp phòng ngừa tái phát. Bên cạnh đó, Y học cổ truyền phối kết hợp nhiều thảo dược tự nhiên, được nghiên cứu kỹ lưỡng với tỉ lệ thành phần chuẩn xác. Nhờ đó đảm bảo tính an toàn cao, không gây lo ngại về các tác dụng phụ nguy hiểm.

Một trong những bài thuốc Đông y hàng đầu trong điều trị viêm da tiết bã là Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc là kết quả đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 lựa chọn giới thiệu trên sóng truyền hình.

Cụ thể, trong số phát sóng ngày 16/11/2019 với chủ đề “Đẩy lùi viêm da tự miễn bằng thảo dược Đông y”, chương trình đánh giá cao tính hiệu quả, an toàn của bài thuốc. Đồng thời nhận định tính phù hợp của Thanh bì Dưỡng can thang với xu hướng trị bệnh hiện thời.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bằng việc kế thừa trọn vẹn kinh nghiệm trị bệnh của các bậc danh y thời xưa, nhuần nhuyễn y lý của YHCT,  thông qua nhiều bài thuốc cổ phương và ứng dụng tiến bộ Y học hiện đại, các chuyên gia đã lần đầu tiên tạo ra bài thuốc có sự kết hợp 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA. Nhờ đó tạo nên phác đồ điều trị viêm da tiết bã hoàn chỉnh và toàn diện nhất.

Thanh bì Dưỡng can thang tuân thủ chặt chẽ biện chứng luận trị của Đông y, chú trọng tác động vào căn nguyên gốc rễ gây ra tình trạng viêm da tiết bã, đó là sự xâm nhập của các yếu tố ngoại tà như phong, thấp, nhiệt vào cơ thể, gây ra rối loạn điều hòa, khiến chức năng các tạng phủ, đặc biệt là can, thận hoạt động không trơn tru, dẫn tới tăng tiết bã nhờn gây ra bệnh. 

  • Bài thuốc uống sẽ khắc chế hiệu quả những căn nguyên gây bệnh bằng cách sử dụng nhiều vị thuốc quý có công dụng khu phong, thanh nhiệt, trừ thấp, ổn định cơ địa, cân bằng nội tiết, hỗ trợ chức năng can, thận.
  • Đồng thời, bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi làm nhiệm vụ xử lý triệu chứng bên ngoài da bằng cách phối kết hợp các dược liệu có tính sát khuẩn, chống viêm mạnh mẽ giúp loại bỏ tình trạng khó chịu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các dược liệu có khả năng dưỡng da, cấp ẩm cũng được bổ sung nhằm kích thích tái tạo và phục hồi da. 

VTV2 GIỚI THIỆU: Bài thuốc Đông y NỔI DANH đánh bay viêm da tiết bã hiệu quả ngay LIỆU TRÌNH ĐẦU

3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Thành phần bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang gồm 30 dược liệu được các chuyên gia chọn lọc kỹ lưỡng, thử nghiệm lâm sàng gắt gao để tìm ra công thức phối hợp hoàn hảo và chuẩn xác nhất. Nguồn dược liệu dùng để bào chế bài thuốc chuẩn sạch GACP-WHO 100%, trong đó:

  • 80% do Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm – Đơn vị trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp cung ứng.
  • 20% còn lại được Trung tâm thu mua trực tiếp thu mua từ đồng bào bản địa nên chuẩn sạch tự nhiên, dồi dào dược chất.

Từ đây, bài thuốc đảm bảo AN TOÀN – LÀNH TÍNH – ĐÁP ỨNG CƠ ĐỊA NHIỀU ĐỐI TƯỢNG. Đặc biệt, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang có thể linh hoạt gia giảm thành phần vị thuốc sao cho phù hợp nhất với thể trạng, cơ địa và mức độ bệnh riêng của từng người, mang đến hiệu quả điều trị cao.

Bài thuốc kết tinh những dược liệu chuẩn sạchBài thuốc kết tinh những dược liệu chuẩn sạch

Khảo sát trên các bệnh nhân từng điều trị viêm da tiết bã bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho kết quả ngạc nhiên với 95% bệnh nhân thành công sau liệu trình đầu, hạn chế tái phát sau thời gian dài. Số lượng bệnh nhân còn lại do chưa kiêng khem khoa học hoặc cơ địa chậm hấp thu dược chất nên cần thêm thời gian.

Hiệu quả xử lý viêm da tiết bã nhờn của bài thuốcHiệu quả xử lý viêm da tiết bã nhờn của bài thuốc

Anh Đỗ Đức Sang (TP. Hồ Chí Minh), một bệnh nhân viêm da tiết nặng từng điều trị bằng bài thuốc này chia sẻ: “Trước đây tôi bị viêm da tiết ở mặt khá nặng, tình trạng bệnh khiến da mặt tôi luôn trong tình trạng sưng đỏ, nóng rát, ngứa ngáy rất khó chịu. Vì bệnh phát ra ở mặt nên tôi vô cùng tự ti, ngại không muốn giao tiếp với ai. 

Vô tình biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc, tôi tới thăm khám và được điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Ngay sau tháng đầu tiên sử dụng bài thuốc các triệu chứng bệnh của tôi đã thuyên giảm đến 90%. Kiên trì điều trị thêm 2 tháng tôi đã hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.”

Phòng ngừa viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã nhờn là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát, tiến triển dai dẳng, do đó cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay cả sau khi điều trị khỏi. Một số biện pháp phòng ngừa viêm da tiết bã cần chú ý bao gồm:

  • Áp dụng các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da phù hợp để hạn chế tình trạng bệnh tái phát trở lại.
  • Nên sử dụng nước ấm khi vệ sinh, chăm sóc da, tránh dùng nước ấm vì có thể làm tăng tình trạng khô, ngứa da.
  • Bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, các loại củ quả tươi, bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố như hóa chất, đất, nước bẩn, lông động vật và một số yếu tố dị ứng khác.
  • Khi bị ngứa ngoài da không nên gãi vì có thể khiến cho da bị xây xát, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da.

Đọc toàn bộ bài viết