Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, nỗi lo “Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không?” luôn là mối quan tâm của rất nhiều người. Khi cơn đau bắt đầu từ lưng dưới của người bệnh và lan xuống qua chân, đôi khi là tới tận lòng bàn chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói dữ dội, yếu tê. Vì thế nếu có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, cơn đau thần kinh tọa có thể được cải thiện nhanh chóng.
Những điều cần biết về đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là chứng đau thắt lưng, kết hợp với cơn đau lan tỏa qua mông và xuống một chân. Cơn đau từ chân sẽ bắt đầu từ mặt đùi trong, sau đó làn xuống đầu gối, bắp chân và đi đến bàn chân. Yếu cơ bắp chân và đi khập khiễng có thể là một dấu hiệu của cơn đau thần kinh tọa.
Dấu hiệu
Đau thần kinh tọa khác với các dạng đau thắt lưng khác. Bởi trong khi đau, cơn đau thường bắt đầu ở lưng và di chuyển một chi dưới hoặc ngược lại. Cơn đau thường có cảm giác nhói như điện giật. Cơn đau cũng có thể mang lại cảm giác râm ran, châm chích ở một bên chân kể cả thức lẫn ngủ. Cơn đau sẽ nặng dần theo mức độ: hơi khó chịu đến không thể chịu được. Một số người bị đau ở một phần chân và tê ở một phần khác trên cùng một chân đó.
Đồng thời, đau thần kinh tọa thường tồi tệ hơn khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Thỉnh thoảng hắt hơi, ho, cười, đi vệ sinh đều có thể làm bệnh nhân cảm thấy cơn đau nhói nơi thần kinh tọa. Người bệnh cũng có thể nhận thấy dấu hiệu yếu đi ở một bên chân hoặc bàn chân cùng với cơn đau. Nghiêm trọng hơn là việc tê cứng, không thể di chuyển chúng.
Nguyên nhân
Bệnh đau thần kinh tọa xảy ra là do kích thích dây thần kinh tọa. Thông thường cơn đau thần kinh tọa bên trái hoặc phải sẽ đột ngột bắt đầu sau khi nâng vật nặng hoặc di chuyển nhanh. Những nguyên nhân được xác định gây đau thần kinh tọa là:
- Đĩa đệm thoát vị: nó sẽ gây áp lực lên dây thần kinh hoặc kích thích rễ thần kinh cột sống, dẫn đến các triệu chứng đau dây thần kinh tọa.
- Hẹp cột sống thắt lưng: ống tủy chứa tủy sống bị hẹp sẽ dẫn đến tình trạng đau thần kinh tọa ở hai bên lưng.
- Thoái hóa cột sống: khi tình trạng xương sống trượt về phía trước hoặc phía sau so với các đốt xương khác có thể dẫn đến áp lực lên dây thần kinh tọa.
- Hội chứng Piriformis: dây thần kinh tọa sẽ bị kẹt sâu bởi hội chứng piriformis (Hội chứng Cơ hình lê).Các triệu chứng của hội chứng này cũng khá tương tự như biểu hiện của đau thần kinh tọa.
- Viêm xương khớp, loãng xương: các tác động khác ảnh hưởng đến xương khớp sẽ làm tăng khả năng phát bệnh đau thần kinh tọa.
- Trường hợp khác: có đôi khi, đau thần kinh tọa là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn như: ung thư xương, đông máu, áp xe,…
Những yếu tố ảnh hưởng
Những yếu tố có thể góp phần làm trầm trọng thêm bệnh đau thần kinh tọa là:
- Tuổi tác
- Béo phì
- Đặc tính nghề nghiệp
- Lười vận động, thói quen sinh hoạt kém
- Mắc bệnh tiểu đường
Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không?
Điều trị đau thần kinh tọa thường bao gồm sự kết hợp của các biện pháp tự chăm sóc và điều trị y tế. Với tình trạng đau thần kinh tọa cấp tính, cơn đau có thể giảm bớt và biến mất khi đã được áp dụng đúng cách chăm sóc khoa học. Trong khi đó, đau thần kinh tọa mạn tính sẽ cần thêm các liệu trình điều trị chuyên môn và sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.
Như vậy, với thắc mắc: “đau thần kinh tọa có tự hết không?”, câu trả lời là: CÓ THỂ.
Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa cấp tính
Trước hết, người bệnh sẽ cần phải trải qua quá trình kiểm tra thể chất để kiểm tra sức mạnh và phản xạ cơ bắp. Người bệnh có thể được yêu cầu đi bằng ngón chân hoặc gót chân, ngồi xổm, nằm ngửa, nhấc chân,…
Kèm theo là thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để xác định chính xác hơn tình trạng của cơn đau. Các loại xét nghiệm có thể cần đến là: X-quang, MRI, chụp CT, EMG (điện cơ). Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân có các biện pháp chăm sóc và điều trị riêng biệt. Trong trường hợp đau dây thần kinh tọa bộc phát cấp tính mức độ nhẹ, nó có thể đáp ứng tốt với kế hoạch quản lý bệnh tại nhà.
Bạn có thể tham khảo một số giải pháp cơ bản này sau khi đã thảo luận với bác sĩ điều trị:
- Chườm lạnh: bạn có thể làm giảm nhanh cơn đau từ một túi lạnh đặt trên vùng đau khoảng 10-20 phút vài lần mỗi ngày. Sử dụng một chiếc túi đựng đá hoặc một gói đậu đông lạnh bọc trong khăn sạch để chườm lạnh.
- Chườm nóng: sau 2-3 ngày, bạn cần áp dụng nhiệt nóng cho các khu vực bị tổn thương. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng chuyên biệt, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi, khăn ngâm nước ấm để làm nóng vùng đau thần kinh tọa. Nếu bạn tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.
- Bài tập kéo dài cơ thắt lưng: các bài tập cho lưng có thể làm giảm bớt sự chèn ép của rễ thần kinh. Tránh các động tác quá mạnh, nhiều sức và cố gắng giữ căng trong ít nhất 30 giây. Bạn cũng có thể thử các bài tập yoga, dưỡng sinh hoặc bơi lội để cải thiện tình trạng bệnh.
- Thay đổi vị trí nằm: bạn có thể nằm ngửa trên bề mặt vững chắc (nệm cứng, đất bằng) và kê thêm một chiếc gối dưới đầu đối. Một tư thế khác được kiến nghị là nằm nghiêng một bên. Thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối nhằm giúp giữ lưng thẳng.
- Hạn chế: hạn chế các động tác ảnh hưởng nhiều đến thắt lưng và chân như: chạy, nhảy, mang vác vật nặng, leo trèo,…
- Phương pháp điều trị thay thế: nhiều người tin rằng các liệu pháp như xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu phục hồi chức năng thần kinh tọa mà không cần dùng thuốc.
- Gặp bác sĩ: không phải ai bị đau thần kinh tọa cũng cần được chăm sóc y tế. Tuy nhiên nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng và kéo dài hơn một tháng, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chăm sóc.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Đau thần kinh tọa nhẹ thường biến mất theo thời gian. Thế nhưng cần phải gọi cho bác sĩ nếu các biện pháp tự chăm sóc không làm giảm các triệu chứng của bạn hoặc nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn, trở nên tồi tệ dần dần. Chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:
- Bạn bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng, chân và tê hoặc yếu cơ ở chân
- Cơn đau sau một chấn thương dữ dội, như tai nạn giao thông
- Bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột hoặc bàng quang của bạn
ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.