Nguyên nhân
- Nguyên nhân của hiện tượng trào ngược về đêm là do khi nằm ngủ, ở một số người, dịch dạ dày bài tiết nhiều hơn
- Có thể kết hợp thêm với rối loạn nhu động của dạ dày – thực quản khiến dịch vị dễ dàng bị đẩy lên thực quản gây ra phản ứng ho, đau rát, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Những tư thế nằm ngủ tốt
Tư thế nằm ngửa:
- Nằm ngửa là một tư thế ngủ tốt cho những người bị bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày.
- Nằm ngửa kèm gối cao đầu giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, hạn chế khả năng acid dạ dày hay thực phẩm không bị trào ngược.
- Những trường hợp bị trào ngược nặng về đêm, cách tốt nhất là kê 2 chân giường phía trên lên cao 25-30cm.
- Ngoài ra, nằm ngửa giúp cột sống được duỗi thẳng, giúp giảm đau từ các vết thương, vết đau, các chấn thương hoặc bệnh mãn tính đang có trên cơ thể.
Tư thế nằm nghiêng sang trái:
- Đây là tư thế được khuyên nên áp dụng đối với người gặp bệnh lý trào ngược dạ dày vì lúc này, dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí tự nhiên thấp hơn thực quản, giúp ngăn ngừa được sự trào ngược hiệu quả.
- Nằm nghiêng bên trái giúp quá trình vận chuyển chất thải từ ruột non vào ruột già thông qua van hồi manh tràng diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế các rối loạn của hệ tiêu hóa.
- Nằm nghiêng bên trái cũng góp phần hạn chế chứng trào ngược của acid dạ dày lên thực quản nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng.
- Bên cạnh đó, ngủ nghiêng bên trái còn có những lợi ích khác cho sức khỏe như giảm hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Từ đó cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả hơn.
Những tư thế nên tránh
- Bệnh nhân không nên nằm úp, nhất là đối với người bị thừa cân, béo phì, vì việc tạo áp lực lên dạ dày có thể đưa acid hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản.
- Hạn chế nằm nghiêng quay về bên phải, bởi tư thế này có nguy cơ làm tăng trào ngược dịch vị dạ dày, gây ra hiện tượng ợ nóng, ợ chua trong khi ngủ.
Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội