Chọc hút dịch màng bụng: Những điều cần biết

2 năm trước 22

Chọc hút dịch màng bụng là thủ thuật nhằm lấy dịch màng bụng giúp bác sĩ chẩn đoán xác định xem có dịch ở màng bụng không, hoặc cần lấy dịch để làm xét nghiệm. Ngoài ra thủ thuật còn hỗ trợ chọc tháo bớt dịch khi có nhiều dịch để thai nhi dễ thở.

1. Chọc hút dịch màng bụng là gì?

Chọc hút dịch màng bụng là một thủ thuật để lấy chất dịch đã thu thập trong bụng (dịch màng bụng). Sự tích tụ chất dịch này được gọi là cổ trướng. Cổ trướng có thể được xuất hiện bởi quá trình bệnh nhân bị nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc các tình trạng khác, chẳng hạn như xơ gan hoặc ung thư.

Chất dịch ổ bụng được lấy ra bằng cách sử dụng một cây kim dài và nhỏ xuyên qua thành bụng. Chất dịch này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của sự tích tụ chất dịch.

 Những điều cần biết

Chọc hút dịch màng bụng để đem đi chẩn đoán tình trạng bệnh

2. Những trường hợp được chỉ định chọc hút dịch màng bụng

Thủ thuật chọc hút dịch màng bụng được chỉ định khi:

  • Nghi ngờ bệnh nhân bị viêm phúc mạc hoặc chảy máu ổ bụng
  • Cổ chướng to gây khó thở cho bệnh nhi,từ đó chọc để tháo bớt dịch
  • Tìm nguyên nhân gây tích tụ chất dịch ở trong bụng
  • Để bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng dịch màng bụng
  • Kiểm tra một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư gan
  • Nhằm loại bỏ một lượng lớn chất dịch gây đau hoặc khó thở cho bệnh nhân hoặc ảnh hưởng đến việc hoạt động của thận hoặc ruột.
  • Kiểm tra tổn thương sau khi bệnh nhân bị chấn thương bụng.

Không có chống chỉ định tuyệt đối. Cân nhắc giữa lợi ích chọc dịch và các tai biến trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, chảy máu
  • Bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch: loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...
 Những điều cần biết

Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch cần cân nhắc khi tiến hành chọc hút dịch màng bụng

3. Quy trình thực hiện thủ thuật chọc hút dịch màng bụng

Thực hiện thuật thuật chọc hút dịch màng bụng bao gồm 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng viên để hỗ trợ.

Tiến hành:

  • Tư thế bệnh nhân: Yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân co
  • Xác định vị trí chọc kim (thường ở điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối từ rốn tới gai chậu trước bên T)
  • Sát trùng rộng vùng chọc kim bằng cồn Iod và cồn 700.
  • Trải khăn lỗ tại vùng chọc
  • Gây tê bằng Lidocain từng lớp tại điểm chọc kim: từ da, tổ chức dưới da, đến màng bụng thành.
  • Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành bụng. Khi kim vào tới khoang màng bụng sẽ có cảm giác sựt và nhẹ tay, hút thử kiểm tra và giữ cố định kim sát thành bụng.
  • Hút bằng bơm tiêm 50ml, đảm bảo nguyên tắc hút kín, ở lần hút đầu tiên lấy 30ml cho vào 3 ống nghiệm gửi ngay đến labo để xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi sinh vật. Mỗi lần hút không quá 2000ml. Nếu cần có thể hút lại lần II sau 24-48 giờ.
  • Kết thúc thủ thuật: Rút kim ra, sát khuẩn vùng chọc kim, phủ chỗ chọc bằng gạc vô khuẩn và dùng băng dính ép lại, cho bệnh nhân nằm nghỉ, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp.
 Những điều cần biết

Thực hiện thủ thuật chọc hút dịch màng bụng theo đúng quy trình

4. Một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện chọc hút dịch màng bụng

  • Dị ứng thuốc. Cần phải thử phản ứng thuốc tê trước khi làm thủ thuật.
  • Bệnh nhân bị choáng do lo sợ, cơ thể yếu, hoặc do phản xạ phó giao cảm. Tuỳ theo mức độ có thể xử lý bằng cách để bệnh nhân nằm đầu thấp, uống nước chè đường, thở Oxy, Depersolon 30mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng tráng Adrenalin tĩnh mạch, hoặc Dopamin và các can thiệp hồi sức tích cực khác.
  • Bội nhiễm gây mủ màng bụng. Cần thực hiện các bước hết sức vô trùng.
  • Một số tai biến khác như: Chọc nhầm vào các phủ tạng cũng có thể xảy ra.

Các bệnh nhân sẽ cần được theo dõi cẩn thận sau khi chọc hút dịch màng bụng và cần được hướng dẫn để nằm ngửa trên giường trong vài giờ sau khi thực hiện thủ thuật để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Nếu trong trường hợp bệnh nhân bị chảy dịch kéo dài, cần tiếp tục nghỉ ngơi tại giường và dùng băng áp lực ở vùng lấy máu để cầm.

Đọc toàn bộ bài viết